Căn cứ vào Điều 203 Bộ luật Lao động năm 2019, quyền của các bên trước và trong quá trình đỉnh công như sau:

* Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động.

* Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo (tình công theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019 có quyền sau đây:

+ Rút quyết định (tình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt (tình công nếu đang (tình công.

+ Yêu cầu Tòa án tuyên bố” cuộc đình công là hợp pháp.

* Người sử dụng lao động có quyền sau đây:

+ Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công.

+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian (tình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản.

+ Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.

Như vậy, từ quy định nêu trên, có thể thấy quyền của các bên là ngang nhau trước và trong quá trình đình công để bảo đảm tính công bằng, bình đẳng. Rõ ràng, với các quyền đó, đã tạo điều kiện thuận lợi để các bên thay đổi ý định nhằm tiến tới việc giải quyết tranh chấp thuận lợi, đình công chỉ là lựa chọn sau cùng.