Căn cứ vào điểm g khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động thì người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trưóc.

Như vậy, so với Bộ luật Lao động năm 2012 thì đây là nội dung hoàn toàn mới của Bộ luật Lao động năm 2019.

Trường hợp người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực cho người lao động về công việc, địa điểmlàm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu là vi phạm nguyên tắc trung thực khi giao kết hợp đồng lao động. Điều này cũng thể hiện người sử dụng lao động có hành vi lừa dốì người lao động.

Hành vi lừa dối của người sử dụng lao động đối với người lao động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động thì người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần phải báo trước là phù hợp với tình hình thực tiễn (người lao động không thể gắn kết lâu dài với một người sử dụng lao động lừa dối mình).