Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

– Luật thương mại năm 2005.

2. Tranh chấp thương mại là gì?

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quả trình thực hiện các hoạt động thương mại.

3. Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tòa án là gì?

Trước đây, pháp luật Việt Nam quy định riêng thủ tục tố tụng kinh tế, hiện nay thủ tục này được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Bởi thực chất tranh chấp kinh tế là một dạng tranh chấp dân sự, tuy nó có những đặc thù và yêu cầu riêng so với những loại tranh chấp khác xong qúa trình cải cách tư pháp của nhà nước Việt Nam đã đáp ứng được những yêu cầu đó.

Trình tự giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục Tòa án cụ thể như sau:

3.1. Khởi kiện vụ việc

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm một hoặc các bên tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc này được tiến hành thông qua bộ hồ sơ gồm:

+ Đơn khởi kiện.

+ Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Trong hồ sơ khởi kiện theo thủ tục Tòa án không có văn bản thoả thuận Tòa án của các bên. Bởi nguyên tắc thoả thuận này được xác định theo thoả thuận trọng tài. Nếu các bên có thoả thuận trọng tài thì trọng tài giải quyết tranh chấp kinh tế của các bên, ngược lại nếu các bên không có thoả thuận trọng tài thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế thuộc về Tòa án. Tuy nhiên trong các trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu; không thể xác định được đối tượng tranh chấp cụ thể là gì, Hội đồng Trọng tài, Trung tâm Trọng tài nào của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết; khi được nguyên đơn cho biết bằng văn bản hay được Tòa án thông báo về việc nguyên đơn đã nộp đơn kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ tranh chấp mà bị đơn không phản đối hay bị đơn có phản đối nhưng không xuất trình được tài liệu, chứng cứ để chứng minh là trước đó các bên đã có thoả thuận trọng tài; có quyết định của Tòa án huỷ quyết định trọng tài.. thì vụ tranh chấp dù các bên có thoả thuận trọng tài nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Hồ sơ khởi kiện được gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện đối với các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Không phụ thuộc vào giá trị tranh chấp, thời điểm xảy ra tranh chấp mà căn cứ vào chủ thể và nội dung tranh chấp, những tranh chấp giản đơn, không quá phức tạp thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết. Đối với các tranh chấp kinh tế khác, các bên tiến hành khởi kiện tại Tòa án kinh tế thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Xét về chủ thể và nội dung tranh chấp thì Tòa kinh tế thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền rộng rãi hơn Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế.

Điều này cho thấy, dù được coi là một dạng tranh chấp dân sự nhưng tranh chấp kinh tế được xác định là loại tranh chấp phức tạp chứ không phải là tranh chấp đơn giản, phổ thông. Đặc biệt, tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài gồm trường hợp một hoặc các bên tranh chấp là tổ chức, cá nhân nước ngoài; sự kiện nảy sinh tranh chấp sảy ra ở nước ngoài và tài sản, hàng hoá tranh chấp đang ở nước ngoài thì không kể nội dung tranh chấp là gì vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết cùa Tòa kinh tế thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Phù hợp thẩm quyền của mình, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án đó là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở. Các bên cũng có thể thoả thuận Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn. Trường hợp tranh chấp về bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Cần lưu ý rằng, theo thủ tục trọng tài hay theo thủ tục Tòa án thì thời hiệu khởi kiện cũng là 2 năm từ thời điểm phát sinh tranh chấp. Tức là quá thời hạn hai năm các bên không còn quyền khởi kiện và trọng tài hoặc Tòa án không tiếp nhận để giải quyết tranh chấp của các bên nữa. Nhưng trong tình huống này các bên vẫn có thể tiến hành giải quyết tranh chấp của mình bằng thủ tục thương lượng hoặc hoà giải.

3.2. Thụ lý vụ án

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. (Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. (Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)

3.3. Chuẩn bị giải quyết

Sau khi thụ lý vụ án, căn cứ quy định tại Điều 197 và 198 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án. Thẩm phán tiến hành chuẩn bị xét xử trong thời hạn 2 tháng, đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì có thể kéo dài nhưng thời hạn kéo dài thêm không quá 1 tháng (Điểm b khoản 1 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Việc chuẩn bị xét xử gồm các công việc sau:

Thứ nhất, thu thập chứng cứ

Theo quy định tại Chương VII Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì các bên tranh chấp có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án; nếu không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó. Việc đương sự giao nộp chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Nếu giao nộp cho Tòa án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. Ngoài ra, Thẩm phán có quyền yêu cầu đương sự nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và thực hiện một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ khi thấy cần thiết. Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định định giá tài sản, xem xét, thẩm định tại chỗ, uỷ thác thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.

