1. Khái niệm về tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra ương hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật.
Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được quy định trong Luật Thương mại năm 1997 (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế nàm 1994 và Nghị định số 116/1994/NĐ-CP chủ yếu liệt kê các tranh chấp được gọi là các tranh chấp kinh tế như tranh chấp về hợp đồng kinh tế, tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, thành viên công ty với nhau hoặc tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu…). Tại Điều 238 Luật Thương mại quy định: tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Theo đó, nội hàm hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 rất hẹp so với quan niệm quốc tế về thương mại. Hoạt động thương mại chỉ bao gồm ba nhóm: hoạt động mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại (Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005) Tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 đã loại bỏ rất nhiều tranh chấp mà xét về bản chất thì các tranh chấp đó có thể được coi là các tranh chấp thương mại, vì vậy đã dẫn đến các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật, giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, trong đó có cả những Công ước quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên (Công ước New York 1958) gây không ít những trở ngại, rắc rối trong thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập.
2. Khái niệm đại diện bán hàng
Đại diện của nhà sản xuất (đại diện), còn được gọi là đại diện bán hàng độc lập hoặc đại lý bán hàng, là một cá nhân, đại lý bán hàng hoặc công ty bán sản phẩm của nhà sản xuất cho khách hàng bán buôn và bán lẻ. Khi đó, họ sẽ nhận về thù lao theo hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Trong đó, Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.
– Về phạm vi ủy quyền:
+ Thực hiện hoạt động mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý.
+ Hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Về trách nhiệm pháp lý: Bên đại diện chịu trách nhiệm về Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra.
3. Vụ việc tranh chấp
– Các bên:
+ Nguyên đơn: Công ty đại diện bán hàng Mỹ
+ Bị đơn: Công ty Tây Ban Nha
– Các vấn đề được đề cập:
+ Uỷ quyền thực tế
+ Sửa đổi hợp đồng
+ Thoả thuận bằng hình thức văn bản theo pháp luật Thụy Sỹ
+ Phê chuẩn giao dịch hợp pháp bằng hành vi sau đó
– Tóm tắt vụ việc:
Một công ty Mỹ và một công ty Tây Ban Nha ký kết một Thoả thuận đại diện bán hàng (Thoả thuận) vào năm 1982 trong đó có quy định các khu vực và lãnh thổ mà công ty Mỹ được chào bán các sản phẩm hàng hoá của công ty Tây Ban Nha và hưởng hoa hồng từ các hợp đồng mua bán này. Thoả thuận quy định mọi sửa đổi đối với Thoả thuận phải được lập thành văn bản. Hai bên thoả thuận sẽ đưa các tranh chấp trong tương lai ra giải quyết tại trọng tài ICC ở Geneva và luật áp dụng cho hợp đồng là luật Thụy Sỹ.
Sau đó giữa họ đã phát sinh tranh chấp liên quan đến việc liệu công ty Mỹ có quyền được hưởng hoa hồng từ việc bán hàng cho khách hàng tại Lebanon, một quốc gia nằm ngoài các khu vực lãnh thổ được nêu trong Thoả thuận hay không. Vấn đề mấu chốt cần xác định trong tranh chấp này là liệu giữa các bên có tồn tại thoả thuận bổ sung danh sách lãnh thổ quy định trong Thoả thuận ban đầu hay không. Công ty Tây Ban Nha thì cho là không vì Thoả thuận yêu cầu các thoả thuận mới phải được lập thành văn bản và thực tế đã không có một sửa đổi bằng văn bản nào. Ngoài ra, những bản telex và văn thư là bằng chứng duy nhất của việc này lại được ký bỗi người không được uỷ nhiệm đại diện cho công ty Tây Ban Nha.
Ngược lại, phía công ty Mỹ cho rằng thực tế đã có sửa đổi có giá trị pháp lý đối vối Thoả thuận liên quan đến việc bổ sung vào danh sách lãnh thổ được phép thực hiện dịch vụ thoả thuận và công ty Mỹ phải được hưỗng hoa hồng đốỉ vối tất cả các hợp đồng thực hiện với khách hàng Lebanon.
