Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

* Căn cứ vào những dấu hiệu khách quan:

Căn cứ vào những dấu hiệu khách quan tức là việc phân chia các hình thức đồng phạm dựa vào những dấu hiệu pháp lý của đồng phạm được biểu hiện ra bên ngoài thế giối khách quan.

Dựa trên căn cứ đó, Luật Hình sự phân chia thành hai hình thức đồng phạm:

+ Đồng phạm giản đơn:

Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia thực hiện tội phạm đều giữ vai trò là người thực hành.

+ Đồng phạm phức tạp:

Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có các loại người khác nhau thực hiện các hành vi khác nhau.

* Căn cứ vào các dấu hiệu chủ quan:

Căn cứ vào các dấu hiệu chủ quan tức là việc phân chia các hình thức đồng phạm dựa trên cơ sở những diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra.

Trên cơ sở đó, khoa học Luật Hình sự đã phân chia đồng phạm ra thành hai hình thức:

+ Đồng phạm có thông mưu trước:

Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó giữa những người tham gia có sự bàn bạc, thỏa thuận với nhau từ trước khi thực hiện tội phạm.

+ Đồng phạm không có thông mưu trước:

Đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia thực hiện tội phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận với nhau từ trước khi thực hiện tội phạm.

Luật LVN Group phân tích chi tiết quy định pháp luật về đồng phạm như sau:

Các loại người đồng phạm bao gồm: Người thực hành; người tổ chức; người xúi giục; người giúp sức. Các hình thức đồng phạm bao gồm: Đồng phạm giản đơn; đồng phạm phức tạp.

 

1. Các loại người đồng phạm:

Trong việc thực hiện hành vi khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể, hành vi của mỗi người giữ một trong bốn vai trò. Đó là hành vi thực hiện; hành vi tổ chức; hành vi xúi giục (người khác) và hành vi giúp sức (người khác, trong việc thực hiện hành vi khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể. Tương ứng với bốn loại hành vi này là bốn người đồng phạm: Người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức. Bốn loại người đồng phạm này được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 hiện hành. Quy định này tạo cơ sở xác định các dạng hành vi tham gia thực hiện hành vi khách quan được mô tả có thể bốn loại hành vi phạm tội mà cơ sở pháp lý của chúng là cấu thành tội phạm của bốn loại hành vi đồng phạm. Dựa trên việc xem xét hành vi tham gia trong đồng phạm mà xác định trách nhiệm hình sự cho người đó trong phạm tội cụ thể với tư cách là người đồng phạm tương ứng, như là người tổ chức, người thực hành, người xúi giục hay người giúp sức.

 

1.1 Người thực hành:

Theo quy định của khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm”. Người thực hành có vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm. Dù là ở hình thức đồng phạm đơn giản hay phức tạp, luôn phải có người thực hành. Xét về dấu hiệu khách quan, người thực hành chính là người trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể. Hành vi của họ có thể là hành vi thỏa mãn một phận hoặc toàn bộ dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể. “Trực tiếp thực hiện tội phạm” là đặc điểm để phân biệt người thực hành với những người đồng phạm khác.

Những người đồng phạm khác chỉ có mối quan hệ gián tiếp đối với việc thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể mà không trực tiếp thực hiện tội phạm. Họ đã có tác động, ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm cụ thể bằng hành vi tổ chức, xúi giục hay giúp sức việc thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể của người thực hành. Có thể thấy, điều luật quy định về người thực hành mới chỉ thừa nhận một dạng người thực hành, tức là người thực hành tự mình thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, ngoài việc tự mình thực hiện tội phạm, người thực hành còn thực hiện tội phạm thông qua hành vi của người khác. Dạng người thực hiện hành vi này vẫn được thừa nhận nhưng khác biệt ở chỗ người kia không phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với người thực hành vì những lý do khác nhau như không có lỗi hoặc không có lỗi cố ý do sai lầm, không có đủ điều kiện của chủ thể – chưa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự,…

Thay vì trực tiếp tự mình thực hiện hành vi được mô tả tỏng cấu thành tội phạm cụ thể, người thực hành dạng này đã có hành vi tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi hay sử dụng người khác như một công cụ, lợi dụng người khác để thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể mà người này lại không phải chịu trách nhiệm hình sự. Để tạo cơ sở đầy đủ cho việc xây dựng cấu thành tội phạm của hành vi thực hành cũng như xác định người thực hành trong đồng phạm, theo học viên, cần thiết phải bổ sung quy định cụ thể về dạng người thực hành không tự mình thực hiện tội phạm vào quy định về người thực hành trong điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Bên cạnh đó, nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, chưa thực hiện được mục đích tội phạm, chưa xảy ra hậu quả của tội phạm và tất nhiên vấn đề trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác sẽ chỉ em xét ở mức độ chuẩn bị phạm tội theo quy định tại điều 14 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Xét về dấu hiệu chủ quan, người thực hành có lỗi cố ý (cùng cố ý) với hành vi thực hiện hành vi khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể hoặc khi có hành vi lợi dụng hoặc sử dụng người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Khi thực hiện tội phạm, người thực hành đã ý thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra, nhận thức được hành vi tác động, hỗ trợ hay sử dụng người khác để thực hiện tội phạm của những người đồng phạm khác trong việc thực hiện tội phạm chung, nhận thức được hậu quả chung. Trong ý chí của người thực hành là mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả phạm tội xảy ra.

 

1.2 Người tổ chức

“Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm”. Quy định tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thể hiện vai trò của người tổ chức trong đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm cụ thể dưới các dạng chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy nhóm đồng phạm. Người chủ mưu là người đề xướng chủ trương và phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm cụ thể. Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm cho từng người trong nhóm, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm cụ thể.

Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang trong việc thực hiện tội phạm cụ thể. Tóm lại, người tổ chức là người tổ chức ra nhóm đồng phạm hoặc là người tổ chức việc cùng thực hiện tội phạm của nhóm đồng phạm. Người chủ mưu và người cầm đầu là người tổ chức ra nhóm đồng phạm để cùng thực hiện tội phạm cụ thể. Người cầm đầu cũng có thể đồng thời là người tổ chức việc thực hiện tội phạm cụ thể như người chỉ huy. “Những vai trò trên có thể do những người phạm tội khác nhau đảm nhận, nhưng cũng có thể chỉ do một người nắm giữ”. Đúc kết từ thực tiễn đấu tranh chống tội phạm ở Việt Nam, theo nguyên tắc xử lý quy định ở Điều 3 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, người tổ chức là loại đối tượng nguy hiểm nhất, cần phải nghiêm trị.

 

1.3 Người xúi giục

“Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm:. Điều luật đã liệt kê các dạng hành động của người xúi giục là kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi. Các dạng hành động này có đặc điểm chung là tác động đưa người khác đến việc thực hiện một tội phạm cụ thể. Những hành vi khác nhau được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau, dẫn tời có những tác động khác nhau trong việc đưa người khác đến việc thực hiện một tội phạm cụ thể tùy thuộc vào đối tượng tác động.

Qua hành vi kích động, dụ dỗ, người xúi giục tác động đến người thực hành hay người xúi giục, làm họ nảy sinh ý định phạm tội và đi đến quyết định thực hiện một tội phạm cụ thể. Người xúi giục cũng có thể làm cho người mà có sẵn ý định phạm tội đi đến quyết định thực hiện một tội phạm cụ thể qua nhiều hành vi thúc đẩy của mình. hành vi xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, như lôi kéo, cưỡng ép, lừa dối…

Tuy nhiên, những thủ đoạn này được sử dụng để tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác để người này đi đến tự ý quyết định và thực hiện một tội phạm cụ thể. Cấn phân biệt với trường hợp người thực hành không tự mình thực hiện tội phạm, sử dụng thủ đoạn tác động người khác để lợi dụng họ, coi họ như công cụ phạm tội. Hành vi xúi giục phải cụ thể, nhắm vào đối tượng nhất định. nếu hành vi đó chỉ là những lời nói, kêu gọi, thông báo, mang tính gợi ý chung chung hay hành vi phổ biến, gieo rắc tư tưởng cấu mà không có mục đích thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm cụ thể thì không phải là hành vi xúi giục, có thể cấu thành tội phạm độc lập khác như tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp theo Điều 325 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

 

1.4 Người giúp sức

“Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Trong một vụ án có đồng phạm, vai trò của người giúp sức rất quan trọng. Căn cứ vào những dấu hiệu khách quan, hành vi giúp sức gồm hai loại giúp sức về vật chất và giúp sức về tinh thần. Giúp sức về tinh thần là những hành vi tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm như chỉ dẫn góp ý, cho lời khuyên, cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện tội phạm, tạo điều kiện để người thực hành thực hiện thuận lợi hơn tội phạm cụ thể.

