1. Khái niệm về chứng cứ

Căn cứ Điều 93 Bộ Luật tố tụng Dân sự quy định về khái niệm chứng cứ như sau:

“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.

2. Đặc điểm của chứng cứ

Chứng cứ luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định, là cơ sở giúp Tòa án đưa ra kết luận cuối cùng, vì vậy chứng cứ luôn cần phải đảm bảo 03 yếu tố: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp nhằm tìm ra sự thật khách quan. Cụ thể:

– Tính khách quan: chứng cứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người – không được tạo ra chứng cứ. Do đó, con người chỉ có thể nhận thức về nó, thu thập, nghiên cứu, đánh giá nó, chứ không thể tạo ra chứng cứ theo đúng ý nghĩa, bản chất của chứng cứ. Mọi hành vi sửa chữa, thay đổi, tạo ra cái gọi là chứng cứ, thì đó chắc chắn không phải là chứng cứ của vụ án, đó là giả chứng cứ. Vì vậy, khi thu thập, nghiên cứu về chứng cứ phải rất chú ý đến tính khách quan của chứng cứ, phải xem xét nội dung các tài liệu có phải xác thực hay không, nó xuất hiện khi nào? ai là người viết, ai là ngưòi quản lý, lưu giữ hay phát hiện ra nó; chứng cứ đó có phản ánh đúng bản chất của sự việc hay không… để xem xét, đánh giá nó như nó vốn có.

– Tính liên quan: chứng phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc. Sự liên quan này có thể là trực tiếp, rất dễ nhận ra, nó giúp chúng ta nhận thức ra ngay bản chất, sự thật khách quan của vụ việc dân sự đó.

– Tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định. Ví dụ: chứng cứ phải là một trong các nguồn theo quy định của BLTTDS, phải được giao nộp trong một thời gian luật quy định…

3. Các đương sự trong vụ việc dân sự

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong Vụ việc dân sự là người tuy không khởi kiện, không phải là người yêu cầu, không bị kiện, nhưng khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ dân sự nên họ có thể tự mình để nghị hoặc đương sự khấc để nghị đưa họ vào tham gia tố tụng: hoặc do Toà án chủ động đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có hai dạng:

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu đệc lập, họ tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu; yêu cầu của họ có thể buộc nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ đối vối họ. Thông thường, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tô tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ việc dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu mà quyền lợi của họ. gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc với cả hai. Vì vậy, họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ sau đó có thể sẽ gặp khó khăn hơn.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tham gia tố tụng không độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà quyền hoặc nghĩa vụ của họ gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc lợi ích của họ gắn với yêu cầu của người yêu cầu trong việc dân sự, nên việc tham gia tố tụng của họ ít nhiều bị phụ thuộc vào hành vi tố tụng của các đương sự nói trên. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn có quyền định đoạt các vấn đề thuộc lợi ích của mình.

Theo quy định tại phần thứ năm Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì chỉ có người yêu cầu và “người có liên quan” trong việc dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành cũng không đề cập khái niệm về người yêu cầu. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm về người yêu cầu như sau:

– Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng đưa ra các yêu cầu về giải quyết việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người yêu cầu trong việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu Toà án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhậh cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

4. Quy định về ủy thác thu thập chứng cứ

Ủy thác thu thập chứng cứ được quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tungj Dân sự 2015 như sau:

“1. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.

2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, quan hệ tranh chấp và những công việc cụ thể ủy thác để thu thập chứng cứ.

3. Tòa án nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác.

4. Trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì Tòa án làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này.

5. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Tòa án giải quyết vụ án trên cơ sở chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc dân sự.”

Uỷ thác thu thập chứng cứ là biện pháp thu thập chứng cứ do Toà án ra quyết định nhằm thu thập chứng cứ, tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà hoạt động thu thập phải thực hiện bên ngoài lãnh thổ của Toà án uỷ thác thông qua Toà án, cơ quan được uỷ thác lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự

Căn cứ vào khoản 1 Điều 105 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì thời điểm Toà án có thể ra quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ là trong suốt quá trình giải quyết vụ việc dân sự kể từ thời điểm thụ lý vụ việc, chuẩn bị xét xử sơ thẩm,…

Trong quyết định uỷ thác ngoài việc phải ghi rõ tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn và quan hệ tranh chấp, ngoài ra quyết định còn phải ghi rõ địa chỉ của đương sự, người làm chứng, cơ qụan cần hỏi và nêu rõ những yêu cầu cụ thể cần làm rõ trong việc uỷ thác điều tra, như đặt ra các nội dung cần hỏi, xem xét cụ thể tài sản, đồ vật, đặc biệt những điểm cần lưu ý xem xét kỹ.

Tòa án nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được nêu tại văn bản ủy thác và trong hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác phải thông báo bằng văn bản kết quả thực hiện ủy thác cho Tòa án nơi đã ủy thác. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác.

Theo quy định tại Điều 13 của Luật Tương trợ tư pháp thì Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây:

– Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang ở nước được yêu cầu;

– Triệu tập người làm chứng, người giám định ở nước được yêu cầu;

– Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự tại Việt Nam;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự khi cần tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự tại nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay, việc ủy thác ngoài lãnh thổ Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trở ngại do tỷ lệ nhận được kết quả ủy thắc rất thấp.

5. Trình tự thủ tục thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ

Căn cứ vào Điều 105 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và dựa trên tinh thần Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP quy định hồ sơ và thủ tục để thực hiện việc uỷ thác thu thập chứng cứ:

– Hồ sơ uỷ thác thu thập chứng cứ phải có các văn bản sau đây:

+ Quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ phải có các nội dung quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.

+ Bản sao các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc uỷ thác thu thập chứng cứ (nếu có). Bản sao các tài liệu, chứng cứ phải có chữ ký xác nhận của Thẩm phán và đóng dấu Toà án.

– Thủ tục uỷ thác thu thập chứng cứ và thực hiện uỷ thác thu thập chứng cứ được thực hiện như sau:

+ Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ uỷ thác thu thập chứng cứ, Toà án, cơ quan có thẩm quyền được uỷ thác thu thập chứng cứ phải vào sổ thực hiện uỷ thác thu thập chứng cứ và tiến hành biện pháp uỷ thác thu thập chứng cứ theo quy định của BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết này.

+ Trong quá trình thực hiện uỷ thác thu thập chứng cứ mà có nội dung yêu cầu thu thập chứng cứ chưa rõ, thì Toà án, cơ quan có thẩm quyền được uỷ thác uỷ thác thu thập chứng cứ gửi văn bản yêu cầu Toà án uỷ thác thu thập chứng cứ hoặc làm rõ nội dung đó. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ nhận được yêu cầu của Toà án, cơ quan có thẩm quyền được uỷ thác thu thập chứng cứ, Toà án uỷ thác thu thập chứng cứ phải gửi văn bản bổ sung, làm rõ yêu cầu uỷ thác thu thập chứng cứ.

+ Trường hợp Toà án uỷ thác thu thập chứng cứ không trả lời và xét thấy những nội dung yêu cầu không được làm rõ hay bổ sung cho nên việc thực hiện uỷ thác sẽ không thực hiện được, thì Toà án, cơ quan có thẩm quyền được uỷ thác thu thập chứng cứ gửi trả hồ sơ uỷ thác thu thập chứng cứ cho Toà án uỷ thác và nêu rõ lý do không thực hiện được việc uỷ thác đó.