1. Quy định về trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định là trách nhiệm mà chủ thể phải:

1) Hành động phù hợp với những yêu cầu của pháp luật hành chính;

2) Chịu những hậu quả của việc không thực hiện hay thực hiện không đúng các nghĩa vụ của mình.

Trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ hành chính là nghĩa vụ của chủ thể phải gánh chịu những hậu quả của việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những yêu cầu của pháp luật hành chính, trở thành đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước và bằng hành động của mình đền bù thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra.

Trách nhiệm hành chính phát sinh do vi phạm nghĩa vụ có những đặc điểm sau:

1) Là loại trách nhiệm có tính phái sinh;

2) Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm trước Nhà nước;

3) Trách nhiệm hành chính do Nhà nước áp dụng thông qua cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền;

4) Trách nhiệm hành chính được xác định trên cơ sở quy phạm pháp luật hành chính;

5) Trách nhiệm hành chính có mức độ ít nghiêm khắc hơn so với trách nhiệm hinh sự.

Trách nhiệm pháp lí hành chính gồm khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc…

 

2. Các giai đoạn của thủ tục hành chính

Mọi thủ tục đều bao gồm nhiều hoạt động nối tiếp nhau. Các thủ tục khác nhau thì các hoạt động trong đó cũng khác nhau. Trong các thủ tục hành chính, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật có sự khác biệt đáng kể so với thủ tục giải quyết các công việc cụ thể và thủ tục này được đề cập đầy đủ trong chương “Quyết định hành chính”. Vì vậy, chương này chỉ xem xét thủ tục hành chính được dùng để giải quyết các công việc cụ thể. Thủ tục giải quyết các công việc cụ thể có thể chia thành các giai đoạn: Khởi xướng vụ việc; ra quyết định giải quyết vụ việc; thi hành quyết định; khiếu nại, giải quyết khiếu nại và xem xét lại quyết định đã ban hành.

 

3. Khởi xướng vụ việc trong thủ tục hành chính

Đây là giai đoạn khởi đầu của thủ tục hành chính. Hoạt động khởi xướng được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm theo. Mục đích các hoạt động trong giai đoạn này là khẳng định sự cần thiết phải tiến hành thủ tục, mục đích của các hoạt động ở giai đoạn sau là áp dụng thủ tục như thế nào để giải quyết vụ việc một cách đúng đắn nhất.

Ví dụ: Trong xử phạt vi phạm hành chính, hoạt động thu thập chứng cứ ở giai đoạn đầu nhằm xác định hành vi đã được thực hiện là hành vi vi phạm hành chính và không red vào các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính, không có tình tiết chuyển hoá vi phạm hành chính thành tội phạm; ở giai đoạn sau hoạt động này nhằm xác định hành vi vi phạm hành chính đó cụ thể là hành vi gì, tính chất, mức độ như thế liào, cần phải xử phạt ra sao.

Trong giai đoạn này cơ quan có thẩm quyền có thể phải áp dụng một số biện pháp cưỡng chế cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện thủ tục hay ngăn chặn khả năng gây hậu quả bất lợi, như tạm đình chỉ thi hành quyết định hành chính gây cản trở hoạt động thanh tra, tạm đình chỉ quyết định hành chính bị khiếu nại nếu việc thực hiện quyết định có thể gây hậu quả khó khắc phục, tạm giữ người, phương tiện vân tải được sử dụng để vi phạm hành chính…

 

4. Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của thủ tục hành chính. Chủ thể thực hiện thủ tục phải tiến hành các hòạt động như thu thập, nghiên cứu, đánh giá các thông tin liên quan đến vụ việc cần giải quyết, lựa chọn, áp dụng các quy phạm pháp luật. Các hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung qụyết định sẽ được ban hành. Trong giai đoạn này có những thời hạn khá nghiêm ngặt mà các chủ thể của thủ tục phải tuân theo. Sự vi phạm những thời hạn nhất định có thể làm chủ thể thủ tục mất quyền tiến hành những hoạt động tiếp theo và thủ tục.

 

5. Khiếu nại, giải quyết khiếu nại, xem xét lại quyết định đã ban hành

Các đối tượng có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp tới quyết định đã ban hành có quyền khiếu nại ngay khi quyết định mới được ban hành hoặc sau khi thi hành quyết định nhằm yêu cầu cơ quan nhà nước ‘có thẩm quyền xem xét lại quyết định khi họ cho rằng quyết định đó đã .xâm phạm quyền, lọi ích hợp pháp của họ. Bản thân cơ quan ban hàrih quyết định cũng có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục ngay cả khi không có khiếu nại. Tất nhiên không phải mọi quyết định giải quyết vụ việc đều bị khiếu nại, cho nên nhiều khi giai đoạn khiếu nại, giải quyết khiếu nại không xảy ra trên thực tế. Còn khi có khiếu nại thì việc khiếu nại lại làm phát sinh một thủ tục hành chính mới trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thụ lí vụ việc, xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại…

Quy định chung về khiếu nại hành chính

Trong lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, dưới các triều đại phong kiến trước đây cũng đã xuất hiện và tồn tại việc khiếu nại. Từ sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời đến nay, quyền khiếu nại đã trở thành quyền hiến định. Điều 29 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959 quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nhà nước. Những việc khiếu nại và tố cáo phải được giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi thường, Các Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp hiện hành (năm 1992, được sửa đổi bổ sung năm 2001) cũng đều ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định cụ thể việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cc quan, tổ chức.