Dạng hành vi giúp sức về tinh thần khác là hành vi hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội, che giấu tội phạm hoặc sẽ tiêu thụ các vật, tiền do phạm tội mà có sau khi người thực hành thực hiện xong tội phạm cụ thể. Dạng hành vi giúp sức này có tác động củng cố quyết tâm thực hiện tội phạm cụ thể của người thực hành. Khác với nhành vi tổ chức và xúi giục chỉ có thể thực hiện bằng hành động, hành vi giúp sức có thể thực hiện bằng không hành đông.

Giúp sức về vật chất là hành vi cung cấp phương tiện, công cụ phạm tội, có hành động khắc phục những trở ngại để người thực hành thực hiện tội phạm được dễ dàng thuận lợi hơn. Hành vi giúp sức được thực hiện khi người thực hành bắt đầu thực hiện tội phạm hoặc có thể khi người thực hành bắt đầu thực hiện tội phạm hoặc có thể khi người thực hành đang thực hiện tội phạm, người giúp sức tạo điều kiện thuận lợi hơn để dễ dàng tiếp tục thực hiện tội phạm. Người giúp sức phải có lỗi cố ý đối với hành vi tạo điều kiện tinh thần và vật chất nêu trên và có lỗi cùng cố ý với hành vi thực hiện tội phạm chung.

Hành vi tạo điều kiện tinh thần hay vật chất và việc thực hiện tội phạm của người thực hành có mối quan hệ nhân quả với nhau. So với những loại người đồng phạm khác, hành vi giúp sức trong đồng phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm thấp hơn và không bị coi là đối tượng phải nghiêm trị như người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy. hành vi của người giúp sức cũng có thể là hành vi của chính người đồng phạm khác như người tổ chức, tuy nhiên người giúp sức chỉ đóng vai trò chủ yếu trong vụ án có đồng phạm, không có vị trí quyết định hàng đầu nên có thể được xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt nhẹ hơn.

 

2. Các hình thức đồng phạm.

Trong khoa học luật hình sự, có nhiều quan điểm khác nhau về các hình thức của đồng phạm. Căn cứ các đặc điểm khác nhau của đồng phạm chúng ta có các cách phân loại hình thức đồng phạm khác nhau. Một cách phân loại thường thấy là: Theo dấu hiệu chủ quan, đồng phạm bao gồm đồng phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước; theo dấu hiệu khách quan, đồng phạm bao gồm đồng phạm đơn giản và đồng phạm phức tạp. Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 không có quy định về các hình thức của đồng phạm mà chỉ quy định một hình thức đồng phạm đặc biệt là phạm tội có tổ chức.

Có thể hiểu, trong bộ luật hình sự, các nhà làm luật phân loại thành hai hình thức đồng phạm là phạm tội có tổ chức và đồng phạm thường. Mỗi cách phân loại đều có căn cứ hợp lý riêng, dù phân loại theo cách nào cũng phải phản ánh được tính chất, mức độ liên kết trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm và tính chất, mức độ liên kết trong quá trình thực hiện hành vi đồng phạm và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hình thức đồng phạm đó, bổ trợ, giúp ích việc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. Ở luận văn này, học viên nghiên cứu về các hình thức đồng phạm đã được thừa nhận chung và đã có sự công nhận cao như sua:

 

2.1 Đồng phạm giản đơn

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung) của trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra khái niệm đồng phạm giản đơn như sau:

“Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia vào vụ phạm tội đều giữ vai trò là người thực hành”.

Ở giáo trình này, các tác giả căn cứ dấu hiệu khách quan, đó là các đặc điểm mặt khách quan của tội phạm có đồng phạm đó, mà phân loại thành đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.