Thẩm phán nghiên cứu và đánh giá nội dung tranh chấp kinh tế của các bên để có căn cứ pháp lý cho các bước giải quyết tiếp theo.

Thứ hai, hòa giải

Theo quy định tại Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, cũng như thủ tục trọng tài, hoà giải là bắt buộc trong thủ tục Tòa án. Thẩm phán tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp trừ những tranh chấp yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và tranh chấp phát sinh từ giao dịch trái pháp luật, đạo đức xã hội thì không được hoà giải.

Tham gia hòa giải, ngoài Thẩm phán còn có Thư ký Tòa án, các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ và người phiên dịch. Việc hòa giải phải được tiến hành theo nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự và nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Tại phiên hoà giải Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ thoa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Các bên tự do, tự nguyện lựa chọn phương án giải quyết, phương án do thẩm phán đề xuất chỉ có tính tham vấn đối với họ. Nếu các bên hòa giải được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thi Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành. Neu hòa giải không thành, Thẩm phán ra quyết định mở phiến tòạ xét xử để giải quyết vụ việc.

3.4. P​hiên Tòa sơ thẩm

Đây là phiên đầu tiên, Theo quy định tại Chương XIV Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Ngoài ra có sự tham gia của Kiểm sát viên; các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; người làm chứng; người giám định; người phiên dịch. Trong đó nguyên đơn phải có mặt tại phiên Tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên Tòa. Nếu nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Còn bị đơn phải có mặt tại phiên Tòa theo giấy triệu tập cùa Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên Tòa. Nếu bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.(Xem thêm tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)

Phiên Tòa sơ thẩm thực hiện xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục qua các giai đoạn khai mạc phiên Tòa; xét hỏi và tranh luận; nghị án và tuyên án. Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên tòa và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa, nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tòa án ra bản án, quyết định giải quyết và tuyên công khai tại phiên tòa. Phù hợp nguyên tắc tự định đoạt, trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa các bên được khuyến khích thỏa thuận để giải quyết vụ án. Nếu thoả thuận cùa họ là tự nguyện, nội dung giải quyết không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra bản án, quyết định công nhận thoả thuận của các bên.

3.5. Phiên Tòa phúc thẩm

Bảo đảm nguyyên tắc xét xử hai cấp, nếu không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm, trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án, những người có quyền kháng cáo gồm: đương sự, người đại diện cùa đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện; người được quyền kháng nghị gồm Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và Viện kiểm sát nhân dân cấp ừên thực hiện kháng cáo, kháng nghị để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử, giải quyết lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm (Xem thêm Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Theo quy định tại Điều 286 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thi phiên Tòa phúc thẩm được mở trong thời hạn 3 hoặc 4 tháng kể từ thời điểm Tòa án nhận được yêu cầu kháng cảo, kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm. Khác với Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán. Tham gia phiên Tòa phúc thẩm gồm có người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Kiếm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc đã tham gia phiên Tòa sơ thẩm; những người tham gia tố tụng khác đo Tòa án triệu tập nếu thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.

Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị (Điều 293 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm sẽ ra một trong các quyết định sau đây (Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

+ Giữ nguyên bản án sơ thẩm;

+ Sửa bản án sơ thẩm;

+ Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm;

+ Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;

+ Đình chỉ xét xử phúc thẩm;

+ Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Tòa án kết quả xử lý.

Tương tự như tại phiên Tòa sơ thẩm, để bảo đảm nguyên tắc tự định đoạt, tại phiên Tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án, quyết định phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự.

3.6. Giám đốc thẩm, tái thẩm

Theo nguyên tắc xét xử hai cấp, các bên tranh chấp kinh tế chỉ được yêu cầu Tòa án xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật, tranh chấp kinh tể có thể được giải quyết theo thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm, tái thẩm. Nội dung này được quy định tại Chương XX và Chương XXI Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

Giám đốc thẩm: xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ: (Điều 325 và điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)

+ Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

+ Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Tải thẩm: là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. (Điều 351 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)

Điểm khác biệt căn bản giữa phiên Tòa giám đốc thẩm và tái thẩm với phiên Tòa phúc thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu. Do tính đặc biệt đó, chỉ có Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. Người kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.

Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập