1. Khái niệm về tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra ương hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật.
Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được quy định trong Luật Thương mại năm 1997 (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế nàm 1994 và Nghị định số 116/1994/NĐ-CP chủ yếu liệt kê các tranh chấp được gọi là các tranh chấp kinh tế như tranh chấp về hợp đồng kinh tế, tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, thành viên công ty với nhau hoặc tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu…). Tại Điều 238 Luật Thương mại quy định: tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Theo đó, nội hàm hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 rất hẹp so với quan niệm quốc tế về thương mại. Hoạt động thương mại chỉ bao gồm ba nhóm: hoạt động mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại (Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005) Tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 đã loại bỏ rất nhiều tranh chấp mà xét về bản chất thì các tranh chấp đó có thể được coi là các tranh chấp thương mại, vì vậy đã dẫn đến các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật, giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, trong đó có cả những Công ước quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên (Công ước New York 1958) gây không ít những trở ngại, rắc rối trong thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập.
2. Khái niệm về ủy thác nhập khẩu
Ủy thác nhập khẩu là việc thuê ngoài (outsoursing) một đơn vị kinh doanh dịch vụ nhập khẩu để tổ chức và thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa cho bên mua. Hay nói cách khác, đây là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện.
Chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc, tại sao các công ty lại ủy thác cho một bên dịch vụ trung gian nhập hàng về mà mình không tự đứng ra nhập?
Mọi thứ đều có nguyên nhân của nó. Cũng giống những dịch vụ chuyên nghiệp khác như: dịch vụ thủ tục hải quan, giao nhận vận chuyển … mục đích là để phục vụ cho đối tượng cần dùng, và tồn tại hẳn là vì nó đem lại hiệu quả thiết thực.
Việc các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu là vì:
+ Cá nhân không có tư cách pháp nhân, nên không có chức năng nhập khẩu, không ký hợp đồng được với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó, muốn nhập khẩu hàng thì có thể ký hợp đồng ủy thác cho công ty dịch vụ xuất nhập khẩu để thực hiện việc nhập hàng.
+ Doanh nghiệp mới thành lập, chưa đàm phán được với người bán hàng nước ngoài, chưa rõ các quy trình và hình thức làm việc với hải quan cũng như quy trình nhập khẩu hàng hóa. Vì vậy thuê bên dịch vụ ủy thác nhập khẩu để làm mẫu trong thời gian đầu là một giải pháp an toàn, ít nhất là cho những lô hàng đầu tiên.
+ Doanh nghiệp có đầy đủ chức năng, nhưng có thể do mặt hàng mới, doanh nghiệp cảm thấy chưa đủ kinh nghiệm nhập (đặc biệt đối với các mặt hàng khó nhập khẩu vào Việt Nam, bị yêu cầu nhiều giấy tờ, thủ tục,… nên ưu tiên phương pháp thuê công ty dịch vụ ủy thác nhập khẩu làm vì họ có nhiều kinh nghiệm giải quyết mọi việc nhanh hơn.
+ Không tin tưởng người bán ở đầu nước ngoài, cần thuê công ty Forwarder có đại lý/hệ thống ở bên nước đó, để liên hệ, thay mặt kiểm tra hàng hóa thực bên trong, quá trình đóng hàng, kiểm chứng công ty của người bán không phải công ty ảo,…
3. Vụ việc tranh chấp
– Các bên:
+ Nguyên đơn: Văn phòng đại diện của công ty A (người bán)
+ Bị đơn: Hai doanh nghiệp Việt Nam (doanh nghiệp C và doanh nghiệp D)
– Các vấn để được để cập:
+ Nghĩa vụ trả tiền hàng trong hợp đồng nhập khẩu có liên quan đến uỷ thác nhập khẩu
+ Xác định căn cứ khởi kiện
– Tóm tắt vụ việc:
Công ty A nước ngoài ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp c Việt Nam. Doanh nghiệp c Việt Nam nhập uỷ thác hàng đó cho doanh nghiệp D Việt Nam. Hợp đồng quy định tiền thu được từ việc bán hàng cho khách hàng nội địa sẽ được sử dụng để thanh toán tiền hàng cho người bán.
