1/ Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động năm 2012;

– Nghị định 11/2016/NĐ-CP ban hành ngày 03 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

2/ Trường hợp miễn cấp giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

 Người lao động là công dân nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giấy phép lao động cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trong giấy phép ghi rõ công ty uỷ thác, vị trí và công việc người nước ngoài sẽ thực hiện. Việc làm được coi là hợp pháp nếu người nước ngoài làm công việc như đã được ghi trong giấy phép. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định một số trường hợp người lao động nước ngoài được miễn cấp giấy phép lao động.

Tại Điều 172 Bộ luật lao động quy định các trường hợp công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

“1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

6. Là Luật sư của LVN Group nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề Luật sư của LVN Group tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư của LVN Group.

7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.”

Đối chiếu với quy định trên của pháp luật thì Giám đốc của công ty bạn là thành viên góp vốn vào công ty nên sẽ thuộc những trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động. 

– Thẩm quyền cấp: Sở lao động Thương binh và Xã hội

– Hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm:

+ Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

+ Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài;

+ Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

+ Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong thời hạntrả lời và nêu rõ lý do.

Như vậy trường hợp của Giám đốc công ty bạn không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng vẫn phải tiến hành xin giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động tại Sở lao động thương binh và xã hội. 

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Luật LVN Group biên tập