Căn cứ vào khoản 5 Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2019, trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
Như vậy, trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì có nghĩa họ đã góp phần tạo ra doanh thu cho người sử dụng lao động; bồi vậy, người sử dụng lao động cần phải trả lương cho người học nghề, người tập nghề theo mức độ đóng góp công sức của họ.
Nếu người sử dụng lao động trả lương cho người học nghề, người tập nghề trong trường hợp nêu trên một cách phù hợp sẽ tạo động lực cho người lao động học nghề, tập nghề tốt hơn, nhanh hoàn thành quá trình học nghề, tập nghề để sớm giao kết hợp đồng lao động chính thức (khi đó, người lao động sẽ làm việc hiệu quả, góp phần tăng lợi nhuận cho người sử dụng lao động).
Luật LVN Group phân tích, làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung trên như sau:
1. Thời gian học nghề, tập nghề được hiểu như thế nào?
– Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là gì?
Việc học nghề, tập nghề để làm việc cho người lao động được quy định cụ thể trong bộ luật lao động năm 2019, trong đó có xác định: Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Trong khi đó, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành côn việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc.
Cụ thể:
+ Đối với học nghề: Học nghề là việc người học được dạy một cách bài bản về cả lý thuyết và thực hành nghề nghiệp, người học thường là người chưa có kiến thức hay kỹ năng trong nghề nghiệp và sẽ đào tạo bởi người hướng dẫn hay giáo viên, có giáo cụ thực hiện, chương trình đào tạo và phương thức đào tạo cụ thể. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
+ Đối với tập nghề: Người tập nghề là người đã có kiến thức nề cơ bản, được hướng dẫn nghiêng về tính thực hành hơn là lý thuyết và được tiếp cận công việc thực tế, mục tiêu tập nghề là sau khi kết thúc thời gian học, người học có thể làm việc thành thạo tại một vị trí công việc nhất định. Thời hạn tập nghề được pháp luật giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, tối đa không quá 03 tháng.
– Điều kiện để học nghề, tập nghề:
Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người lao động cần đảm bảo trong độ tuổi pháp luật quy định và phải có sức khỏe phù hợp, cụ thể:
- Người đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của học nghề, tập nghề đối với nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường;
- Người đủ 18 tuổi trở lên người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng ngọc, độc hại, nguy hiểm, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
– Quy định về hợp đồng đào tạo đối với việc học nghề, tập nghề:
Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho công ty, doanh nghiệp của mình thì phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp và không được thu học phí. Theo quy định, hợp đồng đào tạo trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp phải đảm bảo được các nội dung sau:
- Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;
- Địa điểm đào tạo;
- Thời gian hoàn thành khóa học;
- Trách nhiệm bồi dưỡng thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
- Thanh lý hợp đồng;
- Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung nêu trên còn có các nội dung sau:
- Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
- Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;
- Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.
– Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động:
+ Đối với trường hợp học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động:
Thời gian học nghề phải theo chương trình đào tạo của từng trình độ, bảo đảm sự linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng người học. Căn cứ theo Luật giáo cụ nghề nghiệp hiện hành có quy định cụ thể về thời gian đào tạo như sau:
- Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải đảm bảo thời gian thực học tối thiểu là 3 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học;
- Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo. Trong đó, Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo; Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông.
- Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế, cụ thể: Từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tọa đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; Từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chướng trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông;
- Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
+ Đối với trường hợp tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động: Thời gian tập nghề của người học nghề được pháp luật quy định tối đa là không quá 03 tháng. Tùy vào từng yêu cầu và vị trí công việc mà người học nghề đó được đào tạo tại công ty, doanh nghiệp, người sử dụng lao động có thể đưa ra thời gian học nghề là 01 tháng, 02 tháng và không được quá 03 tháng là được.
Theo đó có thể thấy rằng, khác với thời gian tập nghề được pháp luật giới hạn một khoảng thời gian cụ thể thì thời gian học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động lại hoàn toàn phụ thuộc vào chương trình đào tạo do người sử dụng lao động thiết kế và xây dựng, cũng không có quy định nào về việc giới hạn thời gian học nghề.
Vì vậy để tránh bị doanh nghiệp lợi dụng quy định này để cố ý kéo dài thời gian nhận người học vào làm việc, trước khi ký vào hợp đồng đào tạo, người học cần xem xét kỹ thời gian của khóa học cũng như nội dung cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong.
Lưu ý về vấn đền ký hợp đồng lao động sau thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động. Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của bộ luật ban hành. Đặc biệt, việc ký kết hợp đồng lao động sau thời gian học nghề, tập nghề phải được thực hiện theo cam kết của hai bên được thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo. Người sử dụng lao động hoàn toàn có thể không ký tiếp hợp đồng lao động sau thời gian học nghề nếu người học việc không đáp ứng được những yêu cầu để ra, phù hợp với cam kết của hai bên.
Như vậy, Luật pháp Việt Nam có quy định cụ thể về việc học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lào động, cụ thể là những điều dưới đây:
- Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Người học nghề, tập nghề cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về người học về độ tuổi và sức khỏe phù hợp theo quy định.