Trên thực tế, doanh nghiệp c và D đã bán gần hết số lượng hàng nhập khẩu mà vẫn không thanh toán tiền cho công ty A nước ngoài. Để giải quyết việc này, Vàn phòng đại diện của công ty A nưốc ngoài đặt tại Việt Nam, doanh nghiệp c và doanh nghiệp D
Việt Nam ký Biên bản thoả thuận ba bên với nội dung sau:
Số tiền đã thu được sau khi bán hàng, doanh nghiệp C và doanh nghiệp D Việt Nam phải trả cho công ty A nước ngoài 10 lần trong vòng 10 tháng, mỗi tháng 35.466,00 USD bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 10 năm 1998.
Sô tiền hàng bán chịu sau khi thu hồi được từ khách hàng địa phương thì doanh nghiệp c và D Việt Nam phải chuyển trả ngay lập tức cho công ty A nước ngoài.
Trong trường hợp có vi phạm đối với Biên bản này, các bên có quyền kiện ra trọng tài Việt Nam.
Sau đó, do doanh nghiệp C và doanh nghiệp D tiếp tục không tuân thủ các nội dung của Biên bản ba bên, Văn phòng đại diện của công ty A nước ngoài đã khởi kiện ra trọng tài Việt Nam trên cơ sỗ Biên bản ba bên đòi doanh nghiệp c và doanh nghiệp D trả toàn bộ tiền hàng là 434.604,00 USD.
Doanh nghiệp Cgiải trình như sau:
Doanh nghiệp D là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu về các khoản nợ vối công ty A nưổc ngoài, còn doanh nghiệp c chỉ là nhà nhập khẩu, giúp làm thủ tục thanh toán đốì ngoại. Công ty A nước ngoài đã tham gia trực tiếp bán hàng trong nội địa Việt Nam cùng với doanh nghiệp D, doanh nghiệp c không tham gia bán hàng nên chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong vai trò của một nhà nhập khẩu uỷ thác.
Trong số tiền đòi nợ công ty A nước ngoài chưa trừ đi số tiền hàng đã bán nhưng chưa thu được là 47.368,00 USD và trị giá hàng tồn kho là 32.576,00 USD.
Doanh nghiệp D lập luận:
Giám đốc doanh nghiệp D bị khởi tố với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa đã bỏ trốn, tài sản của doanh nghiệp D đã bị cơ quan có thẩm quyền kê biên nên đề nghị trọng tài tạm hoãn giải quyết vụ kiện.
Nếu dựa vào hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với doanh nghiệp c thì doanh nghiệp D nhận thấy không có căn cứ để Giám đốc nhân danh doanh nghiệp D ký Biên bản thoả thuận.
Tại phiên họp xét xử của trọng tài, Trưởng văn phòng đại diện của công ty A nưốc ngoài đã xuất trình cho trọng tài Giấy uỷ quyền của công ty A, uỷ quyền cho ông giải quyết mọi vấn đề và yêu cầu trọng tài chấp nhận thẩm quyền của ông tại phiên họp.
4. Phán quyết của trọng tài:
4.1. Nghĩa vụ trả tiền hàng cho người bán:
Trên thực tế, doanh nghiệp Việt Nam D muốn nhập hàng của công ty A nước ngoài để bán trên thị trường Việt Nam, nhưng doanh nghiệp D khi đó không có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, cho nên đã uỷ thác nhập khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam C. Doanh nghiệp c đã ký hợp đồng nhập khẩu với công ty A nước ngoài.
Hàng về Việt Nam doanh nghiệp c đã nhận hàng và giao hàng đó cho doanh nghiệp D. Như vậy, công ty A nước ngoài đã thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng cho nên có quyền đòi doanh nghiệp c trả tiền hàng. Doanh nghiệp c là người trực tiếp ký hợp đồng nhập khẩu vối công ty A nên phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho công ty A. Còn doanh nghiệp D là người ký hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với doanh nghiệp c thì doanh nghiệp D phải trả tiền hàng cho doanh nghiệp c. Doanh nghiệp D không có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trực tiếp cho công ty A nưốc ngoài, trừ khi có thoả thuận hợp pháp khác.
