>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục hỏi đáp của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được giải đáp như sau:

 

1. Phá thai ngoài ý muốn được hiểu như thế nào?

Đúng như tên gọi của nó, việc có thai ngoài ý muốn là việc xảy ra trong tình trạng cả hai người trong một mối quan hệ đều không muốn có em bé. Tuy nhiên khi sự việc đã xảy ra rồi, thì việc xử lý khủng hoảng tâm lý cũng như xem xét nên bỏ hay giữ lại thai là vấn đề làm người phụ nữ hết sức băn khoăn.

Việc phá thai được định nghĩa y học như thuật ngữ về một sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ hay lấy phôi hay thai nhi ra khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Ở người và các giống loài khác, một sự phá thai có thể xảy ra một cách tự nhiên vì biến chứng trong quá trình mang thai, hay do cố ý gây ra. 

Hiện nay, pháp luật có quy định về việc cấm phá thai vì lựa chọn giới tính thai nhi, theo phong tục cổ hủ “trọng nam khinh nữ” của dân tộc ta. Bởi vì hành vi này đã vi phạm bình đẳng giới, làm mất cân bằng giới tính; gây nhiều hệ lụy lâu dài làm xáo trộn sự ổn định của dân số xã hội.

– Quyền phá thai được pháp luật quy định như thế nào?

Từ rất lâu, theo quy định tại khoản 1 điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân số 21-LCT/HDDNN8 ngày 30/96/1989, đã xác định phụ nữ có quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng. Do đó, chỉ trong trường hợp có nguyện vọng, mong muốn và đồng ý thực hiện thủ thuật nạo, phá thai thì người phụ nữ mới được phá thai.

– Phụ nữ mang thai được phép nạo phá thai khi nào?

Theo quy định tại Phần 8 Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2020, việc nạo phá thai chỉ được thực hiện cho đến khi thai đủ 22 tuần tuổi.

Các phương pháp nạo phá thai được cho phép khi thai nhi từ tuần 13 đến hết 22 tuần, cụ thể như sau:

  • Phá thai bằng thuốc được áp dụng cho thai từ tuần thứ 14 đến hết 22 tuần ;
  • Phương pháp nong và gắp (không khuyến khích): sử dụng bơm hút chân không và kẹp gắp thai sau khi cổ tử cung đã được chuẩn bị bằng misoprostol được áp dụng cho thai từ tuần 13 đến hết 18 tuần.

Ngoài ra, không có văn bản nào cấm hoàn toàn việc nạo phá thai. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của người phụ nữ, bạn nên suy nghĩ kỹ khi đưa ra quyết định phá thai vì những hệ quả mà nó đem đến. 

– Ép người khác phá thai có thể bị xử phạt?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, phụ nữ được quyền nạo, phá thai theo nguyện vọng. Do đó, chỉ trong trường hợp có nguyện vọng nạo, phá thai thì người phụ nữ mới được phá thau. Đồng thời để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em, điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình cấm việc lựa chọn giới tính thai nhi.

Ngoài ra theo khoản 7 điều 40 Luật bình đẳng giới hiện nay cũng quy định như sau: Việc lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi là một trong những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế.

Như vậy, hiện nay, pháp luật chỉ quy định mọi hành vi phá thai để lựa chọn giới tính đều sẽ vi phạm pháp luật. Bởi vậy, không thể có quy định nào về việc ép người khác phá thai sẽ bị phạt tiền thế nào. Việc phá thai chỉ được thực hiện khi có sự cho phép và đồng ý của người đang mang thai và không phải vì lựa chọn giới tính thai nhi.

– Hành vi phá thai nào bị cấm theo quy định của pháp luật?

Như đã trình bày ở trên, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em, điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm việc lựa chọn giới tính thai nhi. Ngoài ra, khoản 7 điều 40 Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006 cũng quy định:

  • Việc lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi là một trong những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế.

Nói tóm lại, hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể nào về việc ép người khác phá thai là vi phạm pháp luật. Việc đưa ra quyết định phá thai chỉ được đến từ nguyện vọng của người phụ nữ và không phải vì lựa chọn giới tính thai nhi. Hành vi phá thai vì lựa chọn giới tính của thai nhi hoàn toàn là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

 

2. Biện pháp xử lý khi có hành vi ép người khác phá thai

Hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể nào về việc ép người khác phá thai nhưng phụ nữ chỉ được phá thai khi có nguyện vọng và phải không vì lựa chọn giới tính thai nhi. Mặc dù pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về việc ép người yêu phá thai sẽ bị xử phạt thế nào nhưng nếu việc ép phá thai này vì lý do lựa chọn giới tính thai nhi thì có thể bị xử phạt hành chính.

