Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Dân sự năm 2015

– Nghị định số 29/2018/NĐ-CP

1. Di sản sẽ thuộc về Nhà nước nếu không có người thừa kế?

Theo Điều 613 Bộ luật Dân sự hiện hành, người thừa kế là:

– Cá nhân còn sống tại thời điểm mở thừa kế;

– Cá nhân đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và còn sống sau thời điểm mở thừa kế;

– Phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế nếu không phải cá nhân hưởng thừa kế theo di chúc.

Như vậy, chỉ trong các trường hợp sau đây, di sản thừa kế mới không có người thừa kế:

1.1 Theo di chúc

Những trường hợp không có người hưởng di sản theo di chúc gồm:

– Di chúc không hợp pháp;

– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

– Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản;

– Trong di chúc, người để lại di sản không chỉ định người thừa kế …

1.2 Theo pháp luật

Những trường hợp không có người hưởng di sản theo pháp luật như không có người thừa kế theo các hàng thừa kế do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản…

Theo đó, để giải quyết tình trạng này, Điều 622 Bộ luật Dân sự có quy định:

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước

Như vậy, trong các trường hợp không có người thừa kế nhận di sản thì phần di sản thừa kế này sẽ thuộc về Nhà nước sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ của người để lại thừa kế.

Ngoài ra theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân quy định như sau:

“Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân

2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, gồm:

a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là bất động sản vô chủ).

Như vây, đối với trường hợp của bạn thì tài sản vô chủ là bất động sản (đất) thì sẽ thuộc về Nhà nước. Ngoài ra the quy định”

Như vậy theo quy định trên, trường hợp tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự sẽ thuộc quyền sở hữu toàn dân.

2. Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản không có người nhận thừa kế

Điểm a Khoản 6, khoản 7 Điều 7 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản không có người thừa kế như sau:

6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với:

a) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; bất động sản vô chủ; bất động sản không có người thừa kế; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử – văn hóa; tài sản của các vụ việc xử lý quy định tại Khoản này bao gồm cả bất động sản hoặc di tích lịch sử – văn hóa và động sản.

…. 

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế không thuộc phạm vi quy định tại điểm a Khoản 6 Điều này.

Như vậy, nếu di sản là bất động sản thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp sẽ có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân, nếu di sản là động sản thì thẩm quyền thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

3. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế

Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế được quy định tại Điều 11 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Bước 1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế hoặc bản án, quyết định của Tòa án xác định người đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc kể từ ngày hết thời hiệu yêu cầu chia di sản mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật dân sự, tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mở thừa kế có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.

Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:

a) Báo cáo quá trình mở thừa kế đối với di sản: 01 bản chính.

b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của di sản: 01 bản chính.

c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình mở thừa kế, văn bản từ chối quyền hưởng di sản, bản án hoặc quyết định của Tòa án xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế (nếu có): 01 bản sao.

Bước 2:

– Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại Khoản 7 Điều 7 Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

– Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quy định tại điểm a Khoản 6 Điều 7 Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Bước 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

4. Có các hình thức nhận di sản thừa kế nào hiện nay?

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Do đó, có thể khẳng định, việc nhận di sản thừa kế được thực hiện theo 02 hình thức: Theo di chúc và theo pháp luật.

– Nhận thừa kế theo di chúc: Là việc người thừa kế được nhận di sản theo ý chí của người để lại di chúc. Người này có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế…

– Nhận thừa kế theo pháp luật: Trong trường hợp không có di chúc, di chúc không hợp pháp, người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản… thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.

5. Mẫu Quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân

Mẫu quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toaafn dân được ban hành kèm theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Mẫu số 01-QĐXL

(1) ………………………….
(2) ………………………….
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………/QĐ-……(3)

……., ngày…. tháng…. năm………

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân

……………….(4)

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

Căn cứ Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của ………….. (2);

Xét đề nghị của …………………………………. (5),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản sau đây:

STT

Tên tài sản

Đơn vị tính

Số lượng/
Khối lượng

Giá trị tài sản (nếu có)

Tình trạng tài sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn gốc tài sản: ………….. (6)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. …………………….. (7) có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Cơ quan tài chính(8);
– Lưu: ……….

……………….. (4)
(Ký tên, đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có).

(2) Tên cơ quan của người ra quyết định.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan của người ra quyết định.

(4) Chức danh của người ra quyết định.

(5) Tên đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản trình.

(6) Ghi rõ nguồn gốc của tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế…).

(7) Tên các cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành Quyết định.

(8) Ghi Sở Tài chính nơi có tài sản (trường hợp cơ quan của người ra quyết định là cơ quan trung ương hoặc cấp tỉnh); Phòng Tài chính – kế hoạch (trường hợp cơ quan của người ra quyết định là cơ quan cấp huyện).

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.