Với quan điểm của bản thân mọi việc làm của tôi đều làm theo lệnh của Thuyền trưởng và Đại Phó và làm theo đúng điều lệ luật hàng hải là làm theo mệnh lệnh của Sĩ quan.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc

——

Bản Tự Khai Tôi là H., Quê quán: Hà Tĩnh. Tôi xin trình bày về việc Thuyền viên tàu DAIDUONG SUNRISE thực hiện hành vi trộm cắp tài sản ( Đạm URE ) rạng sáng ngày 25/10/2015. Tôi là thủy thủ lên nhận bàn giao làm việc trên tàu vào ngày 09/07/2015 tại Singapore theo lệnh điều động của Công ty. Trong tháng 10 nhiệm vụ của thôi là Thủy thủ bảo quản, công việc bao gồm bảo quản tàu dưới sự chỉ đạo của Thủy thủ trưởng Bosun Dũng. Công việc trong tháng bảo quản tàu: Gõ rỉ, sơn lại nắp hầm hàng và phần Boong tàu. Thời gian làm việc hằng ngày: Buổi sáng 07:11- Chiều 13:17 và Buổi tối được về nghỉ ngơi tại phòng riêng. Ngoại trừ có lệnh điều động tàu cập cầu, rời cầu hay bất cứ điều động nào khác từ Sĩ quan thì tôi chấp hành lệnh. Trên đường chở hàng Đạm URE từ Malaysia về Việt Nam. Ngày 24/10/2015 sau một ngày làm việc bảo quản tàu: gõ rỉ và sơn phần sau Boong tàu tôi về phòng riêng nghỉ ngơi và vào hồi khoảng 01:00 LT ngày 25/10/2015 có tiếng động ở cửa phòng tôi tỉnh dậy và ra ngoài xem tình hinhg có gì không ổn không ( Vì đây là phản xạ khi nghe có tiếng động lạ để sớm đoán được tình huống có thể: Chìm đắm, Đâm va, Mắc cạn hay là Cháy nổ để đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và thuyền viên) khi đó tôi thấy anh em thuyền viên ở dãy tôi ở đã dậy và bảo đi làm, tôi mặc áo bảo hộ lao động và đi theo và thấy anh em thuyền viên: Thủy thủ trưởng D, Thợ điện Q, Thợ máy Th, Thợ máy T chạy ra sau lái bảo chuẩn bị dây sau lái, tôi cùng anh em thuyền viên trên đã chuẩn bị dây theo lệnh của Bosun Anh Dũng là kéo dây sau lái về phía trước đi qua cầu thang mạn tới cuối hầm hàng số 3. Sau đó tôi cùng những anh em thuyền viên trên được lệnh của Bosun Anh Dũng bảo lên phía mũi tàu làm tiếp một dây nữa từ mũi về đầu hầm hàng số 2. Sau một thời gian tôi thấy có một sà lan lạ chạy tới gần tàu tôi, đặc điểm của sà lan là khá cũ có biển ĐT**** tôi nghĩ đó là Đồng tháp còn số hiệu tôi không nhớ rõ, cabin tàu màu trắng và khá cũ kỹ. Khi chạy tới sát và hướng song song với tàu tôi thì có rất nhiều người trên sà lan đứng ở mũi sà lan và Bosun D bảo anh em chúng tôi ném dây lên để bắt dây phía mũi sau rồi phía lái cho sà lan sau đó Anh Dũng điều khiển tời thu căng dây chéo lái và chéo mũi để cố định sà lan vào tàu, sà lan cập mạn trái tàu. Trên sà lan có khá nhiều người. Sau đó tàu mở hầm hàng số 3 mở cả hai nắp hầm hàng. Người của sà lan lên tàu và có một người lên lái cẩu ( có được nghe người này lái cẩu rất giỏi vì từng làm ở các cảng và trong thời tiết sóng gió mạnh như thế người này lái cẩu rất chuyên nghiệp). Tàu dùng cẩu số 2 để cẩu và dùng Gầu của sà lan để cạp hàng. Ban đầu do cáp cẩu bị xoắn nên mọi việc khá khó khăn sau khi khắc phục thì người lái cẩu bắt đầu múc. Gầu hàng thứ nhất ở hầm 3 tàu sang hầm 1 của sà lan. Lúc này trên tàu có Thủy thủ 3 Anh Ph cùng Thợ Điện Qu, hai người đi cùng nhau sang sà lan để cùng với người sà lan cân trọng lượng của 1 Gầu ( Sau khi cho Gầu hàng xuống hầm 1 của sà lan, người của sà lan múc vào các túi lớn, sau đó cân các túi đó và cộng lại được trọng lượng của một Gầu hàng). Song song với đó thì người lái cẩu tiếp tục lái cẩu và múc các Gầu hàng tiếp theo đổ sang hầm 2 của sà lan và người của sà lan có kiểm đếm số Gầu và người của tàu đó là Thủy thủ 2 D đếm số Gầu hai bên cùng đếm và đối chiếu.

