Đã 6 đám giỗ và 2 lần rước, tiễn ông bà vào dịp Tết, ông Trạch phải bày cúng ngoài sân. Mặc dù ông Trạch đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại, kể cả đến cấp T.Ư nhưng sự việc vẫn chưa được xem xét, xử lý.

Vụ việc xảy ra vào tháng 8.2006. Vì tranh chấp đất đai giữa ông Trạch và bà Văn Thị Non (45 tuổi, ngụ ấp Chợ – Kinh Nước Mặn) chưa được chính quyền giải quyết xong, bà Non đón đánh ông Trạch ngoài chợ. Sau đó, 4 chị em bà Non kéo đến đập phá nhà cửa, các bàn thờ nhà ông Trạch.
Dù gia đình ông Trạch đã kêu cứu và sau đó có đơn tố cáo gửi chính quyền địa phương, nhưng không ai giải quyết. Ông Trạch để nguyên hiện trường với các bàn thờ đổ nát, ngổn ngang gạch đá, bằng “Tổ quốc ghi công” bị đập vỡ để làm bằng chứng đòi pháp luật giải quyết.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:   1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:   1900.0191

Chị em bà Non còn gây ra nhiều vụ hành hung khác trong ấp. Quá bức xúc, ông Nguyễn Quốc Thành, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ Cần Đước, đã 4 lần làm đơn gửi chính quyền địa phương, phản ánh tình trạng “côn đồ miệt vườn” và đề nghị làm rõ có hay không việc bao che.
Các cơ quan chức năng huyện Cần Đước đã tiến hành xác định giá trị tài sản của gia đình ông Trạch bị phá huỷ. Thế nhưng, ông Trạch không chấp nhận, vì ông cho rằng tài sản bị phá hỏng trị giá cao hơn nhiều so với giá trị bồi thường 481 ngàn đồng.
Vụ việc càng phức tạp khi gia đình bà Non lại xông vào nhà đánh đập ông Trạch, làm ông phải đi bệnh viện. Huyện Cần Đước phải thành lập 1 ban để giải quyết vụ việc.
Ông Nguyễn Ngọc Chánh – Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Đước, trưởng ban – cho biết, ông và các thành viên trong ban đã mời hai bên đến để đối thoại giải quyết vào tháng 3.2008. Theo ông Chánh, chuyện không lớn, nhưng cả hai bên đều cố chấp nên xảy ra sự cố. Ông đã giao chính quyền xã Long Hựu Đông tiếp tục giải quyết, còn giải quyết tới đâu thì ông không rõ.

Thế nhưng ông Đỗ Thành Cao, con trai ông Trạch, lại nói: “Chính quyền mời tôi lên, nhưng lại răn đe, bề trên, không giải quyết thỏa đáng mà chỉ vận động gia đình tôi thu dọn hiện trường. Tôi đề nghị tổ chức cuộc họp giải quyết có sự giám sát của HĐND tỉnh và các cơ quan báo chí, sau đó chính quyền quyết thế nào gia đình tôi cũng chịu”.
Như vậy là đã rõ, gia đình ông Trạch không tin tính khách quan trong giải quyết vụ việc của chính quyền huyện Cần Đước vì họ cho rằng có sự bao che nào đó. Họ yêu cầu có sự giám sát của cơ quan cấp trên và báo chí để giải quyết dứt điểm vụ việc. Thế nhưng yêu cầu đó dường như khó chấp nhận, nên các bàn thờ cứ ngổn ngang qua 3 cái tết.

SOURCE: BÁO LAO ĐỘNG – KỲ QUAN

Trích dẫn từ: http://thuvienphapluat.com

(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)