Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, trong trường hợp bạn muốn thành lập trường trung học phổ thông có nhiều cấp học (trường liên cấp) cấp cao nhất là trung học phổ thông, theo quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT bạn cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
Điều 9: Điều kiện thành lập và cho phép thành lập và điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục.
1. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học:
a) Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
2. Điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục:
a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;
b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;
c) Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên;
d) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;
đ) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
e) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
g) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
cũng như đáp ứng những điều kiện quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP:
Điều 25: Điều kiện thành lập trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường Trung học) công lập; cho phép thành lập trường trung học tư thục:
1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
Thứ hai, Hồ sơ cần chuẩn bị để đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy định của Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT
Điều 11:
1. Hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học:
a) Đề án thành lập trường;
b) Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;
c) Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng;
d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
đ) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).
Đối với việc thành lập trường phổ thông liên cấp trong đó cấp cao nhất là trung học phổ thông thì Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là người có thẩm quyền cho phép thành lập. Trong trường hợp của bạn muốn thành lập trường phổ thông có nhiều cấp học tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, bạn cần nộp hồ sơ đề nghị thành lập tại Sở giáo dục đào tạo thành phố Hà Nội. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, Sở giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân thành phố Hà Nội sẽ ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT. Trường hợp chưa quyết định thành lập hoặc chưa cho phép thành lập trường, cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học có văn bản thông báo cho cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ biết rõ lí do và hướng giải quyết.
Thứ ba, Về hồ sơ và trình tự, thủ tục đề nghị chọ phép nhà trường hoạt động giáo dục theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT:
Điều 11:
3. Hồ sơ đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục:
a) Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;
b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
c) Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này.
Chủ thể có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với trường phổ thông là Giám đốc sở giáo dục đào tạo. Vì vậy cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động trong trường hợp của bạn sẽ là Sở giáo dục đào tạo thành phố Hà Nội. Sở giáo dục và đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục. Trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục, cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có văn bản thông báo cho trường biết rõ lí do và hướng giải quyết.
Điều kiện hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông |
Ngày có hiệu lực |
Căn cứ pháp lý |
Điều 15. Điều kiện thành lập trường tiểu học công lập, cho phép thành lập trường tiểu học tư thục 1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm bảo đảm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học. 2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm và diện tích đất dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường. Điều 22. Điều kiện để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học 1. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn theo quy định. 2. Phòng học: a) Bảo đảm đúng quy cách, an toàn cho giáo viên và học sinh theo quy định về vệ sinh trường học; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; b) Có các thiết bị: Bàn, ghế giáo viên, học sinh đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh; bảng lớp; hệ thống đèn và hệ thống quạt (ở nơi có điện); hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học. Điều 25. Điều kiện thành lập trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường trung học) công lập; cho phép thành lập trường trung học tư thục 1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
|
20/11/2018 |
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục |
trình tự thủ tục mở mới một trường học
trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trường phổ thông nhiều cấp học)
Bước 1.Thành lập trường
– Ủy ban xã, Ủy ban huyện hoặc tổ chức cá nhân lập bộ hồ sơ gồm:
1. Đề án thành lập trường;
2. Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trường;
3. Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm Hiệu trưởng;
4. Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan;
5. Báo cáo giải trình, báo cáo bổ sung.
– Phòng giáo dục hoặc sở giáo dục nhận hồ sơ, xem xét hợp lệ rồi gửi hồ sơ đến UBND huyện hoặc tỉnh xem xét ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
Bước 2. Xin quyết định hoạt động giáo dục.
– Trường học hoặc cá nhân, đại diện tổ chức xin phép hoạt động giáo dục, hồ sơ gồm:
1.Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục;
2. Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
3. Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan.
– Phòng giáo dục hoặc sở giáo dục nhận hồ sơ, thẩm định điều kiện hoạt động giáo dục. Cuối cùng ra quyết định cho phép tổ chức hoạt động giáo dục.
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học
Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group