1. Triết học pháp luật là gì?
Triết học luật pháp là một nhánh của triết học và luật học trong đó nghiên cứu các vấn đề cơ bản của luật và hệ thống pháp lý, chẳng hạn như “Thế nào là luật?”, “Cái gì là tiêu chuẩn của hiệu lực pháp lý?”, “Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức là gì?” và nhiều vấn đề tương tự khác.
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
“Triết học” trong tiếng Anh là “philosophy” xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại φιλοσοφία (philosophia), có nghĩa là “tình yêu đối với sự thông thái”. Sự ra đời của các thuật ngữ “triết học” và “triết gia” được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. Một “nhà triết học” được hiểu theo nghĩa tương phản với một “kẻ ngụy biện”. Những “kẻ ngụy biện” hay “những người nghĩ mình thông thái” có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các “triết gia” là “những người yêu thích sự thông thái” và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước nên cũng chưa có pháp luật. Để hướng dẫn cách xử sự cho con người, xã hội nguyên thủy sử dụng phong tục tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo… Các quy tắc ứng xử này hình thành một cách tự phát trong cộng đồng trên cơ sở điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể lúc bấy giờ.
2. Triết học pháp luật với vai trò đồng hành
Chúng tôi cho rằng dân chủ phải là đặc trưng của pháp luật hiện nay. Chúng ta phải chấp nhận thực tế rằng triết học pháp luật không còn có thể tự cho mình vai trò làm sáng tỏ pháp luật, vì pháp luật tự thân nó đã đủ sáng tỏ. Chúng ta cũng phải chấp nhận rằng triết học pháp luật không hề có bất cứ “sự thông thái” hay “hiểu biết” nào có thể đóng góp “một cách thực chất” vào bất cứ thứ gì thuộc về pháp luật hiện đại. Như vậy, nếu triết học pháp luật chấp nhận từ bỏ vị trí “chỉ huy” của mình, môn học này chỉ còn có thể đóng vai trò đồng hành cho đề án pháp luật, nói một cách chính xác, là đồng hành suy ngẫm, lập luận và lí lẽ tạo nền tảng cho đề án pháp luật.
Chúng tôi cho rằng, giảng dạy triết học pháp luật phải thấm nhuần tư tưởng sau: triết học pháp luật không mang lại câu trả lời cụ thể cũng như công thức, mà chỉ tham gia vào quá trình tư duy về sự phức tạp của pháp luật đương đại, chứ không biến quá trình này thành của mình cũng như không gán ghép những gì thuộc về mình. Nếu chúng tôi đúng, thì triết học pháp luật chỉ còn là một hoạt động tranh luận mà việc công bố các nghiên cứu chỉ là kết quả của hoạt động này. Trên thực tế, vai trò mà chúng ta có thể dành cho triết học pháp luật hiện nay, cũng như giảng dạy triết học pháp luật, đó là dẫn dắt sự phát triển các lập luận và lí lẽ trong pháp luật.
Theo hướng đó, triết học pháp luật phải giúp chúng ta gợi mở và lan tỏa niềm tin, giá trị và quan niệm sẵn có của chúng ta. Triết học pháp luật phải dẫn dắt chúng ta trong tiến trình phát triển các lập luận đúng và các lí lẽ “có trọng lượng”. Nói một cách chính xác, triết học pháp luật cần giúp nhận diện các hàm số văn hóa hay triết học mấu chốt trong lĩnh vực này. Trên thực tế, triết học pháp luật phải cho phép chúng ta làm quen với các quan niệm khác nhau trong mối quan hệ giữa pháp luật và “đạo đức”, giữa xã hội và cá nhân, hay giữa các chủ đề khác. Theo cách này, triết học pháp luật không bàn về các phẩm chất mang tính hình thức của pháp luật mà chỉ dẫn dắt quá trình tư duy về những triển vọng của đề án pháp luật hiện đại. Chính nhờ vào lập luận và lí lẽ mà triết học pháp luật có thể tự mở cửa bước vào thế giới hiện thực. Tuy nhiên, điều này khó mà thực hiện một cách trực tiếp vì rất tiếc là triết học pháp luật không thể tiếp cận trực tiếp với hiện thực, mà phải thông qua đối thoại với các ngành khoa học khác, đặc biệt là khoa học pháp lí.