Trên thực tế, quyền khiếu nại là quyền cơ bản luôn được Nhà nước tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể sử dụng quyền này để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như ngăn ngừa sự vi phạm từ phía các cơ quan và nhân viên nhà nước.

Ở khía cạnh khác, khiếu nại còn được coi là va rất quan trọng để xã hội giám sát các hoạt động – bộ máy nhà nước, đảm bảo tính pháp chế te hoạt động của các cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền.

Việc thực hiện quyền khiếu nại phải tuân thủ các quy định của pháp luật, một mặt không được cản trở cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại, mặt khác cũng không được lạm dụng quyển khiếu nại để vu khống đối với cá nhân, cơ quan, tả chức nhà nước.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khiếu nại được thực hiện bằng cách đề nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối Với cơ quan, tổ chức, cá nhân người có thẩm quyền về sự vi phạm hay cho là vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.

Ngoài cá nhân, cơ quan, tổ chức, chủ thể khiếu nại có thể là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước (từ Vụ trưởng trở xuống) trong trường hợp phản kháng quyết định kỉ luật do người có thẩm quyền quản lí cán bộ, công chức, viên chức ban hành.

Khiếu nại hành chính được phân biệt với khiếu nại trong lĩnh vực tư pháp bởi đối tượng của khiếu nại. Khiếu nại hành chính hướng tới các quyết định hành chính và hành vi hành chính còn khiếu nại tư pháp hướng tới các quyết định tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp. Đối tượng của khiếu nại hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước dưới các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc.

Hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại, tố cáo là hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân lao động trực tiếp tham gia vào quản lí nhà nước và quản lí xã hội. Nhà nước ta quy định quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo của công dân không chỉ ở Hiến pháp (Điều 30) mà còn quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ này trong hai đạo luật – Luật khiếu nại và Luật tố cáo (Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011).

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì “công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào trên các mặt của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, tư tưởng và pháp lí. Nhà nước bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất khẳng định địa vị pháp lí của công dân – chủ thể quan trọng nhất của xã hôi. Vì thế, việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định…”.

Ở đây, phải thống nhất trong nhận thức rằng công dân không chỉ có quyền khiếu nại, tố cáo mà họ còn có nghĩa vụ khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Từ việc thực hiện quyền các quy định trên đây có thể được coi là những nguyên tắc hết sức quan trọng trong hoạt động quản lí của cơ quan hành chính nhà nước nhằm giải quyết ngay từ đầu các mâu thuẫn, tranh chấp trong quan hệ hành chính. Chính qua quá trình tự kiểm tra, đánh giá mà các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cán bộ nhà nước có thẩm quyền phát hiện ra những quyết định hoặc hành vi trái pháp luật của mình, từ đó kịp thời có những biện pháp cụ thể, thích hợp để điều chỉnh hoặc sửa chữa các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính cho đúng pháp luật.

Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ chính trị – pháp lí của công dân. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân không tồn tại độc lập mà liên quan chặt chẽ vói các quyền tự do khác của công dân trong mối quan hệ tổng hoà của sự thống nhất các quyền và nghĩa vụ của công dân. Vì thế, việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân có vai trò to lớn trong việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tích cực vào việc tăng cường và bảo đảm pháp chế. Thông qua khiếu nại, tố cáo của công dân mà nhiều hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ được làm sáng tỏ, góp phần làm cho bộ máy nhà nước thêm trong sạch, củng cố lòng tíh của nhân dân lao động đối với Đảng và Nhà nước ta.

Bên cạnh việc đặt ra các quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước ta còn luôn chú ý xây dựng và ngày càng hoàn thiện các quy định bảo đảm cho công dân đủ điều kiện thực hiện quyền này. Những quy định đó nhấn mạnh:

– Mọi công dân có quyền khiếu nại và tố cáo.

– Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thông qua việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nhiều quyết định hành chính trái pháp luật đã bị tuyên huỷ, nhiều quyết định hành chính không còn phù hợp với thực tế hay đối tượng quản lí đã được chỉnh sửa, bổ sung. Cũng thông qua khiếu nại, phần lán các hành vi hành chính trái pháp luật đã bị phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời. Thông qua đó, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước có thẩm quyền cũng đã tự kiểm điểm và rút kinh nghiệm trong việc thực thi nhiêm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện công vụ ngày càng hiệu quả hơn.

Thông qua tố cáo và giải quyết tố cáo, nhiều vụ việc trái pháp luật đã được phát hiện, nhiều cơ quan, cán bộ công chức, viên chức đã bị xử lí kịp thời, đặc biệt nhiều vụ việc tham nhũng đã bị “đưa ra ánh sáng”, góp phần giáo dục ý thức pháp luật trong cộng đồng, củng cố và duy trì trật tự kỉ cương cho xã hội.

Tóm lại, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền hiến định vì vậy việc ngày càng hoàn thiện quyền này là yêu cầu tất yếu khách quan. Trong quản lí hành chính nhà nước, công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không những họ thực hành quyền dân chủ trực tiếp, tham gia thiết thực vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội mà thông qua đó còn là một bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong thực tế. Đồng thời đây cũng là cơ hội và điều kiện để công dân phát huy đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, tăng cường ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng Nhà nước, quản lí nhà nước và bảo đảm pháp chế, tăng cường mối quan hê giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

dụ, thủ tục đăng kí kết hôn, thủ tục đăng kí khai sinh, khai tử…

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)