Rất mong nhận được câu trả lời!
Email MMS
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191
1. Điều kiện để được nhập quốc tịch Thái Lan
Theo Điều 10 Luật Quốc tịch Thái Lan có quy định:
2. Thủ tục nhập quốc tịch Thái Lan
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục. Xin được tư vấn về trường hợp của bạn như sau:
Điều 12 Luật quốc tịch Thái Lan quy định: Bất kỳ cá nhân nào mong muốn có quốc tịch Thái Lan có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch cho cán bộ có thẩm quyền theo mẫu và hình thức được qui định tại “Những qui định của Bộ trưởng”.
Việc chấp thuận hay từ chối nhập quốc tịch Thái Lan phụ thuộc vào sự xem xét của Bộ trưởng. Trong trường hợp đồng ý nhập quốc tịch, Bộ trưởng sẽ đệ trình vấn đề này để Quốc vương phê chuẩn. Sau khi được phê chuẩn, người đăng ký nhập quốc tịch phải khẳng định lòng trung thành với Vương quốc Thái Lan.
Một người đã được nhập quốc tịch Thái Lan có quyền xin giấy chứng nhận mang quốc tịch Thái Lan.
Về điều kiện để được nhập quốc tịch Thái Lan được quy định tại Điều 10 Luật quốc tịch Thái Lan. Cụ thể:
Điều 10. Người nước ngoài đáp ứng những điều kiện sau đây có thể làm đơn xin nhập quốc tịch Thái Lan:
(1) Trở thành một thành viên tự lập (sui juris) theo qui định pháp luật Thái Lan và luật mà nhờ đó người đó có thể có quốc tịch;
(2) Có tư cách, đạo đức tốt;
(3) Có nghề nghiệp ổn định;
(4) Sinh sống ở tại Thái Lan từ 5 năm liên tục trở lên cho đến ngày nộp đơn xin nhập quốc tịch;
(5) Có khả năng sử dụng tiếng Thái Lan như qui định trong “Những quy định chung”.
Tuy nhiên, những khoản (4) và (5) trong Điều 10 sẽ được áp dụng nếu người đăng ký nhập quốc tịch Thái Lan;
(1) Đã hoàn thành nghĩa vụ đối với Thái Lan hoặc đã thực hiện các nhiệm vụ vì lợi ích của Nhà nước do Bộ trưởng xét thấy đã hoàn thành;
(2) Là con hoặc vợ của một người có quốc tịch Thái Lan hoặc đã được trở lại quốc tịch Thái Lan; hoặc
(3) Là người đã từng có quốc tịch Thái Lan.
Qua quy định trên, có thể thấy rằng để được nhập quốc tịch Thái Lan là một điều không hề đơn giản. Chính phủ Thái Lan vốn có tiếng là nghiêm khắc trong việc cho ngoại kiều nhập quốc tịch Thái.
Theo như thông tin chúng tôi được biết thì cho tới nay các đòi hỏi để người nước ngoài gia nhập quốc tịch Thái Lan cũng rất ngặt nghèo, như nếu làm việc ở Thái Lan phải có thu nhập tối thiểu 80.000 baht/tháng, tương đương 2.000 USD, hoặc phải trả khoản thuế 100.000 baht trước thời điểm nộp đơn xin nhập quốc tịch.
Ngoài ra, muốn trở thành công dân Thái Lan người ta còn phải nói, nghe hiểu tiếng Thái, thậm chí phải hát được quốc ca Thái Lan và nói được câu cầu chúc đối với Quốc vương.
Riêng đối với người Việt Nam, cảnh sát Thái sẽ kiểm tra xem ngoài việc không có tiền án tiền sự, không dính dáng tới ma túy, những người này có hành xử tốt với những người xung quanh hay không.
Do vậy, về nguyên tắc thì bạn vẫn có thể xin gia nhập quốc tịch Thái Lan, tuy nhiên không hiểu vì lý do nào đó nên bạn đã bị trục xuất và nay bạn muốn trở lại Thái Lan làm việc. Do vậy, sẽ có những khó khăn nhất định đối với bạn không chỉ đối với việc trở lại Thái Lan làm việc mà còn ảnh hưởng rất lớn đến việc nhập quốc tịch Thái Lan và việc xin gia nhập quốc tịch Thái Lan trong trường hợp của bạn bạn có thể không khả quan.
3. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam có quy định:
1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.
4. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
– Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
+ Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
+ Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
+ Bản khai lý lịch;
+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
+ Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
+ Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
+ Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
5. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
Điều 21 Luật quốc tịch Việt Nam có quy định:
Điều 21. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
1. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP
Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật, gọi: 1900.0191
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email
Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT
—————————————
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
1. Tư vấn pháp luật lao động;
3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;
4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;
2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;
5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.
6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;