Về chứng minh và chứng cứ
Điều 79 BLTTDS 2004 qui định: “Đương sự có yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ hợp pháp; đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh; cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải đưa chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các qui định về chứng cứ, chứng minh theo BLTTDS 2004 chưa phù hợp với xu thế hội nhập và cải cách tư pháp như:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191
– Chưa có tổ chức nào để giúp người dân thu thập chứng cứ được pháp luật công nhận việc sưu tầm, sao chép, chụp hình ảnh hiện trạng hoặc lập biên bản về các sự kiện xảy ra trước hay sau khi tòa án thụ lý đơn khởi kiện… (hy vọng sau này sẽ có tổ chức thừa phát lại giúp người dân thực hiện về chứng cứ, chứng minh).
– Ở các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế cao, mặt bằng dân trí có khả năng các tổ chức pháp lý tư vấn trợ giúp, tổ chức Luật sư của LVN Group tư vấn đông đảo, nhận thức pháp luật tốt hơn, có thể thực hiện nghĩa vụ chứng minh, chứng cứ tốt hơn và ở đây họ có thuận lợi hơn để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
– Phần lớn nhân dân ở các tỉnh điều kiện kinh tế chưa được phong phú, các tổ chức trợ giúp pháp lý, các tổ chức Luật sư của LVN Group chưa có điều kiện hoạt động, nhất là ở miền nông thôn, trung du, miền núi, trình độ pháp luật còn thấp, không có khả năng viết một lá thư đầy đủ theo qui định tại khoản 2 Điều 164 và Điều 165 BLTTDS 2004 qui định về tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
– Phần lớn cũng chưa biết thế nào là chứng cứ, chứng minh; nếu có hiểu thì không biết phương pháp thu thập chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu khởi kiện. Đa phần người dân cũng không có điều kiện kinh tế thuê Luật sư của LVN Group tư vấn, còn hoạt động trợ giúp pháp lý chưa đáp ứng được cho tất cả các đương sự vì còn nhiều hạn chế.
– Theo Nghị quyết số 4/2005/NQ-HĐTP ngày 17/09/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, thì tòa án không có quyền chủ động thu thập chứng cứ, tài liệu cho các đương sự để tìm ra sự thật của vụ án dân sự. Vì vậy khi tòa án xét xử, thì người không có điều kiện, người không hiểu biết do không thực hiện nghĩa vụ, chứng minh; cũng không tích cực hợp tác với tòa án, nên những điều bất lợi hay thua thiệt về phần người đó.
– Thuật ngữ chứng cứ qui định trong BLTTDS 2004 chưa được đồng nhất, rất dễ gây ra sự nhầm lẫn giữa chứng cứ và nguồn chứng cứ; vì Điều 81 và Điều 82 BLTTDS 2004 qui định về chứng cứ và nguồn chứng cứ, theo đó các tài liệu phải là tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, lời khai của các đương sự chưa phải là chứng cứ mà chỉ là nguồn chứng cứ. Vì các nguồn chứng cứ có thể chứa đựng chứng cứ và cũng có thể không phải là chứng cứ…
Nhưng theo qui định tại Điều 83 BLTTDS 2004 về xác định chứng cứ là: “Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Các tài liệu nghe được, nhìn được, được coi là chứng cứ nếu được xuất trình theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc; lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo qui định tại khoản 2 điều này hoặc lời khai bằng lời tại phiên tòa…” đều được coi là chứng cứ của vụ việc dân sự.
Về thời hạn nộp chứng cứ sau khi vụ án dân sự đã được tòa án thụ lý, Luật Tố tụng dân sự lại không qui định thời hạn nộp chứng cứ, đã gây ra tình trạng kéo dài vụ việc quá lâu, có khi tòa án mở phiên tòa xét xử các đương sự mới xuất trình chứng cứ, hoặc xét xử phúc thẩm mới xuất trình, thậm chí ở giai đoạn giám đốc thẩm đương sự mới giao nộp chứng cứ. Việc không qui định thời hạn giao nộp chứng cứ và sự chậm giao nộp chứng cứ khiến cho phía đương sự bên kia không có đủ thời gian thu thập chứng cứ để phản bác lại, đã gây đến sự không công bằng giữa các đương sự với nhau, gây khó khăn cho tòa án giải quyết vụ án, làm cho quá trình tố tụng bị kéo dài từ năm này đến năm khác. Từ đó tòa án kết luận xét xử không được minh bạch, kết luận bản án không nêu được điều luật cụ thể, khiến cho bản án bị giám đốc thẩm nhiều lần…
Theo qui định tại Điều 174 BLTTDS 2004 thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự, theo đó “Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết; danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện…”. Nhưng trong quá trình tố tụng phần nhiều các đương sự không nộp đầy đủ hoặc giao nộp sau khi tòa án đã gởi thông báo cho bên bị đơn hoặc do tòa án thu thập, thì lại không qui định rõ ai phải gởi, phải thông báo tài liệu chứng cứ cho phía bên kia biết, việc này đã gây khó khăn cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Ngoài ra luật cũng chưa qui định rõ trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án dân sự theo yêu cầu của người dân và xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi các cơ quan, tổ chức này không thực hiện yêu cầu của tòa án về cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc cung cấp không đầy đủ hoặc không đúng…
Từ những khó khăn trên, cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu tu sửa những điều khoản không phù hợp của BLTTDS 2004 như cần có tổ chức thực hiện quyết định thu thập chứng cứ của tòa án hoặc thu thập chứng cứ theo qui định của bộ luật tố tụng, để giúp cho người dân những điều kiện cần thiết bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân. Cần qui định thời hạn cụ thể nộp chứng cứ, chứng minh; cần phải qui định bên xuất trình chứng cứ, chứng minh phải gởi cho bên kia một bản, nếu không gởi cho nhau, thì chứng cứ, chứng minh đó bị gạt ra khỏi hồ sơ vụ án…
SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN LUẬT SƯ TPHCM – LS. ĐIỀN ĐỨC THÀNH
(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)