Căn vào khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
* Định kỳ ít nhất 01 năm một lần.
* Khi có yêu cầu của một hoặc các bên.
* Khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
* Trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
* Khi xây dựng phương án sử dụng lao động.
* Khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
* Về vấn đề thưởng cho người lao động.
* Khi ban hành nội quy lao động.
* Tạm đình chỉ công việc của người lao động.
Như vậy, so với Bộ luật Lao động năm 2012 (Điều 65), thì Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định cụ thể, rõ ràng về các trường hợp người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.
Với quy định mới này, người lao động và người sử dụng lao động giải tỏa được vướng mắc (nếu có), chia sẻ những khó khăn, cùng hiểu nhau hơn… Thông qua đó,quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động được gắn kết bền vững.
Đồng thời, theo khoản 3 Điều 63 Bộ luật Lao động năm 2019, khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định nêu trên. Một khi tăng cường đối thoại tại nơi làm việc thì sẽ hạn chế tối đa bất đồng, sẽ khó có cơ hội để hình thành tranh chấp về lao động.