1. Khái niệm về tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra ương hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật.
Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được quy định trong Luật Thương mại năm 1997 (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế nàm 1994 và Nghị định số 116/1994/NĐ-CP chủ yếu liệt kê các tranh chấp được gọi là các tranh chấp kinh tế như tranh chấp về hợp đồng kinh tế, tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, thành viên công ty với nhau hoặc tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu…). Tại Điều 238 Luật Thương mại quy định: tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Theo đó, nội hàm hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 rất hẹp so với quan niệm quốc tế về thương mại. Hoạt động thương mại chỉ bao gồm ba nhóm: hoạt động mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại (Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005) Tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 đã loại bỏ rất nhiều tranh chấp mà xét về bản chất thì các tranh chấp đó có thể được coi là các tranh chấp thương mại, vì vậy đã dẫn đến các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật, giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, trong đó có cả những Công ước quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên (Công ước New York 1958) gây không ít những trở ngại, rắc rối trong thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập.
2. Trọng tài thương mại quốc tế
Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.
Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh chấp khi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận chỉ định. Khi các bên thiết lập một thỏa thuận trọng tài thì nghĩa là họ đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài và tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên. Như vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài.
Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thỏa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “1. Thỏa thuận trọng tài” là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.
Từ quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.
Hay Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra định nghĩa tương tự: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”
Căn cứ tại Khoản 2 điều 3 Luật trọng tài thương mại Việt Nam quy định như sau
“2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”
Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản, khái quát, từ đây có thể hiểu đơn giản : thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về một phương thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.
3. Nguồn của luật thương mại quốc tế
Nguồn của pháp luật thương mại quốc tế bao gồm : pháp luật trong nước, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, thực tiễn xét xử của tòa án và trọng tài thương mại quốc tế.
Trọng tài thương mại (trọng tài) không có thẩm quyền đương nhiên như tòa án quốc gia, mà chỉ có thẩm quyền khi các bên được quyền chọn và đã minh thị lựa chọn trọng tài. Chính các bên trong tranh chấp, bằng một thỏa thuận trọng tài, là những người trao quyền xét xử cho một hội đồng trọng tài cụ thể. Tuy nhiên, cũng giống như mọi thỏa thuận dân sự khác, thỏa thuận trọng tài chỉ phát sinh hậu quả pháp lý, tức là trao quyền xét xử cho trọng tài, khi thỏa thuận trọng tài đó hợp pháp. Và như vậy, câu hỏi tất yếu sẽ phải được đặt ra liên quan đến tính hợp pháp của thỏa thuận trọng tài, đó chính là thỏa thuận trọng tài phải phù hợp với pháp luật nước nào? Cần phân biệt ít nhất hai nhóm điều kiện liên quan đến năng lực chủ thể của các bên tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài và nội dung của thỏa thuận trọng tài.
Tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng kinh doanh, thương mại thường rất đa dạng. Đó có thể là tranh chấp liên quan đến năng lực chủ thể đến quyền và nghĩa vụ của các bên, đến việc áp dụng các chế tài đối với hành vi vi phạm… Chính sự đa dạng của nội dung tranh chấp có thể dẫn tới sự đa dạng của các nguồn luật cần được áp dụng. Hiện nay, đa số các quốc gia cho phép các bên được quyền lựa chọn áp dụng đối với hợp đồng quốc tế. Ở Việt Nam, Điều 683 BLDS quy định rõ quyền này. Khi các bên thực hiện việc lựa chọn pháp luật một cách hợp pháp thì trọng tài sẽ phải áp dụng pháp luật đó. Tuy nhiên, ngay cả khi các bên đã lựa chọn pháp luật áp dụng thì không phải mọi vấn đề về luật áp dụng đều đã được giải quyết.
4. Vụ việc tranh chấp
– Các bên:
+ Nguyên đơn: Người bán Italia
+ Bị đơn: Người mua Hàn Quốc
– Các vấn đề được đề cập:
+ Luật công quốc gia (public national law) và giá trị pháp lý của hợp đồng
+ Luật điều chỉnh hợp đồng
+ Quy tắc cạnh tranh của Cộng đồng châu Âu
Tóm tắt vụ việc:
Tranh chấp phát sinh sau khi “Hợp đồng mua bán hàng” có hiệu lực vào ngày 11 tháng 11 năm 1976. Thủ tục tố tụng trọng tài được tiến hành tại Toà án trọng tài ICC và Toà ấn này đã phê chuẩn việc chỉ định trọng tài viên duy nhất ỏ Hague.
