Luật sư tư vấn: Cảm ơn câu hỏi của chị, thay mặt Công ty Luật TNHH LVN Group tôi tư vấn như sau.
1. Quy định chung về quốc tịch
Quốc tịch gắn với một người kể từ khi người đó được sinh ra trừ một số trường hợp vì những lý do nhất định có thể có sự thay đổi quốc tịch.
Một người có quốc tịch có nghĩa họ là công dân của nước mà họ mang quốc tịch. Vì vậy, nhà nước phải có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình và ngược lại, công dân cũng phải có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.
Điều kiện, cách thức hưởng quốc tịch, mất quốc tịch, thay đổi quốc tịch do pháp luật của mỗi nước quy định. Sự khác nhau trong quy định của các nước về cách thức hưởng và mất quốc tịch là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người có nhiều quốc tịch và người không quốc tịch. Ở Việt Nam, ngày 28.6.1988 tại kì họp thứ ba Quốc hội Khoá VIII đã chính thức thông qua Luật quốc tịch Việt Nam. Lần đầu tiên ở nước ta có văn bản pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh các vấn đề về quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng, Luật quốc tịch 4988 đã bộc lộ một số hạn chế nhất định cần được khắc phục. Ngày 20.5.1998, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X, kì họp thứ 3 đã thông qua Luật quốc tịch mới. Luật này có hiệu lực từ ngày 01.01.1999 thay thế Luật quốc tịch 1988.
2. Định nghĩa quốc tịch
Quốc tịch là chế định cơ bản của Luật quốc tịchvề địa vị pháp lý của công dân, là tiền đề pháp lý bắt buộc để cá nhân có thể đuợc hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của nhà nước.
Nói đến quốc tịch là nói đến tư cách công dân của nhà nước độc lập, có chủ quyền. Nội dung quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý – chính trị giữa cá nhân cụ thể với chính quyền nhà nước nhất định. Xét về mặt nội dung, trong mỗi chế độ nhà nước khác nhau, quốc tịch có nội dung khác nhau. Nội dung quốc tịch phụ thuộc vào kiểu nhà nước và cơ sở kinh tế – xã hội đã quyết định kiểu nhà nước đó. Mỗi hình thái kinh tế – xã hội có một kiểu nhà nước, mỗi kiểu nhà nước lại có một nội dung mối quan hệ nhà nước – công dân tương ứng, thể hiện trình độ khác nhau. Quốc tịch là chế định pháp lý có tính chất tổng hợp, quy định mối quan hệ mọi mặt giữa cá nhân với nhà nước.
Quốc tịch thể hiện mối quan hệ có tính ổn định rất cao, bền vững về mặt thời gian. Mối quan hệ này không dễ dàng bị thay đổi mà chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt, với những điều kiện hết sức khắt khe. Đối với những người nước ngoài đã xin nhập quốc tịch của một nhà nước thì mối quan hệ này tồn tại dài hay ngắn là phụ thuộc vào thái độ của người đó đối với nhà nước mà họ mang quốc tịch (tích cực hay không tích cực).
Về mặt không gian, mối quan hệ này hoàn toàn không bị giới hạn. Khi đã là công dân của một nhà nước, người đó phải chịu sự chi phối và tác động mọi mặt bởi chính quyền nhà nước, dù người đó ở bất kì nơi nào, trong nước hay ở nước ngoài. Mặt khác, người đó luôn luôn được nhà nước bảo đảm cho hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ công dân đối với nhà nước. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan đặc biệt, một số quyền và nghĩa vụ tạm thời không thể lĩnh hội và thực hiện được ở một phạm vi nhất định.
Ví dụ: Khi sống ở nước ngoài, công dân không thể thực hiện được quyền bầu cử, quyền và nghĩa vụ tham gia quân đội… Như vậy, mối quan hệ giữa nhà nước và công dân không bị giới hạn về mặt không gian. Dù ở đâu đi chăng nữa, người mang quốc tịch của một nhà nước vẫn là công dân của nhà nước đó.
Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa về quốc tịch như sau:
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý – chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ốn định cao về mặt thời gian, không bị giới hạn về mặt không gian giữa cá nhân cụ thể với chính quyền nhà nước nhất định.
3. Tranh chấp dân sự là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có một khái niệm rõ ràng về tranh chấp dân sự. Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn,…
Khi phát sinh vấn đề cần giải quyết tranh chấp dân sự, các bên đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, ít tốn kém thời gian và tiền bạc. Vì vậy, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng. Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp dân sự: thương lượng, hòa giải, khởi kiện.
4. Phân loại thẩm quyền của Tòa án
4.1. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp
Việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án theo cấp chính là việc xác định xem đối với một vụ án dân sự cụ thể Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp được quy định tại Điều 35, 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án.
Theo đó, thẩm quyền của Tòa án cấp huyện hiện nay được quy định: (i) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 Bộ luật này; (ii) Tranh chấp về kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật này; (iii) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 Bộ luật này; (iiii) Những tranh chấp trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy tác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 35 “Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con,…”, trường hợp này xuất hiện yếu tố đương sự ở nước ngoài nhưng vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.
Theo Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo loại việc trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Có thể nhận thấy thẩm quyền của Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh được phân định rõ ràng, tránh tình trạng vượt cấp hay thụ lý nhầm.
4.2. Thẩm quyên của Tòa án theo loại việc
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại việc là tổng hợp các loại vụ việc về dân sự mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự (TTDS). Thẩm quyền về loại việc của Tòa án sẽ phân định với những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác.
Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 được xây dựng dựa trên Hiến pháp năm 2013 và theo đó nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được ghi nhận tại Điều 4 BLTTDS năm 2015. Đáng chú ý là sự bổ sung khoản 2 Điều luật này: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”, đây có thể nói là sự thay đổi quan trọng nhất của BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền tiếp cận công lý của người dân được thực hiện.
4.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
Về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành dựa trên cơ sở bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nhưng vẫn đảm bảo Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng của đương sự, là Tòa án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án. Về căn bản các quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điều 39 và Điều 40 BLTTDS năm 2015 đã kế thừa các quy định của BLTTDS trước đây.
5. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam:
Đây là một loại tranh chấp có tính chất đặc thù của một loại quan hệ về nhân thân. Đó là sự tranh chấp giữa hai bên về việc xác định quốc tịch của một chủ thể, thông thường là sự tranh chấp giữa cha và mẹ vể quốc tịch của người con còn vị thành niên. Khi giải quyết các tranh chấp về quốc tịch thì trưốc tiên phải căn cứ vào quy định của Điểu 14 và các điều luật tương ứng của Luật quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều 14 Luật quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:
1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;
2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;
3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này”.
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
Trên cơ sở yêu cầu của các bên đương sự Tòa án căn cứ vào các quy định của Luật quốc tịch năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã xác định quốc tịch cho đối tượng đang có tranh chấp, có yêu cầu vể xác định quốc tịch.
Cần chú ý là việc kết hôn, ly hôn, và hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam vối người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự, cũng như của con chưa thành niên của họ (Điều 9 Luật quốc tịch năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014).
Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người không có quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con (Điều 16 Luật quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014).
Đối với loại việc này khi ghi trích yếu trong bản án thì phải ghi là: Về việc tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.
Đốỉ với các trường hợp giữa các bên không có tranh chấp về quốc tịch Việt Nam mà các bên đều thống nhất đề nghị cơ quan nhà nước xem xét thay đổi quốc tịch (ví dụ anh A và chị B là vợ chồng, hai anh chị đã thỏa thuận anh A xin thôi quốc tịch Việt Nam, còn chị B xin nhập quốc tịch Việt Nam hoặc anh M và chị N là vợ chồng đểu thỏa thuận xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con) xin cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, mà thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước hoặc của uỷ ban nhân dân.
Như vây, trong trường hợp của chị, chị có quyền khởi kiện ra Tòa án Nhân dân cấp huyện để làm thủ tục ly hôn và yêu cầu Tòa xét xử yêu cầu về quốc tịch của con chị.