Ở hình thức đồng phạm này, tất cả những người đồng phạm đều thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm. Do đó mà hình thức đồng phạm này còn được gọi là đồng phạm thực hành. Những người thực hiện hành vi phạm tội đều có vai trò là người thực hành trong vụ án có đồng phạm. Những người đồng thực hành đều thỏa mãn đặc điểm chủ thể, và phải đầy đủ các dấu hiệu đặc biệt của chủ thể của tội phạm đó nếu có. thời gian, địa điểm phạm tội của những người đồng thực hành là trùng hợp nhau.

Theo TSKH.GS Lê Văn Cảm, hình thức đồng phạm đơn giản có thể được hiểu là hình thức phạm tội không có sự thông mưu trước của những người cùng thực hiện tội phạm. Chứng minh cho quan điểm này ta xét về mặt khách quan, những người đồng phạm không có sự bàn bạc, lên kế hoạch phạm tội cũng như không có sự phân công vai trò tổ chức, thực hành giúp sức, xúi giục ở đây. Bởi vì họ đều cùng hành động, đều có vai trò là người thực hành, trực tiếp thực hành hành vi phạm tội. Xét về mặt chủ quan, không có sự thông mưu trước thể hiện sự hạn chế trong liên kết giữa những người phạm tội, sự cố ý mắc nối, cấu kết là không đáng kể.

TSKH.GS Lê Văn Cảm không phân loại hình thức của đồng phạm theo đa số quan điểm nghiên cứu khác mà thu gọn chung, hợp nhất đồng phạm đơn giản và đồng phạm không có thông mưu trước. Đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó giữa những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận với nhau trước về việc tham gia thực hiện tội phạm. Trong hình thức đồng phạm này, tuy giữa những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với nhau về việc thực hiện tội phạm, nhưng mỗi người đều nhận thức được họ cùng với những người đồng phạm khác đang thực hiện một tội phạm nhất định hoạt động phạm tội của mỗi người trong số họ tiến hành trong sự liên hệ với nhau.

Hai hình thức đồng phạm này có nhiều đặc điểm chung. Khi thống nhất như vậy, hình thức đồng phạm giản đơn được hiểu theo nghĩa rộng, khái quát hơn. Không chỉ là hình thức đồng phạm đơn giản với dầu hiệu khách quan là tất cả những người đồng phạm đều cùng thực hiện hành vi mà còn đơn giản ở đặc điểm về mặt chủ quan, không có sự liên kết chặt chẽ về ý thức giữa các chủ thể. “Mỗi người đồng phạm chỉ biết về hoạt động phạm tội của 01 (hoặc nhiều) người khác tại thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm trong quá trình cùng thực hiện tội phạm”.

Sự đơn giản trong đồng phạm được mở rộng, trước hết ở chỗ đồng phạm không có thông mưu trước, thứ hai là trong đồng phạm không có thông mưu trước có thể không phải tất cả những người đồng phạm đều là người đồng thực hành. Sự đơn giản thể hiện chủ yếu ở các dấu hiệu chủ quan, không có sự phân công vai trò, nhiệm vụ hay tổ chức chặt chẽ, xác định kế hoạch, thiếu đi sự liên nhận thức về hành động của nhau giữa những người trong nhóm đồng phạm.

 

2.2 Đồng phạm phức tạp

Khoa học luật sự Việt Nam có quan điểm định nghĩa đồng phạm phức tạp như sau: “Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó những người đồng phạm giữ vai trò khác nhau” hoặc là  “Là hình thức đồng phạm có sự phân công vai trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm”.

Theo đó, ở trường hợp đồng phạm này, có người thực hiện hành vi tổ chức, giúp sức xúi giục đối với người thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm và có một hoặc một số người tham gia giữ vai trò là người thực hành. Cũng như việc đưa ra khái niệm đồng phạm giản đơn nêu trên, hầu hết các quan điểm đều tiếp cận và phân loại hình thức đồng phạm theo dấu hiệu khách quan. Định nghĩa trên thể hiện, trong vụ án đồng phạm phức tạp, có sự phân công vai trò của những người tham gia thực hiện hành vi phạm tội.

