Căn cứ vào khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giò trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
Một là, sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.
Hai là, sản xuất, cung cấp đỉện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước.
Ba là, trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời.
Bốn là, trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tô” khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu đỉện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.
Năm là, trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, việc quy định các trường hợp nêu trên được làm thêm giờ đến 300 giờ trong 01 năm nhằm bảo đảm những công việc thiết yếu, cần phải hoàn thành tốt để phục vụ xã hội.
Đồng thời, theo khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 thì khi tổ chức làm thêm giờ trong các trường hợp nêu trên, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quy định này sẽ bảo đảm cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát tốt quá trình làm thêm giò nhằm bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Luật LVN Group phân tích chi tiết quy định pháp luật về vấn đề trên như sau:
Mối quan hệ trong pháp luật giữa người sử dụng lao động và người lao động luôn là vấn đề nóng bỏng và không kém phần bức bách được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Đất nước ta đang trong quá trình từng bước công nghiệp hóa, điện địa hóa, chuyển sang kinh tế phát triển, chúng ta đang từng bước đổi mới, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân để cải thiện kinh tế vĩ mô. Bởi vậy vấn đề về việc làm và thời gian làm việc để đảm bảo năng suất chất lượng công việc cũng như quyền và lợi ích hợp pháp giữa đôi bên trong quan hệ pháp luật lao động đã được nhà nước thể chế hóa thông qua công cụ pháp luật. Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 quy định nhiều điểm mới liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động.
– Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật lao động năm 2019;
– Luật việc làm năm 2013;
1. Ngày làm việc là gì?
Ngày làm việc được hiểu là độ dài thời gian trong một ngày đêm (24 giờ) do pháp luật quy định người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc và thực hiện những nhiệm vụ được giao phù hợp với hợp đồng lao động và nội quy của đơn vị sử dụng lao động. Ngày làm việc được quy định dựa trên cơ sở định mức lao động, đảm bảo cho người lao động có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động của mình, người sử dụng lao động hoàn thành được mục tiêu sản xuất, kinh doanh đã đề ra.
2. Thời giờ làm việc theo Bộ luật lao động năm 2019:
2.1 Thời giờ làm việc:
a) Thời giờ làm việc bình thường
– Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
– Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
– Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn quốc gia và pháp luật có liên quan.
b) Làm thêm giờ
Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
– Phải được sự đồng ý của người lao động;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuấn thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định.
– Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
+ Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
+ Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hảo hoạn, địch hoa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
+ Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
+ Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
d) Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
+ Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2.2 Thời giờ nghỉ ngơi:
a) Nghỉ trong giờ làm việc
– Người lao động làm việc theo thời gian làm việc quy định của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào thời giờ làm việc.
– Ngoài thời gian nghỉ quy định, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
b) Nghỉ chuyển ca
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
c) Nghỉ hằng tuần
– Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
– Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc ngày nghỉ xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
– Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định của bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
d) Nghỉ lễ, tết
– Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
+ Tết dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
+ Tết âm lịch: 05 ngày;
+ Ngày chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 04 dương lịch);
+ Ngày quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 05 dương lịch);
+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 03 âm lịch);
+ Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
+ hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định.
e) Nghỉ hằng năm
– Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Khi nghỉ hằng năm mà chưa kể đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại Bộ luật này.
– Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
d) Ngày nghỉ hằng năm tằng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
đ) Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
– Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
– Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn anh, chị, em ruột kết hôn.
– Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động đề nghị không hưởng lương.
2.3 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm việc có tính chất đặc biệt:
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đương thủy, đương hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gai công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ lao động – Thương binh và xã hội và phải tuân thủ quy định tại Bộ luật này.
3. Các trường hợp được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ/năm
Căn cứ theo quy định tại Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) thì người sử dụng lao động phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm;
Trừ một số ngành, nghề công việc hoặc trường hợp sau đây, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ/năm:
+ Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời (quy định mới);
+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng điện, điện tử, chế biến diêm nghiệp (quy định mới);
+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
+ Trường hợp giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
+ Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Người lao động làm thêm giờ được trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tế, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
4. Thủ tục đăng ký làm thêm đến 300 giờ/ năm thực hiện như sau
Theo khoản 4 Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, để bố trí lao động làm thêm giờ đến 300 giờ/năm, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục như sau:
Bước 1: Lấy ý kiến đồng ý của người lao động.
Có thể thỏa thuận bằng nhiều hình thức khác nhau.
Bước 2: thông báo về việc tổ chức làm thêm 300 giờ/năm đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Nơi tiếp nhận thông báo: Sở lao động – Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:
+ Nơi tổ chức làm thêm từ trên 200 -300 giờ/năm.
+ Nơi đặt trụ sở chính: Nếu trụ sở chính đóng ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi tổ chức làm thêm từ trên 200 – 300 giờ/năm.
– Hình thức thông báo: Bằng văn bản theo Mẫu số 02/PLIV tại Phụ lục của Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
– Thời hạn thông báo: Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm đến 300 giờ/năm
Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật LVN Group muốn cung cấp đến bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tời tổng đài tư vấn pháp luật lao động trực tuyến hotline 1900.0191 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!