Bài viết tổng kết về các  tranh chấp xảy  ra  trong WTO về hàng dệt may và trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam như: chủ động  khởi kiện  nếu  thấy hàng dệt may bị  bán phá  giá  trên  thị  trường  nội địa,  tích cực  theo kiện, giải  quyết tranh chấp không thông qua Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm; nghiêm chỉnh thực hiện  các phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

1. Tranh chấp về hàng dệt may trong WTO

Tính đến ngày 30/12/2008, theo số liệu của Tổ  chức  Thương mại  Thế  giới  (WTO)  thì  có 390  vụ  tranh  chấp  thương mại khác  nhau diễn ra tại WTO. Các vụ tranh chấp này có liên quan đến nhiều  lĩnh vực  trong đó chủ yếu  tập  trung  vào các vấn đề và mặt hàng như: các biện pháp chống  bán  phá  giá;  tự  vệ;  thép;  các  sản  phẩm nông nghiệp; TRIPs; các biện pháp đối kháng; dệt may; các biện pháp nhập khẩu; xe ô tô; bằng phát minh… (xem biểu đồ 1). Trong các vấn đề và lĩnh vực tranh chấp tại WTO, thì dệt may là một lĩnh vực xảy ra nhiều tranh  chấp  (đứng  thứ  7  trong  số  các  vấn  đề  tranh chấp) và là mặt hàng có nhiều tranh chấp nhất  (chỉ  đứng  sau mặt  hàng  thép  và  các  sản phẩm nông nghiệp). Tính đến ngày 30/12/2008, đã có 19 vụ  tranh chấp  liên quan đến hàng dệt may (xem bảng 1).

Các tranh chấp về dệt may  trong WTO xảy ra nhiều nhất là giữa nhóm các nước phát triển và các nước đang phát triển (10 vụ), tiếp đến là giữa các nước đang phát  triển với nhau  (6 vụ) và cuối cùng là giữa các nước phát triển (3 vụ). Trong đó, Mỹ là nước bị kiện nhiều nhất (7 vụ) và Ấn Độ là nước đi khởi kiện nhiều nhất (6 vụ) (xem biểu đồ 2). Bên  cạnh  đó,  các  tranh  chấp  về  hàng  dệt may chủ yếu diễn ra đối với các sản phẩm như: dệt may và các sản phẩm trang trí trên quần áo (5  vụ),  vải  cotton  (5  vụ),  dệt may  và  các  sản phẩm  dệt  (4  vụ).  Ngoài  ra,  còn  có một  số  vụ liên quan đến các  sản phẩm cụ  thể như: áo  sơ mi, áo khoác  len, chăn, ga  trải giường, đồ đi ở chân (tất), đồ lót, sợi cotton trải…

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:   1900.0191

Các vụ  tranh chấp về dệt may chủ yếu  liên quan  tới các biện pháp như: các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu  (5 vụ), chống phá giá  (3 vụ), tự vệ (3 vụ), hạn chế nhập khẩu (4 vụ), đo lường  (2 vụ). Ngoài  ra, còn có  tranh chấp  liên quan  đến  việc  nhập  khẩu  theo  kế  hoạch  tín dụng, quy tắc xuất xứ… Các  vụ  tranh  chấp  này  đều  được  tiến  hành đúng theo các giai đoạn mà WTO đề ra. Trong đó, có 4 vụ đã đạt được  thỏa  thuận đa phương  theo điều 3.6 của DSU(1)  (Thỏa thuận ghi nhận về các
quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp), 4 vụ đã được giải quyết sau giai đoạn tham vấn (không có báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm); 7 vụ được giải quyết sau khi có phán quyết của Ban Hội  thẩm và Cơ quan Phúc thẩm  (trong đó có duy nhất một vụ  là còn  tranh chấp  sau  khi  có  phán  quyết  của  Cơ  quan  Phúc thẩm); 4 vụ còn lại đã bị lắng xuống, không tiếp tục tranh chấp nữa (xem biểu đồ 3).

….

SOURCE: TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI, KINH TẾ VÀ KINH DOANH – THS. NGUYỄN THỊ VŨ HÀ – Khoa Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế,  Đại học Quốc gia Hà Nội

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)