Hành vi của mỗi người biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan tương ứng với mỗi giá trị, trách nhiệm khác nhau, đó là người thực hành, người tổ chức, người giúp sức và người xúi giục. Không nhất thiết ở vụ án đồng phạm phức tạp nào cũng phải đầy đủ tất cả các loại người đồng phạm và chỉ có một hoặc một số người đồng phạm (người đồng thực hành) thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Xét theo dấu hiệu chủ quan, ở phần lớn các đồng phạm phức tạp có sự thông mưu giữa những đồng phạm. hành vi tổ chức, xúi giục hay giúp sức thường được thực hiện trước hành vi thực hành. Bởi vậy mà còn có quan điểm hình thức đồng phạm phức tạp là hình thức phạm tội có sự thông mưu trước của những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm.

Những người đồng phạm có sự bàn bạc trước về kế hoạch thực hiện tội phạm và giữa những người đồng phạm và có sự phân công vai trò ở mức độ nhất định. Từ đó, giữa những người đồng phạm có sự cấu kết với nhau, thiết lập một mối liên hệ tương đối chặt chẽ, tuy nhiên chưa đạt đến mức độ của hình thức phạm tội có tổ chức. Sự phức tạp của hình thức này thể hiện ở chỗ trước khi người thực hành hoặc cả bọn thực hiện hành vi phạm tội giữa những người đồng phạm đã có sự bàn bạc, thống nhất ý chí với nhau về chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội, lựa chọn hình thức phạm tội, cách che giấu tội phạm…

Họ có thể thỏa thuận để thống nhất ý kiến về mọi chi tiết có liên quan đến tội phạm. Do có sự thông mưu trước như vậy, cho nên nội dung sự phối hợp hoạt động của những người đồng phạm có tính toán kỹ hơn hơn, chuẩn bị chu đáo hơn, có thể đưa lại hiệu quả lớn hơn và tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn đồng phạm đơn giản. Sự thỏa thuận này có thể diễn ra trước thời điểm thực hiện tội phạm một thời gian dài hoặc ngay trước khi phạm tội.

Khi xem xét, so sánh về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của các hình thức đồng phạm, quan điểm của TS Trần Quang Tiệp cho rằng “Chúng ta không thể kết luận đồng phạm phức tạp có mức độ tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn đồng phạm giản đơn và ngược lại”. TS Trần Quang Tiệp đã nghiên cứu 181 vụ án có đồng phạm, trong đó có 20 vụ án đồng phạm giản đơn chủ yếu là các vụ án phạm tội gây rối trật tự công cộng, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, giết người, chống người thi hành công vụ,…

Các vụ án này đều không có thông mưu trước. Đồng phạm phức tạp thì thường xảy ra ở nhóm các tội phạm an ninh quốc gia, nhóm các tội phạm về tham nhũng, nhóm các tội phạm về ma túy, tội phạm xâm phạm sở hữu. 

Như vậy, khi nghiên cứu về các hình thức của đồng phạm, chúng ta cần hiểu về đồng phạm đơn hay đồng phạm phức tạp theo nghĩa rộng, tức là trong đó thể hiện sự thông mưu trước của đồng phạm. Từ đó đem lại một ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn. Chúng ta thấy rõ được tính chất nguy hiểm của từng hình thức và từ đó xem xét trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt phù hợp nhất đối với những người đồng phạm. Xem xét trên phương diện tổng quát hơn nữa, chúng ta sẽ có những cải cách trong công tác tư pháp và có những tiến bộ trong lập pháp.

 

3. Phân loại các hình thức đồng phạm

3.1 Phân loại theo ý thức chủ quan

– Đồng phạm có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm trong đó giữa những người đồng phạm đã có sự thỏa thuận, bàn bạc trước về tội phạm cùng thực hiện.

– Đồng phạm không có thông mưu trước: Là hình thức trong đó giữa những người đồng phạm không có sự thỏa thuận, bàn bạc trước về tội phạm cùng thực hiện.

 

3.2 Phân loại theo dấu hiệu khách quan

– Đồng phạm đơn giản: Là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia vào vụ đồng phạm đều với vai trò là người thực hành.

– Đồng phạm phức tạp: là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một số người thực hành còn lại những người khác với vai trò là người tổ chức hoặc xúi giục hoặc người giúp sức.