– Về xử phạt hành chính:

Căn cứ vào điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực dân số có nêu rõ về hành vi loại bỏ thai nhi do lý do lựa chọn giới tính thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

Ngoài ra, khoản 5 điều 12 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi bị xử phạt theo quy định tại Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

– Về xử lý hình sự:

Trong tình huống hành vi ép người khác phá thai vì lý do lựa chọn giới tính trở nên quá sức nặng nề như đe dọa dũng vũ lực, uy hiếp inh thần để ép buộc, dùng vũ lực để ép buộc mà xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh sự của bản thân thì bị ép buộc có thể truy tố trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi cưỡng ép theo điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội làm nhục người khác.

Ngoài ra, nếu như hành vi cưỡng ép người khác phá thai vì lý do lựa chọn giới tính của người này đã bị xử lý hành chính theo luật bình đẳng giới mà vẫn còn tái phạm thì có thể truy tố trách nhiệm hình sự theo điều 165 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội xâm phạm bình đảng giới.

Nạo phá thái trái phép có bị đi tù hay không?

Hiện nay, pháp luật Hình sự chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phá thai trái phép cho người khác. Không quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người mẹ phá thai.

Căn cứ vào quy định của pháp luật, xử phạt hình sự đối với người thực hiện phá thai trái phép cho người khác như sau:

+ Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể  61 % trở lên;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121 %;
  • Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Làm chết 02 người;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 122 % đến 200 %.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng

+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, hành vi nạo phá thai trái phép cho người khác có thể bị phạt tù đến 7 năm. Ngoài ra còn bị phạt tiền và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

 

3. Hậu quả của việc phá thai

– Một là, Vô sinh:

Hiện nay theo thống kê có khoảng 20% các ca điều trị vô sinh có nguyên nhân và tiền sử do phá thai. Đặc biệt là việc phá thai khi áp dụng những phương thức phá thai không an toàn có thể ngay từ lần đầu phá thai đã gây ra hậu quả vô sinh. Đa số việc vô sinh do phá thai chủ yếu là do người mang thai tự ý phá thai bằng các loại thuộc đông y hay các loại thảo dược dân gian, mẹo dân gian một cách sai làm hoặc các hình thức phá thai ngoại khoa được thực hiện tại các cơ sở phá thai chui, các cơ sở không hợp pháp cùng với đó là các điều kiện về vô trùng không được đảm bảo hay trình độ chuyên môn bác sĩ không cao.

Đồng thời việc phát hiện và phá thai muộn, thai đã to cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh. Tình trạnh này thường xảy ra ở các trẻ em ở độ tuổi vị thành niên vì không có những hiểu biết để nhận biết và phát hiện thai sớm. Vì bộ phận sinh dục nữ giới rất nhạy cảm, dễ dàng bị viêm nhiễm nếu chịu sự tác động từ bên ngoài trong quá trình phá thai, đối với những tổn thương sâu trong quá trình phá thai còn có thể gây nên các hiện tượng như dính buồng tử cung, thủng tử cung, tắc vòi trứng, … là nguyên nhân dẫn đến hệ quả vô sinh.

Ngoài ra, việc nạo phá thai không đúng cách và không an toàn còn dẫn đến nhiều căn bệnh khác đe dọa đến sức khỏe nữ giới như rong kinh, rối loạn nội tiết tố, đau bụng dữ dội, …

– Hai là, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ:

+ Hiện tượng viêm nhiễm sau khi phá thai: Trong quá trình nao hút thai, vệ sinh khi phá thai không đảm bảo là một trong những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh viêm vùng chậu cấp tính. Đây là sự lây lan nhiễm trùng các vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, các vi khuẩn yếm khí, tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục (như lậu cầu, Chalamydia trachomatis, Mtcoplasma, virus herpes). Từ việc bị việm nhiễm vùng chậu cấp tính sẽ gây ra các triệu chứng như là đau lưng, đau bụng dưới, tăng mùi hôi của tiết dịch âm đạo. trường hợp người mắc bệnh không điều trị triệt để thì sẽ rất dễ tái phát và có khả năng gây vô sinh.

+Sức khỏe lâu dài về sau bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ những căn bệnh mắc phải do việc nạo, hút thai thì sức khỏe của người mẹ cũng bị suy yếu và ảnh hưởng nhất là các trường hợp trẻ vị thành niên phá thai vì cơ thể vẫn chưa phát triển toàn hiện.

+ Dính buồng tử cung: Đây cũng là một trong những tình trạng xảy ra sau nạo, phá thai nhưng lại không xảy ra tức thì mà phải sau một khoảng thời gian. Dính buồng tử cung gây nên tình trạng lớp niêm mạc tử cung không dày lên trong quá trình chuẩn bị để phôi thai làm tổ vì vậy người mắc chứng bệnh này thường rất khó để có thai hoặc thai không phát triển, thông thường có khoảng 15 % người mắc bệnh này tự sảy thai do thai nhi không thể bám được vào thành tử cung.