Sau khi có lệnh ngừng làm hầm 3 và sang làm hàng ở hầm 2 của tàu ( vẫn tiếp tục dùng cẩu 2 tàu) từ Đại phó anh D thì Thủy thủ 2 Anh D vẫn tiếp tục đếm số Gầu. Còn tôi và các anh em thuyền viên khác gồm: Phó 3 Anh L, Máy ba Anh H, Máy tư Anh Kh, Thợ cả Chú T, Thợ điện chú Qu, Thợ máy Anh T, Thợ máy Anh Th, Thợ máy T được lệnh của Anh Đại Phó anh D làm cầm xẻng để Đánh tầy ( san mặt bằng hàng hóa) ở trong hầm hàng số 3. Sau khi xong hầm 3 thì đóng nắp hầm lại. Sau khi xong ở hầm hàng số 2 thì những thuyền viên trên tiếp tục đánh tẩy hầm hàng số 2. Cẩu được đưa về giá ở vị trí cũ. Sau đó sà lan cởi dây và chạy đi. Tôi và Thợ điện chú Qu, thợ Máy anh Th được Đại Phó Anh D giao cho dùng vòi rồng để làm vệ sinh mặt boong bên mạn trái tàu sau đó đi nghỉ. Tới trưa tàu tôi vào tới luồng Vũng tàu- Sài Gòn và đón hoa tiêu lên tàu dẫn tàu vào cầu, Tôi tiếp tục công việc hằng ngày là bảo quản tàu. Gần tới giờ ăn cơm tôi được Thủy thủ trưởng Anh D gọi lên phòng và đưa cho tôi Mười triệu đồng và nói là phần của tôi. Sau khi tàu cập cầu vào khoảng 13:00 LT và sau đó bị Công an phòng tội phạm kinh tế Thành phố Bà Rịa-Vũng tàu điều tra vụ Trộm cắp hàng hóa. Thì ngày 28/10/2015 tôi đã có mặt tại phòng công an kinh tế Thành Phố Bà Rịa- Vũng Tàu để nộp lại số tiền Mười triệu đồng là số tài sản tôi được nhận do hành vi trộm cắp tài sản của Thuyền viên trên tàu và đã được viết tường trình lần thứ nhất và lập biên bản lấy lời khai lần thứ nhất. Trên đây là trình bày của tôi về sự việc ngày 25/10/2015.

Tôi xin cam đoan trên đây là sự thật.

Câu hỏi được biên tập từchuyên mục tư vấn pháp luật lao động của công ty luật LVN Group.

Luật sư tư vấn về pháp luật lao động gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

2. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất: Về tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 34 Điều 1 BLHS năm 2017) như sau:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

* Các dấu hiệu của tội phạm trộm cắp tài sản:

– Chủ thể

– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 173 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 173 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

– Khách thể:

Quan hệ sở hữu

Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu thêm trách nhiệm hình sự về tội khác.

– Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.

– Có hậu quả xảy ra là tài sản bị chiếm đoạt thuộc một trong các trường hợp:

+) Với những tài sản to lớn, cồng kềnh, người phạm tội phải chuyển được tài sản đó ra khỏi phạm vi cất giữ

+) Với nhưng tài sản nhỏ, dễ cất giấu, chỉ cần đưa tài sản ra khỏi vị trí cất giữ ban đầu

+) Với tài sản không có nơi cất giữ riêng, người phạm tội phải đưa tài sản đó ra khỏi địa bàn (địa điểm phạm tội) thì tội mới hoàn thành.

Ngoại lệ: Tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính… thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội

– Mặt chủ quan của tội phạm

– Lỗi cố ý

– Mục đích chiếm đoạt tài sản (dấu hiệu bắt buộc)

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn hoàn toàn không biết số tiền 10 triệu đồng do đâu mà ra. Theo đó, bạn không hoàn toàn biết về việc trộm cắp tài sản. Mọi công việc bạn làm đều do sự chỉ huy của Thủy thủ trưởng.

Do đó, trong trường hợp này bạn cần cung cấp những thông tin, giây tờ làm căn cứ cần thiết cho cơ quan chức năng để chứng minh cho việc mình không có lỗi và không biết về vụ trộm cắp tài sản vừa xảy ra.

Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua EmailTư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật Hình sự.