Phán quyết này giải quyết hai vấn đề: sự kế thừa của Người bán Italia đốì với các quyền và nghĩa vụ của một công ty đã .sáp nhập vối Ngưòi bán Italia; yêu cầu của Ngưòi mua Hàn Quốc đề nghị uỷ ban trọng tài ra phán quyết tạm thời tuyên bô’ huỷ bỏ Hợp đồng năm 1976 do hợp đồng này không thể thực hiện được trên cơ sỏ lụật công Hàn Quốc (Luật chống độc quyền, Luật giá cả và Luật thương mại công bằng).
Uỷ ban trọng tài cho rằng trong tố tụng trọng tài, công ty Italia là người kế thừa hợp pháp của công ty đã sáp nhập với nó và rằng Hợp đồng ngày 11 tháng 11 năm 1976 được điều chỉnh bỏi luật tư Hàn Quốc, uỷ ban trọng tài đã bác yêu cầu tuyên bố Hợp đồng không thể thực hiện được và quyết định tiếp tục tố tụng trọng tài.
5. Phán quyết của trọng tài:
5.1. Về khả năng áp dụng Luật công của Hàn Quốc cho việc thực hiện hợp đồng:
uỷ ban trọng tài tiến hành phân biệt giữa luật tư điều chỉnh Hợp đồng và các quy tắc khác của luật công có thể áp dụng cho Hợp đồng.
Các bên đều thừa nhận Hợp đồng chủ yếu được thực hiện trên lãnh thổ Hàn Quốc. Vì vậy, cho dù luật tư của bất cứ quốc gia nào điều chỉnh Hợp đồng, Hợp đồng vẫn có môì quan hệ vổi luật công Hàn Quô’c. Do đó, uỷ ban trọng tài phải xác định liệu luật Hàn Quốc như Bị đơn đã viện dẫn có áp dụng cho Hợp đồng không, cho dù luật này không điều chỉnh Hợp đồng.
Trong vụ việc này, luật công quốc gia mà Bị đơn viện đẫn (Luật chông độc quyền, Luật giá cả; Luật thương mại công bằng) về bản chất là các quy tắc thuộc trật tự công cộng. Thông thường, việc áp dụng các quy tắc này phải trên cơ sỏ xem xét các chính sách của nhà nưốc. Vì vậy, uỷ ban trọng tài không thể tự do áp dụng công pháp Hàn Quốc như yêu cầu của Bị đơn nếu việc áp dụng này đòi hỏi trọng tài phải đánh giá, giải thích các chính sách của Nhà nước.
Tuy nhiên, Uỷ ban trọng tài được quyền áp dụng luật công quốc gia chừng nào uỷ ban trọng tài thấy rằng trong vụ kiện này, theo án lệ của các toà án quốc gia có thẩm quyền và các chính sách đã được ban hành và công bố của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các luật mà uỷ ban trọng tài đang xem xét đều bị coi là vô hiệu và không thể thực hiện được do bị công pháp của các quốc gia có liên quan cấm.
Do vậy, bên tham gia tố tụng trọng tài muốh áp dụng luật công pháp quốc gia phải chứng minh luật công quốc gia thực sự có thể áp dụng được trong vụ kiện này và nếu áp dụng thì ồ mức độ nào.
Bị đơn đã không cung cấp đủ chứng cứ về tình hình thị trường Hàn Quốc và thị phần của Nguyên đơn ồ thị trường đó. Do đó, Uỷ ban trọng tài cho rằng vào thòi điểm đó, Nguyên đơn không thể giữ vị trí chi phối thị trường để có thể lạm dụng thị phần của mình. Hơn nữa, bí quyết kỹ thuật liên quan tới sản xuất một loại sản phẩm và việc cung cấp nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm đó không phải là hai mục độc lập dẫn đến quy định hạn chế hoạt động của các bên ký kết hợp đồng.
Vì vậy, theo uỷ ban trọng tài, Bị đơn không có căn cứ khi lập luận rằng Điều 1 và Điều 2 của Hợp đồng có các điều khoản hạn chế hoạt động của các bên, những điều khoản mà luật công Hàn Quốc cấm không được đưa vào hợp đồng.
Bị đơn cũng viện dẫn Đạo luật thương mại công bằng và chống độc quyền Hàn Quôc năm 1980, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 1981. Theo quan điểm của Bị đơn, đạo luật này cũng áp dụng cho Hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế Bị đơn đã huỷ Hợp đồng vào ngày 19 tháng 5 năm 1980 hoặc ngày 25 tháng 11 năm 1980. Do Bị đơn đã không chỉ ra được rằng Đạo luật mối có hiệu lực hồi tố và Hợp đồng mặc dù bị huỷ vào năm 1980, nhưng vẫn có hiệu lực sau ngày 31 tháng 3 năm 1981, Uỷ ban trọng tài cho rằng Đạo luật mới của Hàn Quốc không liên quan tới vụ kiện này.
