1. Khái niệm về tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra ương hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật.

Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được quy định trong Luật Thương mại năm 1997 (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế nàm 1994 và Nghị định số 116/1994/NĐ-CP chủ yếu liệt kê các tranh chấp được gọi là các tranh chấp kinh tế như tranh chấp về hợp đồng kinh tế, tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, thành viên công ty với nhau hoặc tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu…). Tại Điều 238 Luật Thương mại quy định: tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Theo đó, nội hàm hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 rất hẹp so với quan niệm quốc tế về thương mại. Hoạt động thương mại chỉ bao gồm ba nhóm: hoạt động mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại (Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005) Tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 đã loại bỏ rất nhiều tranh chấp mà xét về bản chất thì các tranh chấp đó có thể được coi là các tranh chấp thương mại, vì vậy đã dẫn đến các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật, giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, trong đó có cả những Công ước quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên (Công ước New York 1958) gây không ít những trở ngại, rắc rối trong thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập.

2. Khái niệm về thư tín dụng (L/C)

LC (letter of credit) hay còn gọi là thư tín dụng. Là một loại thư do ngân hàng lập ra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Nhằm cam kết trả một khoản tiền nhất định tại một thời điểm cụ thể cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi). Trong trường hợp nhà xuất khẩu này xuất trình được cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.

* Các bước mở L/C

Thứ nhất, khi quy định điều khoản thanh toán bằng LC trong HỢP ĐỒNG cần phải xem xét nguồn vốn để thanh toán cho việc mở LC:

– LC phát hành bằng vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100%.

– Thư tín dụng phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và có yêu cầu miễn/giảm mức ký quỹ thì phải được Giám đốc ngân hàng phê duyệt trước.

– LC phát hành bằng vốn vay của NHCTVN: khách hàng liên hệ với bộ phận tín dụng thẩm định để xem xét.

Thứ hai, khách hàng phải điền đầy đủ vào Đơn yêu cầu mở LC và xem xét kỹ nội dung hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào LC không bị mâu thuẫn.

Thứ ba, bộ HỒ SƠ xin mở LC bao gồm:

– Đơn yêu cầu mở LC

– Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)

– Đăng ký kinh doanh

– Đăng ký mã số xuất nhập khẩu (nếu có)

– Hợp đồng ngoại thương gốc (nếu chuyển qua fax thì công ty phải ký và đóng dấu trên bản photo)

– Hợp đồng nhập khẩu ủy thác (nếu có)

– Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng thuộc danh mục quản lý của Thủ tướng Chính phủ)

– Cam kết thanh toán, hợp đồng tín dụng, công văn phê duyệt cho mở LC trả chậm của NHCTVN (trường hợp mở LC trả chậm)

– Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)

– Bản giải trình mở LC

3. Vụ việc tranh chấp

– Các bên:

+ Nguyên đơn: Người bán Áo

+ Bị đơn: Người mua Việt Nam

– Các vấn đề được đề cập:

+ Về việc không mở L/C của Bị đơn

+ Về sai sót ngày tháng trong Telex gia hạn của Nguyên đơn

+ Về tiền phạt

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 26 tháng 6 năm 1999 Nguyên đơn và Bị đơn đã ký Hợp đồng mua bán theo đó Nguyên đơn bán cho Bị đơn 1500 MT thép tấm cán nóng theo điều kiện C.I.F FO cảng Hải Phòng vói tổng trị giá hợp đồng là 370.880 USD, giao hàng vào tháng 7 năm 1999, thanh toán bằng L/C không huỷ ngang có xác nhận, ngày mở chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 1999. Điều 7 Hợp đồng quy định rằng trong trưòng hợp chậm trễ giao hàng hoặc nhận được L/C chậm hơn 15 ngày so với ngày hợp đồng quy định thì bên bán/bên mua có quyền huỷ hợp đồng, bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt là 5% tổng trị giá hợp đồng cho bên kia.

Ngày 30 tháng 6 năm 1999, ngày cuối cùng để mở L/C, do sợ không thu xếp kịp việc mở L/C đúng hạn theo quy định của hợp đồng nên Bị đơn đã gửi Văn thư cho Nguyên đơn trình bày khó khăn khách quan của Bị đơn và đề nghị xin huỷ Hợp đồng số 06/99 đã được ký giữa hai bên. Khó khăn khách quan được Bị đơn trình bày là Bị đơn chưa trả hết tiền nợ cho ngân hàng nên ngân hàng không mở L/C theo đề nghị của Bị đơn.