4. Phán quyết của trọng tài:
4.1. Về việc chủ thể ký kết không có tư cách pháp lý đại diện cho công ty Tây Ban Nha:
BỊ đơn phản đốĩ giá trị pháp lý của các bản Telex và văn thư mà Nguyên đơn coi là bằng chứng của việc sửa đổi Thoả thuận với lý do ông X, người ký vào các văn bản đó, không được uỷ quyền làm đại diện cho Bị đơn. Bị đơn thừa nhận là về mặt pháp luật, ông X là đại diện cho Bị đơn vối tư cách là giám đốc phụ trách xuất khẩu nhưng Bị đơn lại lý luận rằng trên thực tế ông X chưa từng đại diện cho Công ty.
Uỷ ban trọng tài đã bác lý lẽ này của Bị đơn vởi các lý do sau:
Thứ nhất, chỉ một căn cứ là ông X được BỊ đơn uỷ quyền theo pháp luật cũng đủ để xác định rằng Bị đơn bị ràng buộc bởi chữ ký của người này cho dù ông X có được uỷ quyền trên thực tế hay không. Nếu Bị đơn không có ý định tự ràng buộc trách nhiệm với chữ ký riêng hay chữ ký chung với người khác của ông X thì BỊ đơn phải nhấn mạnh điều này trước khi ký kết Thoả thuận Đại diện bán hàng.
Thứ hai, theo quy định của Điều 37 Luật nghĩa vụ Thụy Sỹ, luật điều chỉnh hợp đồng, thì trừ khi một bên đã thông báo một cách hợp thức về việc huỷ bỏ đại diện thì có thể tin một cách trung thực rằng việc uỷ quyền đại diện vẫn có giá trị pháp lý. Quy định pháp lý này được áp dụng cho vụ việc đang xem xét mặc dù BỊ đơn cho rằng tên của ông X chưa bao giồ được đưa vào đăng ký kinh doanh như là một người phụ trách điều hành của công ty mình. Thực tế là ông X đã cùng ký vào một hợp đồng nhân danh Bị đơn vổi chấp thuận minh thị của chính công ty này.
4.2. Về việc có hay không có các sửa đổi đối với Thoả thuận:
Điều 2 của Thoả thuận quy định rằng mọi sửa đổi đối với Thoả thuận phải được “lập thành văn bản bởi một trong số các giám đốc điều hành”. Trên thực tế, liên quan đến 3 hợp đồng mua bán với khách hàng Lebanon, giám đốc điều hành của hai bên (ông X phía Bị đơn và ông Y phía Nguyên đơn) đã trao đổi với nhau một số’ bản telex và fax, thậm chí ông X đại diện của Bị đơn còn gửi cho Nguyên đơn các hoá đơn giao hàng theo ba hợp đồng với khách hàng Lebanon.
Điều 12 Luật nghĩa vụ Thụy Sỹ quy định: “Nếu luật yêu cầu rằng một thoả thuận phải được lập thành văn bản, quy định này cũng áp dụng cho các sửa đổi đối với thoả thuận đó, trừ các
quy định bô sung hoặc phụ trợ không trái với thoả thuận đó”.
Như vậy, trong vụ việc này, để trả lồi cho câu hỏi trên thực tế giữa các bên có tồn tại một sửa đổi hợp thức hay không, chúng ta phải làm rõ ba vấn đề sau đây:
Thứ nhất, các bản telex và fax được trao đổi giữa ông X và ông Y lần lượt là đại diện cho Bị đơn và Nguyên đơn, có chữ ký của ông X nhưng thiếu chữ ký của ông Y, có được coi là “những ván bản” hợp thức hay không?
Thứ hai, ba hợp đồng ký với khách hàng Lebanon có được coi là “các quy định bổ sung hoặc phụ trợ không trái với Thoả thuận” theo Điều 12 Luật nghĩa vụ hay không?
Thứ ba, việc Bị đơn giao kết và thực hiện các hợp đồng với khách hàng Lebanon đồng thời gửi các hoá đơn bán hàng theo các hợp đồng này cho Nguyên đơn có thể được coi là “một sự chấp thuận bằng hành vi” sửa đổi Thoả thuận hay không?
Về vấn đề thứ nhất:
Điều 14(1) và (2) Luật nghĩa vụ Thụy Sỹ quy định: Để tự ràng buộc mình với văn bản, một bên phải hoặc là trực tiếp ký hoặc là ký thông qua các phương thức kỹ thuật khác nhưng chỉ trong các giao dịch được tập quán chấp nhận.