Vai trò của Chủ nghĩa Kant, mà Hans Kelsen là đại diện tiêu biểu, đã làm suy yếu vai trò của triết học trong pháp luật hiện đại với việc trói buộc pháp luật hiện đại trong một khuôn khổ thuần túy bằng cách từ chối chấp nhận niềm tin chính trị, xã hội, đạo đức và tôn giáo của cá nhân, mà điều này có lẽ đi ngược với tư tưởng của chính Kant. Thế nhưng chỉ cần từ bỏ vai trò chỉ huy của triết học pháp luật, chúng ta sẽ thấy rằng sự đối thoại với các ngành khoa học không phải là sự “lùi bước” mà đó chính là bản chất của mọi sự vật.
Tương tự như vậy, triết học pháp luật phải giúp tách biệt với chủ nghĩa thực chứng pháp luật. Thậm chí, có thể nói rằng điều tối quan trọng đối với giảng dạy triết học pháp luật là phải chỉ ra cho thấy môn học này không phải là để phục vụ cho pháp luật “thực định”, mà là cho việc định hình pháp luật tương lai. Thực vậy, chủ nghĩa rút gọn (réductionnisme) đặc trưng cho pháp luật thực chứng khiến người ta quên đi rằng thực ra các vấn đề pháp luật chính là liên quan tới các quyền mà chúng ta trao cho nhau và trao cho chính bản thân. Luật pháp mang tính quy phạm, bởi vì các quyền này được quy định dưới hình thức bắt buộc (“devoirêtre”), biến chúng ta trở thành những người vừa tạo ra vừa tiếp nhận các quyền đó.
Có thể thấy rằng, các Tòa án tối cao Canada, Hoa Kỳ và một số nước khác ngày càng có xu hướng tham khảo các quan điểm triết học pháp luật, cũng như tác phẩm của các giáo sư triết học pháp luật, và các quan điểm này chỉ là xuất phát điểm cho quá trình tư duy về triết học pháp luật. Chúng ta sẽ khuyến khích được tư duy phê phán của sinh viên nếu có thể chỉ cho họ thấy tư duy triết học pháp luật ảnh hưởng như thế nào đối với các tòa án nói trên và tác động thế nào tới quá trình xét xử. Tuy nhiên, các thẩm phán, với các quan điểm của họ về nạo phá thai, về chết tự nguyện, về quyền của các dân tộc bản địa, cũng như nhiều vấn đề khác, không phải là “đại diện cuối cùng” . Nếu triết học pháp luật phải tuân theo mạch hiện thực pháp lí ngày nay, và đặc biệt là về mặt án lệ, hiện thực pháp lí không thể được coi là “nền tảng” của các quan điểm triết học pháp luật. Các thẩm phán không thể được xem là các triết gia pháp luật, như nhiều triết gia luật đương đại vẫn ngầm tung hô một cách mù quáng (Dworkin), mà họ chỉ có thể là những người đối thoại quan trọng của chúng ta – những người vừa là chủ thể vừa là đối tượng hướng tới của các quyền.
3. Triết học pháp luật và vai trò của công luận
Nếu nhìn từ phương diện lập luận, triết học pháp luật phải được coi là một bên trong tranh luận về đề án pháp luật hiện đại. Nói một cách cụ thể, triết học pháp luật phải chấp nhận đưa các lập luận và lí lẽ của mình ra thảo luận công khai. Chính nhờ đó mà “trọng lượng” và “giá trị” của mỗi lập luận và mỗi lí lẽ sẽ được xem xét và đánh giá theo quan điểm và hiểu biết của tất cả mọi người. Cũng nhờ đó mà chúng ta mới có thể suy ngẫm về tính hợp lí và các mức độ hợp lí khác nhau của đề án pháp luật. Theo quan điểm riêng của chúng tôi, tính hợp lí về mặt “truyền tải” phải được đặt lên hàng đầu.