Ngày 3 tháng 7 năm 1999, tức ba ngày sau khi hết thời hạn mở L/C, Nguyên đơn đã Telex cho Bị đơn, theo đó Nguyên đơn đồng ý gia hạn ngày mở L/C đến ngày 7 tháng 6 năm 1999 (until June 7th 1999). Nếu Nguyên đơn không nhận được L/C trong thời gian đó, có nghĩa là Bị đơn đã không thực hiện Hợp đồng. Trong trường hợp này Bị đơn phải nộp cho Nguyên đơn tiền phạt là 18.544 USD theo quy định của Điều 7 Hợp đồng. Bị đơn đã nhận được bản Telex này. 20 phút sau khi Telex cho Bị đơn, Nguyên đơn phát hiện ra có sự sai sót về ngày tháng, nên đã sửa tháng 6 (June) thành tháng 7 (July) và Telex lại ngay cho Bị đơn. Nhưng sau này Bị đơn nói là không nhận được bản Telex sửa đổi này của Nguyên đơn.

Đến ngày 9 tháng 8 năm 1999, Nguyên đơn vẫn không nhận được L/C cũng như không nhận được tiền phạt từ phía Bị đơn. Do vậy, Nguyên đơn đã kiện Bị đơn ra trọng tài đòi nộp phạt 18.544 USD.

Phản bác lại đơn kiện, Bị đơn trình bày như sau:

Ngày 30 tháng 6 năm 1999 Bị đơn đã trình bày khó khăn khách quan và đề nghị xin huỷ hợp đồng. Ngày 3 tháng 7 năm 1999 Nguyên đơn không trả lời về việc huỷ Hợp đồng mà lại thông báo đồng ý gia hạn thêm thời gian cho việc mở L/C, nhưng lại ghi đến ngày 7 tháng 6 năm 1999 (until June 7th 1999) tức gia hạn lùi về quá khứ, như vậy Nguyên đơn có ý đồ thúc ép Bị đơn.

Việc Bị đơn xin huỷ hợp đồng đã được thông báo cho Nguyên đơn trong một thời hạn hợp lý, cho nên việc làm này không gây thiệt hại nào cho Nguyên đơn. Mặt khác lô hàng này đã có sẵn và đã chào bán cho các công ty khác sau đó mổi chào bán cho BỊ đơn, cho nên việc Bị đơn không kịp mở L/C trong thời hạn quy định của Hợp đồng và xin huỷ hợp đồng trong thời hạn này không cấu thành một sự vi phạm chủ yếu đối với Hợp đồng đã ký.

4. Phán quyết của trọng tài:

4.1. Về việc không mở L/C của Bị đơn:

Hợp đồng giữa Nguyên đơn và Bị đơn đã có hiệu lực cho nên Bị đơn có nghĩa vụ mở L/C chậm nhất ngày 30 tháng 6 năm 1999. Đến ngày 9 tháng 8 năm 1999 Bị đơn vẫn chưa mở L/C và theo quy định của Điều 7 Hợp đồng Bị đơn bị coi là không mở L/C, tức là Bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Bị đơn nêu lý do của việc không mở L/C là vì Bị đơn gặp khó khăn về tài chính, chưa trả hết nợ cho ngân hàng nên ngân hàng không cho mở L/C. Lý do này không được uỷ ban trọng tài công nhận là chính đáng, không phải là căn cứ miễn trách cho việc không mở L/C, bỏi vì Điều 8 của Hợp đồng cũng như Luật Thương mại Việt Nam, luật hợp đồng của các nước đều không quy định việc gặp khó khăn về tài chính là một căn cứ miễn trách cho việc không thực hiện hợp đồng.

Ngày 30 tháng 6 năm 1999 Bị đơn gửi Văn thư cho Nguyên đơn đề nghị xin hủy hợp đồng vì khó khăn về tài chính, nhưng Nguyên đơn không có trả lời gì về vấn đề này. Sự im lặng của Nguyên đơn không phải là đồng ý huỷ hợp đồng, do vậy Bị đơn cũng như Nguyên đơn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Sau khi hợp đồng đã được ký và có hiệu lực, các bên không thống nhất huỷ hợp đồng mà Bị đơn không mở L/C thì rõ ràng Bị đơn đã vi phạm hợp đồng (không thực hiện hợp đồng).

Vi phạm hợp đồng nhưng không có căn cứ miễn trách nhiệm thì Bị đơn phải chịu trách nhiệm trước Nguyên đơn.