- Hai bên cần ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tọa nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản;
- Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận;
- Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của bộ luật lao động hiện hành;
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
2. Tiền lương trong thời gian học nghề, tập nghề của người lao động
Theo nguyên tắc, người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí, hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Vì học nghề trực tiếp cho người sử dụng lao động để sau này làm việc cho chính người sử dụng đó, cho nên trong thời gian học nghề người lao động được được hưởng lương trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm căn cứ theo bộ luật lao động, cụ thể:
- Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
Theo đó, pháp luật không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong thời gian học nghề. Tuy nhiên nếu như trong thời gian học nghề mà người học nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì công ty phải trả lương cho họ. Mức lương này sẽ do hai bên thỏa thuận
Ví dụ như trong trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải trả lương cho người học nghề, thường tồn tại trong các doanh nghiệp sản xuất , chế biến tạo sản phẩm. Nếu người học nghề trong thời gian học nghề trực tiếp tham gia lao động và có tạo ra các sản phẩm đúng tiêu chuẩn, quy cách theo quy định thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động. Mức lương cụ thể do người học nghề và người sử dụng lao động thỏa thuận.
Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật chỉ quy định áp dụng mức lương tối thiểu đối với người lao động đã qua học nghề hoặc qua đào tạo nghề. Theo nghị định số 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2022 quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng, trong đó không có quy định về mức lương trả cho người lao động đã qua học nghề hoặc đào tạo nghề có hơn ít nhất 7 % mức lương tối thiểu vùng tương ứng. Tuy nhiên vào ngày 17 tháng 06 năm 2022, Bộ lao động – thương binh và xã hội cùng Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thống nhất ban hành Công văn số 2086/BLLĐTBXH-TLĐLĐVN về triển khai Nghị định số 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu, cụ thể được hướng dẫn như sau:
- Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động là công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7 % so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.
Như vậy, dù trong khoảng thời gian học nghề, tập nghề, người học vẫn có thể được trả lương nếu người này trực tiếp hoặc tham gia lao động. Mức lương sẽ do người học và người sử dụng lao động thỏa thuận và không bị chi phối bởi mức lương tối thiểu vùng (hai bên có thỏa thuận trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
– Công ty không trả lương cho người lao động trong thời gian học nghề có bị xử phạt hay không?
Theo quy định hiện nay tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, trong đó có nêu rõ : Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
- Không đào tạo cho ngời lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác cho mình;
- Hợp đồng đào tạo nghề không có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật;
- Thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình;
- Không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình đối tượng trường hợp người sử dụng lao động không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian họ học nghê,f tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động;
- Không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết hạn học nghề, tập nghề và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Theo luật pháp nước ta có quy định việc không trả lương cho người học nghề, tạo nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động, sản xuất ra sản phẩm đạt quy cách, tiêu chuẩn của công, hành vi vi phạm quy định này sẽ bị phạt tiền với các mức phạt sau đây:
- Phạt từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Phạt từ 10 triệu đồng đếm 15 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Phạt từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: Mức phạt theo quy định này là mức phạt đối với cá nhân, còn mức phạt tiền đối với tổ chức khi vi phạm hành vi quy định này thì bị phạt gấp 02 lần so với mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu như trong quá trình học nghề mà người học trực tiếp hoặc tham gia lao động mà công ty không trả lương cho bạn thì họ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1 triệu lên đến 40 triệu đồng (đối với tổ chức). Mức phạt này tùy thuộc vào số lượng người lao động mà công ty vi phạm theo quy định đã nêu ở trên.
Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi không trả lương cho người lao động trong thời gian học việc, tập việc theo quy định thì bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn phải chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là phải trả lương cho người học nghề, tập nghề theo đúng thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
Ý nghĩa của việc trả lương cho người học nghề, tập nghề: Theo quy định mức lương giữa người học nghề và người sử dụng lao động là do thỏa thuận giữa hai bên và không phụ thuộc vào mức lương tối thiểu vùng, nên mức lương áp dụng cho người học nghề, tập nghề hoàn toàn có thể thấp mức mức lương tối thiểu vùng. Như vậy chỉ cần một mức lượng phù hợp với năng lực, không cần quá cao khi người lao động trả lương cho người học nghề, thì người học nghề, tập nghề trong những trường hợp nêu trên sẽ có ý thức trách nhiệm hơn với công việc của mình, đồng thời tạo động lực cho người lao động học nghề, tập nghề tốt hơn, nhanh chóng hoàn thành quá trình học nghề, tập nghề để sớm được giao kết hợp đồng lao động chính thức, trở thành nhân viên của công ty. Khi trả lương cho người la động trong quá trình học nghề cũng góp phần làm tăng hiệu quả công việc, đồng thời làm tăng lợi nhuận cho người sử dụng lao động.