Hai cách phân loại trên chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận.

Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan và khách quan

– Phạm tội có tổ chức: Phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm (Khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).

Như vây, đặc điểm của phạm tội có tổ chức là sự cấu kết chặt chẽ giữa những người trong đồng phạm.

Sự cấu kết chặt chẽ tức là chỉ mức độ liên kết cao hơn, chặt chẽ hơn về khách quan và sự phân hóa vai trò nhiệm vụ về chủ quan của mỗi người trong đồng phạm.

ranh giới xác định như thế nào là sự câu kết chặt chẽ chỉ mang tính tương đối. Thực tiễn thừa nhận các trường hợp sau là phạm tội có tổ chức:

+ Những người đồng phạm đã tham gia vào tổ chức phạm tội như Đảng phái chống chính quyền nhân dân, băng ổ trộm, cướp.

+ Những người phạm tội đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước.

+ Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã thực hiện theo kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo.

 

4. Phân loại theo dấu hiệu chủ quan

Theo dấu hiệu này, đồng phạm gồm hai hình thức là đồng phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước.

Đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó không có sự thảo thuận, bàn bạc trước với nhau về tội phạm mà họ cùng thực hiện.

Thuộc hình thức đồng phạm này chỉ có thể là trường hợp những người đồng phạm đồng ý với nhau về tội phạm sẽ thực hiện tại nơi tội phạm sẽ xảy ra và thực hiện ngay tội phạm đó hoặc là trường hợp đồng phạm được hình thành khi có người đang thục hiện tội phạm. Trong cả hai trường hợp này, những người đồng phạm đều không có điều kiện để bàn bạc với nhau về tội phạm mà họ cùng nhau thực hiện.

Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm, trong đó những người đồng phạm đã có sự thỏa thuận bàn bạc trước với nhau.

Do có việc thỏa thuận, bàn bạc chặt chẽ như vậy nên giữa những người đồng phạm có mối quan hệ chặt chẽ hơn, có điều kiện chuẩn bị tốt hơn, có khả năng gây thiệt hại lớn hơn,… Hình thức đồng phạm này nhìn chung nguy hiểm hơn hình thức đồng phạm không có thông mưu trước.

 

5. Phân loại theo dấu hiệu khách quan

Theo dấu hiệu khách quan, đồng phạm được chia hai hình thức là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp. Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia vào vụ phạm tội đều giữ vai trò là người thực hành.

Đây là trường hợp đồng phạm trong đó tất cả những người đồng phạm đều thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm. Do đều là ngươi thực hành nên những người đồng phạm trong đồng phạm giản đơn được gọi là những người đồng thực hành.

Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó những người đồng phạm giữ vai trò khác nhau.

Đây là trường hợp đồng phạm trong đó không chỉ có người thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà còn có người thực hiện hành vi tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.

 

6. Phạm tội có tổ chức

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì:

“Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”

Từ định nghĩa trên thì ngoài các dấu hiệu của đồng phạm nói chung, phạm tội có tổ chức, có dấu hiệu đặc trưng là “có sự câu kết chặt chẽ” giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm nên để xác định trường hợp cụ thể nào đó có thể là phạm tội có tổ chức, trước hết phải xác định trường hợp đó thỏa mãn dấu hiệu đồng phạm nói chung.

Trong các trường hợp đồng phạm, những người phạm tội thường có bàn bạc trước và có sự phân công thực hiện tội phạm, nhưng không phải bất cứ trường hợp nào có bàn bạc trước và có sự phân công thực hiện tội phạm cũng đều là phạm tội có tổ chức, vì phạm tội có tổ chức có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Ví dụ cụ thể: A và B muốn có tiền nên đã rủ nhau đu trộm cắp tài sản, tại hiện trường,  A phân công B canh gác để A lấy trộm tài sản. Đây là trường hợp đồng phạm thông thường; không phải là trường hợp đồng phạm có tổ chức.

Phạm tội có tổ chức có các dấu hiệu của đồng phạm chung và có thêm dấu hiệu “có sự câu kết chặt chẽ” giữa những người thực hiện.

Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật LVN Group muốn cung cấp đến bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến hotline 1900.0191 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!