Căn cứ vào khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:

– Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật.

* Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực khi giao kết hợp đồng lao động.

* Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định rõ, hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Như vậy, Hợp đồng lao động bị vô hiệu sẽ mất hoàn toàn giá trị pháp lý hoặc giảm một phần giá trị pháp lý (đối với trường hợp vô hiệu từng phần). Sự vô hiệu của hợp đồng lao động có thể dẫn đến chấm dứt quan hệ lao động do hai bên giao kết. Bồi vậy, các bên cần nắm vững các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động để tránh bị vô hiệu.

Hợp đồng lao động bị coi là vô hiệu nếu chúng chứa một trong những yếu tố sau:

Một là, nội dung của hợp đồng vi phạm quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Hai là, người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền.

Ba là, không bảo đảm được nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực khi giao kết hợp đồng lao động.

Bôn là, công việc giao kết trong hợp đồng lao động bị pháp luật cấm.