Hiện nay, việc liên lạc thông qua các phương thức kỹ thuật, mà nhiều nhất là telex, đã trỏ nên rất phổ biến trong các giao dịch kinh doanh. Tốc độ của các giao dịch hiện đại và khoảng cách giữa các chủ thể tham gia “giao dịch cần một sự liên lạc trao đổi nhanh chóng các lời để nghị giao kết và trả lòi, việc này chỉ có thể thực hiện được thông qua telex hoặc telecopier (sao chụp từ xa). Do đó, không phải là bất bình thường khi trong vụ việc này, các bên đã thiết lập các quy định đặc biệt cho một số giao dịch nhất định thông qua telex.
Theo quy định, các bản giao dịch này phải có đầy đủ chữ ký của hai bên. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc ông Y không ký không làm thay đổi bản chất của vấn đề vì rõ ràng là yêu cầu về một thoả thuận bằng văn bản và được ký chủ yếu nhằm bảo vệ bên không muốn bị ràng buộc (tức Bị đơn) mà chữ ký bị thiếu lại là chữ ký của Nguyên đơn.
Tuy nhiên, sau đó đáng ra họ phải xác nhận lại thoả thuận của mình bằng cách trao đổi các tài liệu bằng văn bản phù hợp với Điều 2 Thoả thuận. Nhưng thực tế đã không có văn bản xác nhận lại nào giữa hai bên.
Như vậy, về nguyên tắc, các bản telex và fax do hai bên trao đổi với nhau không đáp ứng được các yêu cầu về hình thức để được coi là “sửa đổi bằng văn bản” đôi với Thoả thuận.
Về vấn đề thứ hai:
Cần phải ghi nhận rằng Thoả thuận Đại diện không phải là một hợp đồng đơn giản theo đó mỗi bên có thể theo đuổi lợi ích riêng của mình, mà những lợi ích này thường là đối lập với lợi ích của đối tác. Ngược lại Thoả thuận đại diện là một hợp đồng hợp tác theo đó các bên cùng theo đuổi một mục đích chung: đạt được nhiều hợp đồng bán hàng với các khách hàng do Bên Đại diện giối thiệu cho Bên được đại diện. Vì thế trong hợp đồng này tồn tại nghĩa vụ hợp tác giữa Nguyên đơn và Bị đơn, một nghĩa vụ giống như nghĩa vụ ràng buộc các cổ đông trong một công ty với nhau hoặc giữa người đại diện và người được đại diện. Nghĩa vụ hợp tác này buộc Bị đơn ít ra cũng phải có những bảo lưu đốỉ với Nguyên đơn để Nguyên đơn có thể tiến hành một số hành vi mà Nguyên đơn không được uỷ quyền.
Như vậy, việc Nguyên đơn giới thiệu cho Bị đơn khách hàng nưốc Lebanon cũng có thể được coi như một trưòng hợp “bảo lưu” và có thể chấp nhận được. Nói một cách khác, các hợp đồng với khách hàng Lebanon có thể được xem là “cóc quy định bổ sung hay phụ trợ không trái với Thoả thuận” và có giá trị pháp lý mặc dù không được thực hiện bằng hình thức văn bản với điều kiện là Bị đơn cũng chấp thuận điều này.
Về vấn đề thứ ba:
Như trên đã xem xét, bản thân các bản telex và fax trong vụ việc này không tạo thành một thoả thuận minh thị về việc Bị đơn chấp thuận sẽ trả tiền hoa hồng. Tuy nhiên thực tế các hoá đơn giao hàng của ba giao dịch bán hàng có liên quan đã được gửi kèm theo văn thư này và người ta sẽ không thể giải thích tại sao những hoá đơn này lại được ông X gửi cho Nguyên đơn nếu không phải là để phục vụ cho việc tính toán, ví dụ, tiền hoa hồng. Từ hành vi này có thể suy ra ý định của Bị đơn trả tiền hoa hồng cho Nguyên đơn cho ba giao dịch này dù khách hàng có các trụ sở đăng ký ngoài “lãnh thổ được phép thực hiện dịch vụ”.
Luật Thụy Sỹ thừa nhận nguyên tắc phê chuẩn các giao dịch hợp pháp bằng hành vi cuối cùng, ngay cả trong trưòng hợp các giao dịch này vốh không hợp pháp về mặt hình thức, và thậm chí ngay cả khi chúng có lỗi lớn. Điều 31 Luật nghĩa vụ quy định về vấn đề này như sau:
“Một thoả thuận bị vô hiệu do nhầm lẫn hoặc do gian lận, hay một thoả thuận được thiết lập do bị đe doạ được coi như đã được phê chuẩn trong trường hợp bên không muốn bị ràng buộc bởi thoả thuận đó không thông báo cho bên kia quyết định không duy trì thoả thuận của mình, hay không đòi lại tiền mà mình đã trả”.