3. Một số điều lưu ý về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
Như đã trình bày ở trên, pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể để tránh việc người sử dụng lao động lợi dụng việc học nghề, tập nghề của người lao động để trục lợi hoặc bóc lột sức lao động và trí tuệ của họ. Do đó, một số quy định cần chú ý đối với người sử dụng lao động, cần có trách nhiệm xác thực và cần thực hiện khi tuyển người lao động học nghề, tập nghề , cụ thể đó là:
- Người học nghề ít nhất là phải đủ từ 14 tuổi trở lên (trừ trường hợp một số nghề do Bộ lao động – thương binh và xã hội quy định có thể thấp hơn như biểu diễn nghệ thuật, múa, xiếc, thể thao, … ) và có sức khỏe phù hợp với nghề;
- Hai bên là người học việc và người sử dụng lao động phải ký hợp đồng (bằng văn bản);
- Người lao động được trả lượng nếu trong thời gia học nghề , tập nghề có tham gia sản xuất làm ra sản phẩn (theo quy cách, đảm bảo tiêu chuẩn của hàng hóa);
- Người sử dụng lao động cần phải ký hợp đồng lao động với người học nghề, tập nghề nếu họ đủ điều kiện theo quy định sau khi kết thúc việc học nghề, tập nghề.
Ngoài ra, người lao động cũng có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Nhìn chung những quy định nêu trên khá chặt chẽ, song vẫn còn những điều đáng lưu ý như sau:
- Rất khó có thể kiểm soát được thực tế của quá trình dạy nghề, tập nghề trong các doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có thể lợi dụng quá trình này để yêu cầu người họ nghề, tập nghề lao động thực sự mà không trả lương hoặc trả lương dưới mức quy định. Những người học nghề, tập nghề chưa đủ tuổi thành niên nên chưa có kiến thức và bản lĩnh để bảo vệ mình, do đó rất dễ dàng tuân theo một cách vô tư, vô điều kiện sự điều hành của người quản lý;
- Có tình trạng “thay máu lao động” ở các doanh nghiệp thông qua việc tuyển người học nghề hoặc giao kết hợp đồng thử việc. Sau một thời gian người lao động làm việc với mức lương thấp hoặc phụ cấp học nghề ít ỏi, không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, doanh nghiệp tiến hành thải loại những người này và tiếp tục tuyển đợt khác vào làm việc dưới hình thức học nghề, thử việc.
Những điều này dẫn đến tình trạng người lao động làm việc nhưng vẫn bị bóc lột, doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Vi vậy cần phát huy vai trò của tổ chức công đoành trong doanh nghiệp và thanh tra lao động nhằm kiểm soát chặt chẽ việc học nghề, tập nghề trong các doanh nghiệp. Cùng với đó, người muốn học nghề, tập nghề cần chú ý khi lựa chọn doanh nghiệp để học việc và làm việc, nắm vững các quy định về nội dung hợp đồng để bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình.
Hình thức học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động không chỉ có ý nghĩa đối với người sử dụng lao động tham gia và hoạt động dạy nghề và giải quyết các vấn đề xã hội liên quan mà còn mang lại hiệu quả cao trong sử dụng lao động tại đơn vị. Theo đó doanh nghiệp có được nguồn lao động chất lượng và hơn hết người lao động sau đào tạo tìm việc làm và thu nhập ổn định. Do người sử dụng lao động dạy cho người lao động các kỹ năng làm việc cần thiết, môi trường đào tạo cũng mang tính thực tế ngay tại nơi làm việc nên đã góp phần giúp người lao động có thể đạt được kỹ năng nghề thành thạo sau khóa học và có thể tham gia ngay vào quá trình sản xuất. Việc được doanh nghiệp tuyển dụng ngay sau khi được đào tạo cũng khiến cho người học có ý chí quyết tâm, yên tâm học tập và làm việc.
Hiện nay, việc tuyển người vào sau đó đào tạo nghề để sử dụng hoàn toàn do người sử dụng lao động quyết định, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nhu cầu phát triển ngành nghề của đơn vị. Trong thời gian học nghề, nếu người học nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách được người sử dụng lao động trả lương. Mức lương do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo nghề, phụ thuộc vào mức độ làm việc của người lao động đem lại lợi ích cho người sử dụng lao động, pháp luật không thể khống chế mức tối thiểu đối với trường hợp này.
Bên cạnh đó, khi hết thời hạn học nghề, hai bên phải ký hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong mọi trường hợp người sử dụng lao động đều bắt buộc ký hợp đồng lao động với người lao động sau khi học xong. Lý do là bởi việc không thiết lập được quan hệ lao động cũng gây ra khoản thiệt hại về chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động. Việc doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động với người học cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như người học nghề không đạt được yêu cầu được đưa ra về công việc, doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn không giải quyết được việc làm cho người học. Vì vậy, nếu bắt buộc người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động hay phải bồi thường cho người lao động là không phù hợp.
Mọi vướng mắc, không hiểu nào về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.0191 của công ty Luật LVN Group chúng tôi để nhanh chóng nhận được sự giải đáp thắc mặc kịp thời, dễ hiểu đến từ đội ngũ Luật sư của LVN Group pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng. Trân trọng!