Trên thực tế, khi coi việc đưa ra lập luận và lí lẽ như một yếu tố chủ chốt của đề án pháp luật, triết học pháp luật đồng hành một cách thực tế với đề án pháp luật bằng việc chứng minh rằng tính hợp lí về mặt thực tế của đề án pháp luật đã được kiểm nghiệm qua tranh biện rộng rãi. Tranh biện rộng rãi chính là sự tương tác thực tế giữa người với người về các chủ đề pháp luật, giúp định hình các lập luận và lí lẽ, và từ đó trình bày với người nghe để được đánh giá và công nhận. Bằng việc nhấn mạnh tới vai trò của tranh luận rộng rãi trong giảng dạy, chúng tôi muốn cho sinh viên làm quen với việc trong ngành luật, công chúng là đối tượng mà họ phải hướng tới. Sinh viên phải hiểu rằng công chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng để phát triển và duy trì sự hình thành ý chí và quan điểm về đề án pháp luật hiện đại. Bởi vì pháp luật được xây dựng bởi chính “chúng ta”, ngôi thứ nhất số nhiều, bản thân giảng dạy triết học pháp luật phải được cụ thể hóa thông qua các thảo luận và diễn ngôn mang tính phê phán liên quan tới công chúng và sự hình thành ý chí và lí lẽ một cách hợp lí.
4. Hướng tới một quan niệm dân chủ về pháp luật
Triết học pháp luật với tư cách là nguồn của các lập luận đúng hay lí lẽ sáng suốt tự thân nó đã là một quan điểm triết học. Ngay từ đầu chúng ta đã thừa nhận điều này, bởi vì giảng dạy triết học pháp luật, bản thân nó, xuất phát từ quan niệm về pháp luật và liên quan mật thiết tới điều này. Nhưng trên hết, cuối cùng chúng ta vẫn cần trả lời cho câu hỏi mà đến nay vẫn lẩn quẩn trong đầu, đó là: “Giảng dạy triết học pháp luật nhằm mục đích gì?”.
Để hiểu về quan niệm dân chủ về pháp luật, có lẽ trước hết phải nhấn mạnh rằng quan niệm này khác với quan niệm “đạo đức tự do” (moralité libérale) về pháp luật vẫn đang được giảng dạy tại các trường luật ở Bắc Mỹ. Quan niệm “đạo đức tự do” là một trường phái triết học pháp luật tự đánh đồng với niềm tin vào sự tồn tại tiền chính trị của một nhóm các nguyên tắc và quy phạm nền tảng, cũng như niềm tin theo đó tư duy về pháp luật phải dựa trên giả định một số “quyền mang tính đạo đức” có thể vừa bảo đảm tự do cá nhân (được làm những điều không bị cấm) vừa kiểm soát được hoạt động tập thể. Giảng dạy triết học pháp luật tại Bắc Mỹ đã luôn định hướng theo một niềm tin như vậy. Thứ niềm tin này được biểu hiện rõ qua các tuyên bố về niềm tin trong các “thể chế” tự do.