Theo án lệ của Thụy Sỹ (ví dụ, Journal des Tribunaux năm 1959, 486) bên không muốn bị ràng buộc bồi một thoả thuận chỉ cần tuyên bô’ phản đối trong thòi hạn là một năm. Do đó, theo Luật Thụy Sỹ một thoả thuận được giao kết vối lỗi nghiêm trọng vẫn có thể được coi là có hiệu lực chỉ vì lý do không có bên nào phản đối thoả thuận đó. Luật nghĩa vụ Thụy Sỹ cho phép việc phê chuẩn các thoả thuận vô hiệu hay thậm chí bất hợp pháp đơn giản chỉ bằng một hành vi ngầm hiểu có giá trị như một sự phê chuẩn.
Về ba giao dịch đã thực hiện này, Bị đơn đã chấp nhận khách hàng mà không đưa ra bất kỳ điều kiện bảo lưu gì đối với Nguyên đơn, đã giao hàng và nhận tiền. Đây rõ ràng là một trường hợp phê chuẩn bằng hành vi và, theo nghĩa này, dù rằng xét từ góc độ bình thức các bản telex và các tài liệu khác được trao đổi giữa các bên chưa đáp ứng điều kiện sửa đổi bằng văn bản đối với Thoả thuận, Thoả thuận này trên thực tế đã được sửa đổi trong phạm vi ba giao dịch có liên quan thông qua thái độ ủng hộ của Bị đơn đối với khách hàng và đôì với Nguyên đơn.
Tuy nhiên, từ các bản Telex được trao đổi giữa các bên thì cũng không thể suy ra là họ đã từng có ý định mỏ rộng Thoả thuận của họ sang Lebanon. Nói cách khác, Bị đơn chưa bao giờ chấp thuận sẽ trả tiền hoa hồng cho Nguyên đơn cho tất cả các giao dịch mà Nguyên đơn có thể tiến hành với một khách hàng Lebanon bất kỳ.
Vì vậy, có thể kết luận rằng giữa các bên đã có sửa đổi về phạm vi lãnh thổ “được phép thực hiện dịch vụ” đối với Thoả thuận nhưng chỉ giới hạn ỏ ba hợp đồng đã ký kết với khách hàng Lebanon.
Vì vậy, uỷ ban trọng tài đã bác lý lẽ của cả hai bên.
5. Bình luận và lưu ý:
Ngày nay hiện tượng giao kết hợp đồng hay thoả thuận thông qua các phương thức kỹ thuật như telex, fax, thư điện tử V.V.. đã trỏ nên khá phổ biến. Pháp luật nhiều nước cũng đã thừa nhận các hình thức này. Tuy nhiên, quy định của các nước về giá trị pháp lý của các hình thức này vẫn còn nhiều khác biệt, đặc biệt là vấn đề có nên coi các hình thức này tương đương với hình thức văn bản hay không. Vì thế, để bảo đảm giá trị và tính an toàn pháp lý cho các giao dịch của mình, khi tiến hành giao dịch thông qua telex, fax hay các phương thức kỹ thuật khác, các bên cần xác nhận lại bằng văn thư chính thức tuân thủ các hình thức yêu cầu như chữ ký, dấu… Văn bản xác nhận thể hiện một cách xác thực ý chí của các bên và có giá trị chứng cứ quan trọng trong các trưòng hợp có tranh chấp phát sinh liên quan đến giao dịch này.
Khi có nghi ngờ hay phản đối gì về giá trị pháp lý của giao dịch mà mình đã ký kết thì cần nêu/tuyên bố phản đối trong thời hạn do luật quy định, nếu luật không quy định thời hạn thì phải trong thời hạn hợp lý. Sự im lặng hay việc tiếp tục thực hiện giao dịch, theo pháp luật của nhiều nước, được coi như một “sự phê chuẩn” đốỉ với giao dịch đó và là một hình thức hợp pháp hoá giao dịch đó ngay cả khi giao dịch ban đầu có khiếm khuyết hay thậm chí trái pháp luật. Mặc dù nguyên tắc “Im lặng không có nghĩa là đồng ý” được thừa nhận một cách rộng rãi trong nhiều hệ thống pháp luật, nguyên tắc này cũng không ngăn cản các quốc gia đặt sự ổn định của quan hệ pháp luật lên vị trí ưu tiên hơn trong một số trường hợp nhất định.