Trên cơ sỏ các văn bản đệ trình của hai bên, các cuộc thảo luận trong các phiên xét xủ, đặc biệt là các câu trả lời của Bị đơn đối với các câu hỏi về đối tượng của công pháp Hàn Quốc mà Ủy ban trọng tài đưa ra, uỷ ban trọng tài không chấp nhận áp dụng luật công pháp Hàn Quốc cho Hợp đồng.
5.2. Về việc áp dụng Điều 85 của Hiệp ước Rôma:
Cũng như luật công quốc gia, các quy tắc cạnh tranh (Điều 85) của Hiệp ước Rôma là các quy tắc chung và là một phần chính sách chung của Cộng đồng châu Âu. Vì việc áp dụng các quy tắc về cạnh tranh của Hiệp ước Rôma có liên quan tới vụ kiện, uỷ ban trọng tài phải xem xét kỹ vấn đề này.
Theo án lệ của Toà án Cộng đồng châu Âu, Điều 85 hoàn toàn có thể áp dụng trực tiếp đối vối công dân của các quốc gia thành viên (tức là công dân của các quốc gia thành viên có quyền căn cứ vào điều khoản này để yêu cầu tòa án quốc gia của họ để bảo vệ quyền lợi). Theo đoạn 2 Điều 85 của Hiệp ưốc, tất cả thoả thuận được ký kết vi phạm Điều 85 của Hiệp ước đều bị cấm và sẽ tự động vô hiệu.
Nếu Ưỷ ban trọng tài thấy rằng toàn bộ hoặc một phần Hợp đồng đang xem xét vi phạm Điều 85 của Hiệp ước Rôma, thì một số điều khoản của hợp đồng hoặc toàn bộ hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu và không có giá trị thi hành.
Vì vậy, Uỷ ban trọng tài phải xem xét liệu Hợp đồng có bị cấm theo đoạn 1 Điều 85 của Hiệp ước Rôma không.
Theo các quyết định của Toà án Cộng đồng châu Âu hên quan tói Điều 85 Hiệp ưởc Rôma, quy định cấm trong Điều này chỉ áp dụng cho các hợp đồng, thoả thuận được ký kết nhằm mục đích tạo ra sự ngăn cản, hạn chê hoặc bóp méo cạnh tranh ở thị trường chung Cộng đồng châu Âu và có thể ảnh hưỗng tới thương mại giữa các quốc gia thành viên của Cộng đồng châu Âu.
Bồi đây là Hợp đồng giữa một công ty Italia và một công ty Hàn Quốc và chủ yếu được thực hiện ở Hàn Quốc, uỷ ban trọng tài cho rằng Hợp đồng không thể ảnh hưởng tói thương mại giữa các quốc gia thành viên Cộng đồng châu Âu và Hợp đồng, đặc biệt là điều 2, không có mục đích tạo ra sự ngăn cản, hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh ở thị trường chung Cộng đồng châu Âu. Vì vậy, uỷ ban trọng tài không chấp nhận áp dụng Điều 85 Hiệp ước Rôma cho Hợp đồng.
5.3. Về luật điều chỉnh hợp đồng:
Hợp đồng đã được thực hiện cả ỏ Italia và Hàn Quốc. Vào thời điểm ký kết Hợp đồng, các bên không nói rõ luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng của họ. Vì các bên không lựa chọn luật điều chỉnh cũng như không thoả thuận về các nhân tố để xác định luật điều chỉnh hợp đồng nên trong tài quyết định việc xác định luật áp dụng cần dựa trên “trung tâm” của hợp đồng.
Mặc dù tên của Hợp đồng là Hợp đồng mua bán hàng, Hợp đồng này không chỉ đơn thuần là một hợp đồng cung cấp và mua hàng. Nguyên đơn đã trao cho Bị đơn quyền độc quyền sử dụng các bí quyết kỹ thuật liên quan đến sản xuất sản phẩm là đối tượng của hợp đồng ỏ Hàn Quốc. Bị đơn mua của Nguyên đơn nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm đó ở Hàn Quốc.
Xem xét các nhân tố đặc biệt này của Hợp đồng, uỷ ban trọng tài thấy Hợp đồng chủ yếu thực hiện ỏ Hàn Quôc và có “trung tâm” ở Hàn Quốc. Do đó, luật tư pháp Hàn Quốc sẽ là luật điều chỉnh hợp đồng.