Lập luận của doanh nghiệp c rằng vai trò của người nhận uỷ thác chỉ giói hạn ở hoạt động đối ngoại cho doanh nghiệp nhờ uỷ thác là không thể chấp nhận được vì điều này trái với nguyên tắc của uỷ thác. Trong uỷ thác, để được nhận phí uỷ thác người nhận uỷ thác phải nhân danh mình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu và do đó phải chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu.
4.2. Giá trị pháp lý của Biền bản thoả thuận ba bên:
uỷ ban trọng tài cho rằng Biên bản thoả thuận giữa Văn phòng đại diện của công ty A nước ngoài đặt tại Việt Nam vói doanh nghiệp Việt Nam c và doanh nghiệp Việt Nam D theo pháp luật Việt Nam là không có hiệu lực vì các lý do sau:
Văn phòng đại diện của công ty A nước ngoài đặt tại Việt Nam không có thẩm quyền ký kết hợp đồng thương mại cũng như các thoả thuận nhằm thực hiện hợp đồng thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam (Điều 18 Thông tư 03/tín dụng ngân hàng – PC ngày 10 tháng 2 năm 1994, Điều 42 Luật Thương mại Việt Nam 1997). Từ đó, văn phòng đại diện của công ty A nưốc ngoài không thể là chủ thể ký Biên bản thoả thuận nhằm thực hiện hợp đồng mua bán do chính công ty A đã ký. Chỉ có công ty A nưổc ngoài mới là chủ thể hợp pháp ký kết các văn bản bổ sung hoặc các biên bản nhằm thực hiện hợp đồng đã ký với doanh nghiệp c Việt Nam. Thay mặt cho công ty A là Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền bằng giấy uỷ quyền. Trọng tài đã xem xét giấy uỷ quyền của giám đốc công ty A uỷ quyền cho Trưỏng văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng không thấy có sự uỷ quyền nào hên quan tới việc ký kết và thực hiện hợp đồng mà công ty A đã ký với doanh nghiệp c, cũng không có sự uỷ quyển về việc ký Biên bản thoả thuận vổi doanh nghiệp c và doanh nghiệp D.
Doanh nghiệp Việt Nam D không có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp nên đã phải uỷ thác nhập khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam c, vì vậy doanh nghiệp D không có thẩm quyền nhân danh mình ký kết biên bản thoả thuận nhằm thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu do doanh nghiệp c ký kết. Từ đó, việc doanh nghiệp D nhân danh mình ký Biên bản thoả thuận là không hợp pháp.
Nguyên đơn căn cứ vào Biên bản thoả thuận ba bên để khởi kiện doanh nghiệp c và doanh nghiệp D ra trọng tài đòi hai doanh nghiệp này trả tiền hàng, nhưng trọng tài kết luận Biên bản thoả thuận này không có hiệu lực, vì vậy trọng tài quyết định bác đơn kiện cho Nguyên đơn.
5. Bình luận và lưu ý:
Trong vụ kiện này, Nguyên đơn đã khởi kiện trên cơ sở Biên bản thoả thuận ba bên. Biên bản này được ký kết bởi các chủ thể không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để ký kết nên trọng tài ra quyết định như trên là đúng đắn.
Tuy nhiên, nếu Nguyên đơn là công ty A nước ngoài (chứ không phải là Vãn phòng đại diện của công ty A này) còn đơn khởi kiện căn cứ vào hợp đồng mua bán ký với doanh nghiệp C (chứ không phải là căn cứ vào Biên bản thoả thuận) kết luận của trọng tài để giải quyết vụ việc chắc chắn sẽ khác. Vì thế, khi khởi kiện, nguyên đơn cần đặc biệt lưu ý đến tư cách khởi kiện của mình cũng như các căn cứ khởi kiện. Việc xác định chủ thể và căn cứ sai có thể dẫn đến một kết quả giải quyết hoàn toàn trái với mong muôn của người khởi kiện.