1. Quy định chung về đăng ký doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của bạn, bạn có thể lựa chọn khởi đầu việc kinh doanh của mình thông qua thành lập hẳn một doanh nghiệp hoặc phát triển trước việc kinh doanh dưới hình thức một hộ kinh doanh trước sau đó mới mở rộng ra thành lập doanh nghiệp, cho dù lựa chọn theo phương án nào thì việc đăng ký thành lập một doanh nghiệp sẽ luôn là một điểu kiện cần thiết để bạn thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, tìm hiểu các kiến thức về đăng ký doanh nghiệp sẽ giúp bạn chọn lựa được chính xác loại hình doanh nghiệp mà mình mong muốn và thậm chí bạn cũng có thể tự mình thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp cho bản thân để tiết kiệm chi phí.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp theo một trong 04 loại hình gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc nhiều thành viên);
  • Công ty hợp danh; hoặc
  • Công ty cổ phẩn.

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm khác biệt nhau và mang đến cho chủ sở hữu doanh nghiệp các quyển, nghĩa vụ và công cụ tài chính khác nhau.

2. Đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp

Bạn được phép thành lập doanh nghiệp nếu bạn phải không thuộc nhóm các đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp sau đây:

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phấn vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghể kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; và

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp

Điều 13. Cơ quan đăng ký kinh doanh

1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:

a) Ở cấp tnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).

Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.

Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.

Như vậy, cơ quan đăng ký doanh nghiệp là:

  • Thành lập doanh nghiệp ở cấp tỉnh, Thành Phố lớn

Nói nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh).

Riêng ở các thành phố lớn như Hà Nội, có thể thành lập doanh nghiệp thêm một hoặc hai cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và được đánh số theo thứ tự.

  • Thành lập doanh nghiệp ở cấp huyện

Ở cấp huyện: Thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất.

4. Chi phí thành lập doanh nghiệp năm 2021.

Công việc

Chi phí

Cơ quan/tổ chức thu

Đăng ký thành lập doanh nghiệp

– 50.000 đồng;

Miễn lệ phí đối với doanh nghiệp đăng ký thành lập qua mạng điện tử

(theo Thông tư 47/2019/TT-BTC).

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

100.000 đồng

(theo Thông tư 47/2019/TT-BTC).

 

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Khắc mẫu con dấu

(Bao gồm: Dấu công ty, dấu chức danh)

Từ 200.000 – 500.000 đồng
(tuỳ thuộc vào giá của từng đơn vị).

Các đơn vị khắc dấu.

Lệ phí môn bài

Miễn lệ phí

(theo điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP)

 

Mở tài khoản ngân hàng

Lưu ý: Doanh nghiệp không mất chi phí mở tài khoản nhưng phải mất chi phí ký quỹ

01 triệu đồng

(mức này có thể chênh lệch do chính sách của các ngân hàng).

Các tổ chức ngân hàng.

Mua hoá đơn điện tử

Khoảng 850.000 đồng/300 hoá đơn.

Các đơn vị cung cấp hoá đơn điện tử.

Mua chữ ký số

Khoảng từ 02 – 03 triệu đồng/01 năm

(tuỳ thuộc vào giá của đơn vị cung cấp và thời gian sử dụng).

Các đơn vị cũng cấp dịch vụ chữ ký số.

Phí làm biển hiệu

Từ 200.000 – 300.000 đồng.

Các đơn vị khắc dấu.

 

5. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp

Sau khi đã đảm bảo rằng bạn không thuộc vào nhóm các đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp nêu trên, giờ đây bạn có thể thực hiện theo trình tự, thủ tục sau để thành lập doanh nghiệp cho bản thân mình:

Bước 1: Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp bạn dự định đăng ký thành lập, bạn sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm các tài liệu sau:

* Đối với hổ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân:

Giấy để nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;

Trong đó, nội dung của Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

– Tên doanh nghiệp.

Tương tự như trường hợp của hộ kinh doanh, pháp luật cũng có những yêu cầu nhất định mà bạn phải tuân thủ trong việc đặt tên cho doanh nghiệp của mình. Theo quy định, doanh nghiệp của bạn bắt buộc phải có tên tiếng Việt. Tùy vào nhu cầu của mình, bạn có quyển đăng ký thêm tên tiếng Anh hoặc tên viết tắt cho doanh nghiệp của bạn.

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gốm hai thành tố theo thứ tự sau đây: (i) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân; và (ii) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, z, w, chữ số và ký hiệu. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không chấp nhận tên doanh nghiệp của bạn trong các trường hợp sau:

– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chủc đó; hoặc

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Lời khuyên cho bạn trong tình huống này là bạn nên kiểm tra tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên trang Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại địa chỉ: http://www.dangkykinhdoanh.gov.vn để tránh việc đặt tên doanh nghiệp của mình bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác.

+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).

+ Ngành, nghề kinh doanh.

Để bạn có thêm thông tin, mặc dù theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2015, thông tin về ngành nghề kinh doanh không còn được thể hiện tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tuy nhiên, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hay khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh sau này, bạn vẫn phải đăng ký các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp của bạn. Cụ thể khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn phải lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghế kinh doanh trong Giấy để nghị đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Hiện nay, nội dung này vẫn đang được thực hiện theo Quyết định số 337/ QĐ-BKH về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh kế của Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đẩu tư.

+ Vốn điểu lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.

+ Thông tin đăng ký thuế.

+ Số lượng lao động.

+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân, giấy CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

­* Đối với hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu do do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Nội dung của Giấy đề nghị đăng ký sẽ tương tự như trong hổ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân;

– Điểu lệ công ty.

Khác với doanh nghiệp tư nhân, hổ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH một thành viên sẽ phải có thêm Điều lệ của công ty. Theo quy định, Điểu lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);

+ Ngành, nghề kinh doanh;

+ Vốn điều lệ của công ty;

+ Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của chủ sở hữu công ty;

+ Quyển và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty;

+ Cơ cấu tổ chức quản lý;

+ Người đại diện theo pháp luật của công ty;

+ Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

+ Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;

+ Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

+ Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

+ Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp phải có họ, tên và chữ ký của bạn với tư cách là chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên.

Bước 2: Bạn nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp như nêu bên trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp của bạn dự định thành lập và nộp lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bạn phải đóng lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận về việc nhận hổ sơ cho bạn.

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của bạn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hố sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cẩn sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho bạn trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ghi toàn bộ yêu cẩu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hổ sơ đăng ký doanh nghiệp. Nếu quá thời hạn trên mà bạn không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì bạn có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật vẽ khiếu nại, tố cáo.

Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghể đầu tư kinh doanh có điểu kiện.

Bước 4: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn liên hệ với Phòng Đăng ký kinh doanh để làm thủ tục thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về nội dung thành lập doanh nghiệp của mình. Nội dung công bố bao gồm các nội dung nêu tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp của bạn. Bạn phải đóng lệ phí công bố thông tin cho mỗi lẩn công bố thông tin.