– Ba là, Ảnh hưởng đến tâm lý: Việc nạo phá thai còn để lại những sang chấn tâm lý khôn lường, ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ, cụ thể như sau:

+ Bệnh trầm cảm: Nếu việc phá thai do bị bạn trai, chồng hoặc những người khác cưỡng ép thì việc ảnh hưởng tâm lý, trong đó có các biểu hiện của trầm cảm như chán nản, khí sắc trầm buồn, cảm xúc hối tiếc, hoang tưởng tự buộc tội, không giao tiếp với xã hội, … Theo thống kê có khoảng 5 – 30 % phụ nữ sau khi nạo phá thai có biểu hiện của những biểu hiện trên, đồng thời những biểu hiện đó còn gây ra nguy cơ tự sát.

+ Rối loạn về tâm lý: Hiện nay những trẻ vị thành niên bị sang chấn tâm lý kèm theo đó là có biểu hiện suy nhược tinh thần sau khi thực hiện việc phá thai ngày càng nhiều, nhất là những trường hợp bị cưỡng ép do không nhận được ủng hộ của gia đình và người bạn trai. Nạo phá thai khiến nữ giới bị tổn thương về tinh thần, ám ảnh tâm lý nặng nề vì các cảm giác hoang mang, hoảng loạn, day dứt và tội lỗi. Đồng thời nếu việc này bị lộ ra ngoài thì việc bị người khác miệt thị hoặc bị tỏ thái độ chỉ trích nặng nề cũng khiến cho những người phá thai rơi vào trạng thái lo sợ, tự ti, ngại trao đổi và dần dần hình thành tâm trạng trầm uất, tự kỷ, … Thậm chí có nhiều người không chịu nổi sự đàm tiếu của dư luận gây nên việc tâm lý phát triển lệch lạc hoặc có thể dẫn đến việc mắc các bệnh tâm thần. Ngoài ra có nhiều phụ nữ tiến hành việc phá thai khi chưa suy nghĩ kỹ hoặc do những điều kiện khách quan không cho phép như đang đi học, bị lạm dụng tình dục, do thiếu hiểu biết về giới tính … cũng gây ra những áp lực tâm lý nặng nề sau này.

Vì vậy, trước khi phá thai, bạn nên tâm sự với người bạn trai, với chồng và gia đình để mọi người thông cảm và cùng đưa ra một hướng giải quyết phù hợp. Đồng thời sau khi phá thai bạn nên đợi ít nhất một tháng để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi rồi mới bắt đầu quan hệ tình dục trở lại.

– Bốn là, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội: Việc nạo phá thai vẫn luôn là một trong những hành vi bị xã hội lên án gay gắt bởi vì hậu quả của nó gây ra rất nhiều trường hợp do phá thai không an toàn mà phải gánh chịu những di chứng về sau, điển hình là việc người phụ nữ mất đi khả năng làm mẹ, gây ảnh hưởng đến khả năng duy trì nòi giống và sự phát triển, tiến bộ của cả xã hội. Các di chứng do phá thai không chỉ ảnh hưởng đến người phụ nữ mà còn làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình, trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn do tình trạng nạo phá thai dẫn đến hệ quả là tình cảm vợ chồng dễ dẫn đến tình trạng rạn nứt, ngoài ra rất nhiều hệ lụy có thể xảy ra như: bạo lực gia đình, tha hóa về nhân phẩm và đạo đức, …

Như vậy ta có thể thấy các hậu quả do việc nạo phá thai về mặt sức khỏe và tinh thần là điều không thể tránh khỏi nhất là trong trường hợp bị cưỡng ép. Nếu bạn lo lắng về những tác hại của việc nạo, phá thai có thể ảnh hưởng đến lần mang thai trong tương lai của mình, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này.

Tóm lại, hiện tại theo pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về tội ép phá thai. Do đó, hành vi ép phá thai từ bạn trai không thể truy cứu trách nhiệm hình sự hay hành chính được. Việc phá thai hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người phụ nữ  có nguyện vọng hai không và không được phá thai vì lý do lựa chọn giới tính. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý, nếu bạn trai có những hành vi như đe dọa, đánh đập, giam giữ bạn hoặc ép buộc bạn phải đến cơ sở y tế để phá thai thì tùy vào từng mức độ, tính chất hành vi này sẽ bị truy cứu theo các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trên đây là bài viết tham khảo của công ty Luật LVN Group về trách nhiệm khi ép người yêu phá thai ngoài ý muốn, hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho quý khách hàng.

Mọi vướng mắc, không hiểu về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của công ty Luật LVN Group chúng tôi 1900.0191 để nhanh chóng nhận được sự giải đáp thắc mắc nhanh chóng, dễ hiểu đến từ đội ngữ Luật sư của LVN Group và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng. Trân trọng!