4.2. Về sai sót ngày tháng trong Telex gia hạn mở L/C của Nguyên đơn:

Ngày 3 tháng 7 năm 1999 Nguyên đơn telex thông báo cho Bị đơn chấp nhận gia hạn ngày mở L/C, nhưng lại ghi là đến ngày 7 tháng 6 năm 1999 (until June 7th 1999). về vấn đề này uỷ ban trọng tài xác định rằng:

Khi nhận được Telex ngày 3 tháng 7 năm 1999 của Nguyên đơn thông báo gia hạn ngày mở L/C đến trước ngày 7 tháng 6 năm 1999, tức gia hạn lùi về quá khứ, nhưng BỊ đơn không hề có phản ứng gì, không điện hỏi Nguyên đơn tại sao lại như vậy, cũng không đề xuất thời gian cụ thể cho việc gia hạn mở L/C. Như vậy việc gia hạn mỗ L/C của Nguyên đơn không làm cho Bị đơn quan tâm. Sai sót về ngày tháng trong Telex gia hạn mở L/C của Nguyên đơn hay ý đồ gia hạn L/C lùi về quá khứ của Nguyên đơn không hề ảnh hưỏng đến ý chí thực của Bị đơn về việc xin huỷ hợp đồng, bỏi vì Bị đơn đã đề nghị xin huỷ hợp đồng vào ngày 30 tháng 6 năm 1999. Mặt khác sự sai sót về ngày tháng trong Telex gia hạn mở L/C hoặc ý đồ gia hạn lùi về quá khứ của Nguyên đơn không phải là nguyên nhân của việc không mở L/C, mà nguyên nhân đích thực của việc, không mở L/C là do Bị đơn gặp khó khăn về tài chính, như đã đề cập ở mục 1 nêu trên. Vì vậy Bị đơn không được miễn trách nhiệm do không mở L/C.

4.3. Về số tiền phạt 18.544 USD:

Theo Điều 7 Hợp đồng Bị đơn có trách nhiệm nộp phạt 5% trị giá hợp đồng cho Nguyên đơn, cụ thể là:

5% X 370.880 USD = 18.544 USD.

Bị đơn lập luận rằng việc Bị đơn xin huỷ hợp đồng, không mở L/C không hề gây thiệt hại nào cho Nguyên đơn. Lập luận này không được uỷ ban trọng tài công nhận, bồi vì Nguyên đơn chỉ đòi tiền phạt theo quy định của hợp đồng chứ không đòi bồi thường thiệt hại. Hơn nữa, khi đã quy định tiền phạt do không thực hiện hợp đồng thì bên không thực hiện phải nộp tiền phạt đó, cho dù không gây thiệt hại cho bên kia. Từ đó uỷ ban trọng tài quyết định Bị đơn phải nộp cho Nguyên đơn 18.544 USD tiền phạt.

5. Bình luận và lưu ý:

Hợp đồng ký ngày 26 tháng 6 năm 1999 mà thời hạn mở L/C chậm nhất ngày 30 tháng 6 năm 1999, như vậy chỉ có bốn ngày để mở L/C, rõ ràng thòi hạn này là quá ngắn đốì với Bị đơn (người mua). Nếu Bị đơn có sẵn tiền, có uy tín với ngân hàng thì mới có thể thực hiện được. Nếu không thì dễ rơi vào tình trạng mở L/C chậm, hoặc không mở được L/C và phải chịu trách nhiệm. Do đó khi thoả thuận về thời hạn mở L/C người mua phải cân nhắc kỹ, tính toán cho phù hợp.

Sau khi hợp đồng đã được ký, một bên muốn huỷ hợp đồng thì phải đề nghị với bên kia và bên kia trả lời đồng ý thì đề nghị huỷ hợp đồng mới có giá trị và bên đề nghị huỷ mới không phải thực hiện hợp đồng nữa. Nếu bên được đề nghị im lặng, không phát biểu gì thì đề nghị huỷ hợp đồng không có hiệu lực, bên đề nghị huỷ vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Không có luật nào quy định khi gửi đề nghị huỷ hợp đồng cho bên kia trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thì đó là đề nghị hợp lý, bắt bên kia phải tuân theo và bên đề nghị không phải thực hiện hợp đồng nữa.

Khi hợp đồng có quy định tiền phạt cho việc không thực hiện hợp đồng và không có quy định thêm gì khác thì bên không thực hiện hợp đồng phải nộp tiền phạt cho bên kia, không phụ thuộc vào việc bên kia có bị thiệt hại hay không, bị thiệt hại nhiều hay ít. Nếu muốn căn cứ vào việc có thiệt hại mối nộp phạt thì phải quy định trong hợp đồng. Vì trong hợp đồng giữa Nguyên đơn và Bị đơn chỉ quy định phạt 5% do không thực hiện hợp đồng nên trọng tài không xét tới bên Nguyên có bị thiệt hại hay không và buộc Bị đơn thanh toán cho Nguyên đơn 18.544 USD tiền phạt