Không phủ nhận là chúng tôi coi một triết gia pháp luật như Ronald Dworkin, và đặc biệt là qua cuốn sách gần đây nhất của ông là Luật của tự do (Freedom’s Law), chính là đại diện tiêu biểu cho kiểu quan niệm này. Kết quả là giảng dạy triết học pháp luật đã trở thành phương tiện để thúc đẩy người ta tin tưởng vào các Thể chế “của chúng ta”. Hơn nữa, giảng dạy triết học pháp luật còn đào tạo ra những con người tin tưởng rằng dân chủ chỉ là phương tiện, công cụ để truyền bá đạo đức tự do”. Giảng dạy triết học pháp luật do đó tạo ra thêm “đạo đức tự do”, điều mà chúng tôi đánh giá cao, nhưng không vì thế mà nó làm cho con người thoát khỏi địa vị thấp kém, như Kant đã nói. Quan niệm dân chủ về pháp luật mà chúng tôi đề xuất trong giảng dạy triết học pháp luật với mục tiêu nhất định, như chúng tôi đã giải thích, đi theo một hướng khác. Trước hết bởi vì dân chủ, theo như chúng tôi hiểu, tự nó đã mang trong mình giá trị. Trên thực thế, nếu như triết học pháp luật, như Kant đã khẳng định, là lối thoát của con người khỏi xiềng xích của ngoại trị (hétéronomie) (các lập luận của quyền lực) để hướng tới sự tự trị (autonomie) (các lập luận về lí tính như cá nhân quan niệm), chính sự tự trị này phải vươn lên để chống lại sự ràng buộc của triết học.
Nếu tính hiện đại của pháp luật có thể được tóm gọn lại trong đòi hỏi rằng mọi chủ thể pháp luật đều phải có thể coi nhau như là người tạo ra và người tiếp nhận các quyền, các chuẩn mực và các thể chế, thì giảng dạy triết học pháp luật không thể bị bó buộc ở phương diện ngoại trị, một đặc trưng của “đạo đức tự do”, mà còn phải đề cập tới cả tính hiện đại. Triết học pháp luật không thể thay thế cho người tạo ra các quyền, mà phải là người đồng hành. Triết học pháp luật bản thân nó phải phán ánh được mục tiêu dân chủ của đề án pháp luật hiện đại.
5. Những thành tựu đạt được trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ pháp luật ở Việt Nam hiện nay
Tính đến ngày 1/1/2020, cả nước có 8.546 cán bộ, công chức làm công tác pháp lý. Trong đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 4.173 người; các địa phương hiện có 80 phòng Pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, có tổng số 2.242 người còn ở khối doanh nghiệp nhà nước có 1.801 người làm công tác pháp chế.
Qua kết quả rà soát cho thấy hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, đội ngũ cán bộ pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều được đào tạo chính quy, bài bản (gần 99% cán bộ, công chức làm nhiệm vụ xây dựng pháp luật có trình độ từ đại học trở lên), có kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm trong công việc.
Ngày 29/4/2021, chủ trì Phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Cải cách tư pháp Trung ương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã nhấn mạnh cần xây dựng Đề án mới về xây dựng 2 trường Đại học Luật thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật, về xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp khác trình Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh mới, tình hình mới với mục tiêu cao hơn, sâu sắc hơn.
Về việc thực hiện Quyết định số 2083-QĐ/TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”, tính đến cuối năm 2021, quy mô đào tạo các chức danh tư pháp cơ bản đáp ứng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của bộ, ngành tư pháp và nhu cầu xã hội, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu được giao trong Đề án. Đặc biệt, đào tạo nghề công chứng vượt xa chỉ tiêu được giao cao gấp 3,2 lần mục tiêu đề ra. Quy mô bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho một số chức danh tư pháp đạt khoảng 71% chỉ tiêu được giao. Quy mô bồi dưỡng chuyên sâu trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật theo mục tiêu phục vụ hội nhập quốc tế, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt khoảng 39%.
Hàng năm, Bộ Tư pháp đều tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức liên quan tới công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), triển khai thi hành pháp luật cho cán bộ, công chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt, Thực hiện Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, Bộ Tư pháp đã giao Trường ĐH Luật Hà Nội xây dựng riêng Chương trình hệ văn bằng hai đại học chính quy cho đối tượng người làm công tác pháp lý chưa có trình độ cử nhân luật.
Như vậy, có thể nói những năm gần đây việc đào tạo đội ngũ cán bộ pháp luật ở Việt Nam hiện nay được Nhà nước quan tâm và có nhiều thành tựu đáng kể. Việc nâng cao đào tạo đội ngũ cán bộ pháp luật đã góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Chủ Nghĩa Xã Hội.