Tại Việt Nam, khoa thi đầu tiên được gọi là” Thị nho học Tam trường” được tổ chức vào thời vua Lý Nhân Tông. Đến triều Nguyễn thì vẫn tổ chức khoa thi nhưng không còn lấy danh hiệu Trạng nguyên nữa mà lấy danh hiệu là Đình nguyên. Để rõ hơn về bài viết này công ty Luật LVN Group sẽ gửi tới bạn đọc bài viết sau:

Giáo dục từ trước cho đến hiện tại là vô cùng quan trọng. Lĩnh vực này là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, dân tộc. Giáo dục được coi trọng không chỉ có thời đại 4.0 mà ta hãy nhìn lại từ thời phong kiến nó cũng rất được coi trọng. Biểu hiện là nhà nước phong kiến tổ chức rất nhiều kì thi để chọn ra những nhân tài giúp đất nước. Và chức vị cao nhất khi tham gia các kì thi đó chính là đỗ Trạng nguyên. Trạng nguyên là gì? Và vị Trạng nguyên đầu tiên ở Việt Nam là ai? Công ty Luật TNHH LVN Group sẽ gửi tới bạn đọc bài viết sau đây.

 

1. Trạng nguyên là gì?

Trạng nguyên là một danh hiệu học vị tiến sĩ của người đỗ thứ hạng cao nhất trong các khoa đình. Đây là khoa cuối cùng và khó nhất trong ba kỳ thi mà các thí sinh sẽ phải trải qua để lựa chọn người đỗ điểm cao nhất. Người đỗ Trạng nguyên( tiến sĩ) và tất cả người đỗ tiến sĩ đều sẽ phải vượt qua ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình. Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa lần lượt là các danh hiệu dành cho các vị trí nhất, nhìn, ba. Ở triều đại phong kiến Việt Nam, trạng nguyên là tước vị cao nhất thuộc ban cố vấn cấp cao cho các Hoàng đế Đại Việt.

 

2. Trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam là ai?

Đây là một câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi đối với mọi người, nhiều ý kiến cho rằng thời nhà Lý là thời mà tổ chức diễn ra trước những kỳ thi để chọn người có tài nhất. Và trạng nguyên đầu tiên sẽ thuộc về thời nhà Lý. Tuy nhiên, đến khoa thi thứ sáu vào thời đại nhà Trần mới bắt đầu đặt danh hiệu Trạng nguyên cho người đứng đầu bảng thi. Vì vậy, ông Nguyễn Quan Quang chính xác là Trạng nguyên đầu tiên của nước ta. Ông đỗ trạng nguyên vào khoa thi Bính Ngọ năm 1247. Ông là người con của xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc( nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Có tài liệu ghi chép thời nhà Trần, Nguyễn Quan Quang được coi là một danh thần. Ông được biết đến với nhiều giai thoại đỗ Tam nguyên và sứ giả Đại Việt đối đáp với tướng Mông Cổ. Dù gia đình khó khăn, nhưng vì là một con người ham học, thông minh, học một biết mười, nhanh chóng lầu kinh thông sử nên được thầy đồ rất coi trọng. Sau khi ra làm quan, gặp đúng lúc quân Mông Cổ tiến đến biên giới chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Vua Trần đã đề cửa Nguyễn Quan Quang sang thương nghị với tướng Mông Cổ. Bằng kiến thức uyên thâm của mình dã khiến tướng Mông Cổ khâm phục tài năng của mình. Chính vì vậy, viên tướng Mông Cổ phải hoãn binh, không dám tiến quân sang ngay. 

Cũng theo giai thoại, bằng tài năng của mình, trạng nguyện Nguyễn Quan Quang đã có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất( 1258). Những cống hiến trên, vua nhà Trần đã phong ông là Bộc xạ( tương đương Tể tướng). Thời làm quan, là một con người liêm khiết, chính trực nên ông rất được lòng con dân và các quan lại. Một con người có cả tài lẫn đức. Sau khi về già, ông cáo lão về quê hương, mở trường dạy học. Nơi Nguyễn Quan Quang dạy học sau được người dân quê Bắc Ninh dựng lên một ngôi chùa gọi là chùa Linh Khánh nhưng ngôi chùa không còn nữa nhưng vẫn còn một cây hương đá tạc bào năm 169. Ngoài ra ông được người dân lập đền trên núi Viềng, người dân ở đây thờ ông làm Thành Hoàng, vào 22 tháng Chạp hằng năm người dân tổ chức” Tế phong mã” để tưởng nhớ những công lao đóng góp to lớn của ông.

 

3. Một số Trạng nguyên qua các thời đại phong kiến Việt Nam

Nước ta có 46 vị Trạng nguyên qua các triều đại phong kiến Việt Nam, 48 bảng nhãn, 2462 vị tiến sĩ, 266 phó bảng. 

 

3.1. Một số trạng nguyên thời nhà Trần(9 vị)

– Nguyễn Quan Quang: đỗ trạng nguyên khoa Bính Ngọ(1247), ông quê Bắc Ninh( nhà Trần)

– Nguyễn Hiền: đỗ trạng nguyên khoa Đinh Mùi, ông quê Nam Định( nhà Trần)

– Trần Quốc Lặc: đỗ trạng nguyên khoa Bính Thìn(1256), ông quê Hải Dương( nhà Trần)

– Trần Cố: đỗ trạng nguyên khoa Bính Dần(1266), ông quê Quảng Bình( nhà Trần)……

 

3.2. Một số trạng nguyên thời nhà Lê Sơ (20 vị)

– Nguyễn Trực: đỗ trạng nguyên khoa Nhâm Tuất( 1442), ông quê Hà Tây nay thuộc Hà Nội

– Lương Thế Vinh: đỗ trạng nguyên khoa Quý Mùi( 1463), ông quê Nam Định

– Nguyễn Giản Thanh: đỗ trạng nguyên khoa Mậu Thìn(1508), ông quê Bắc Ninh

– Nguyễn Bỉnh Khiêm: đỗ trạng nguyên khoa Ất Mùi( 1535), ông quê Hải Phòng

 

3.3. Một số trạng nguyên thời Lê Trung Hưng (6 vị)

– Nguyễn Xuân Chính: đỗ trạng nguyên khoa Đinh Sửu( 1637), ông quê Bắc Ninh

– Nguyễn Quốc Trinh: đỗ trạng nguyên khoa Ký Hợi( 1659), ông quê Hà Nội

– Đặng Công Chất: đỗ trạng nguyên khoa Tân Sửu( 1661), ông quê Hà Nội

– Trịnh Tuệ: đỗ trạng nguyên khoa Bính Thìn( 1736), ông quê Thanh Hóa …

* Trạng nguyên đầu tiên của Trung Quốc là Tôn Phục Già năm 622, Trạng nguyên cuối cùng của Trung Quốc là Lưu Xuân Lâm năm 1904.

 

4. Nghi thức ban thưởng cho tân Trạng nguyên (tiến sĩ)

Sau khi triều thần hành lễ, Tự ban mang bảng vàng đứng tựa về phía đông. Xướng danh xong, tự ban dẫn các Tiến sĩ vào quỳ ở giữa ngự đạo. Quan lễ bộ sẽ đến giữa ngự đạo, quỳ xuống rồi đọc: Niên hiệu, năm, tháng, ngày, bọn chúng tôi phụng sắc cho đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ( trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) mấy người họ, tên, đệ tam giáp đổng tiến sĩ xuất thân mấy người, họ, tên. Sau khi đọc xong, phủ phục đứng dậy, lui ra đứng vào chỗ cũ. Quan lễ bộ cùng tự ban mang bảng vàng từ cửa bên tả sân rồng đi ra, trống và nhạc đi trước, các tiến sĩ đi theo sau, rước đến cửa nhà Thái học, vua, chúa về nội phủ. Các quan văn võ lần lượt lui ra. 

Ngay sau khi lễ xướng danh là nghi thức trao ban mũ, áo, đai cho các tân tiến sĩ. Tiếp đó là nghi thức ban yến ở bộ lễ. Cuối cùng các tân tiến sĩ sẽ lạy tạ. Trống chiên sẽ đánh rước các tân tiến sĩ về quê hướng để vinh quy bái tổ.

Trên đây là bài viết về các Trạng nguyên qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Xin trân trọng cảm ơn!