Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, Luật sư hãy giúp tôi phân tích về một số quy phạm (chế định nhỏ) của chế định biện pháp tha miễn trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 2015, đó là: Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; miễn trách nhiệm hình sự và miễn chấp hành hình phạt?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Khái quát chế định biện pháp tha miễn trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 2015
Theo quan điểm được thừa nhận chung trong luật hình sự thì các quy phạm của chế định nhân đạo lớn về các biện pháp tha miễn của pháp luật hình sự bao gồm một loạt các chế định nhân đạo nhỏ nhằm thực hiện việc miễn, giảm nhẹ, hoãn và tạm đình chỉ việc quyết định (hoặc tạm đình chỉ việc tiếp tục thi hành) các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với người phạm tội hoặc/và người bị kết án và chính vì vậy, chúng được gộp lại và gọi chung là chế định về “các biện pháp tha miễn”.
Cụ thể trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 đó là 12 chế định nhỏ mang tính nhân đạo và tha miễn sau đây: Thời hiệu trong pháp luật hình sự bao gồm hai chế định nhân đạo nhỏ hơn nữa là không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu và không thi hành bản án kết tội do hết thời hiệu; Miễn trách nhiệm hình sự; Miễn hình phạt; Miễn chấp hành hình phạt; Án treo; Tha tù trước thời hạn có điều kiện; Giảm mức hình phạt đã (được) tuyên (bao gồm cả việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt); Hoãn chấp hành hình phạt tù có thời hạn; Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thòi hạn; Án tích; Đại xá; và Đặc xá.
Ngoài ra, còn có một số biện pháp tha miễn mang tính đặc thù đối với hai chủ thể riêng của trách nhiệm hình sự cũng được nhà làm luật quy định riêng trong hai chương tương ứng về: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội và; Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội sẽ được phân tích riêng khi đề cập hai nhóm quy phạm này.
Tuy nhiên, ở đây sẽ có nhiều lý do để không xem xét một số chế định nhỏ (4 chế định nhỏ) của chế định biện pháp tha miễn này. Dưới đây là 4 chế định nhỏ không được xem xét trong Bộ luật Hình sự năm 2015:
– Hoãn chấp hành hình phạt tù (Điều 67); và Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (Điều 68) vì về cơ bản hai điều luật này vẫn giữ nguyên các quy phạm tương ứng như trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và;
– Đại xá và đặc xá thì nhà làm luật chưa ghi nhận chính thức chúng bằng các quy phạm độc lập trong Bộ luật Hình sự năm 2015.
Chính vì vậy, chúng ta chỉ phân tích nội hàm các biện pháp tha miễn trong hệ thống Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 mà việc nghiên cứu cho phép chỉ ra các điểm mới cơ bản mà không được nhắc đến trong nhóm(nhóm không xem xét) và cụ thể hơn, trong bài viết này chúng ta sẽ nghiên cứu và phân tích, làm rõ 3 quy phạm (3 chế định nhỏ) của chế định biện pháp tha miễn, đó là: Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; miễn trách nhiệm hình sự và miễn chấp hành hình phạt.
2. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong chế định các biện pháp tha miễn
Vấn đề không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được ghi nhận tại Điều 28 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo đó nó có những đặc điểm sau:
– Lần đầu tiên nhà làm luật đã bổ sung thêm một quy phạm mới tại khoản 3 Điều 28, đối với hai tội danh, là Tội tham ô tài sản và Tội nhận hối lộ nhưng được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng tương ứng với các cấu thành tội phạm nêu tại khoản 3, khoản 4 của hai điều tương ứng tại Điều 353 và Điều 354 trong Bộ luật Hình sự năm 2015, thì không được áp dụng chế định nhân đạo này (khoản 3);
– Bằng quy phạm mới bổ sung về việc không được hưởng chế định nhân đạo về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã phần nào thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước ta trong việc kiên quyết trừng trị thật nghiêm khắc kẻ phạm tội này để hy vọng loại trừ được “quốc nạn” tham nhũng ở Việt Nam, củng cố lòng tin của Nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án của đất nước đang ở trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền;
– Quy phạm này còn là sự minh chứng về Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc khi đã ký và cam kết thực hiện các điều khoản trong Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc và;
– Vấn đề trên đã đưa đến tác dụng hữu hiệu rất thú vị như: Một mặt, rất được các đồng chí cán bộ cách mạng lão thành, chân chính và trong sạch đánh giá cao nhưng; Ngược lại, những kẻ có chức vụ, địa vị công tác có gắn với tài sản, tiền bạc của Nhà nước và Nhân dân mà có ý định lăm le tham nhũng của công thì lại rất run sợ. Vì về vấn đề này, có lẽ tất cả các luật gia – hình sự học chân chính, có tâm và yêu nước, thương dân, có ý thức phòng, chống các hành vi tham nhũng, lãng phí đều vui mừng nhận thấy, cần phải cố gắng nhiều đế làm cho các quy định pháp luật hình sự nước nhà từ nay trở đi sẽ còn tiếp tục được hoàn thiện hơn nữa và xứng đáng đúng như niềm tin của đồng chí Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
3. Miễn trách nhiệm hình sự trong chế định các biện pháp tha miễn
Đối với chế định về miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 được đặt cho tên gọi khác so với tên gọi trong pháp luật hình sự nước ta trước đây, kể cả trong Bộ luật Hình sự của năm 1985 và Bộ luật Hình sự (năm 1999) là bổ sung thêm từ “căn cứ” vào đằng trước thuật ngữ “miễn trách nhiệm hình sự” và bao gồm các quy phạm của ba khoản tại Điều 29 “Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự” tương ứng với sáu trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, song về bản chất pháp lý thì đây cũng chỉ là các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cụ thể và chỉ là dựa trên các căn cứ khác nhau.
Vậy đặc điểm của miễn trách nhiệm hình sự trong chế định các biện pháp tha miễn như thế nào?
4. Đặc điểm của miễn trách nhiệm hình sự trong chế định các biện pháp tha miễn
Việc phân tích khoa học nội hàm các quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 cho thấy các đặc điểm mới cơ bản sau đây:
– Ngay trong Điều 29 đã bao hàm hai dạng miễn trách nhiệm hình sự tương ứng vối ba khoản của Điều luật này là dạng miễn trách nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc (với từ “được” miễn) gồm có hai căn cứ tại khoản 1 và dạng miễn trách nhiệm hình sự có tính chất tùy nghi đối với cụm từ “có thể được” miễn với bốn căn cứ, trong đó ba căn cứ tại khoản 2 và một căn cứ tại khoản 3.
– Trong hai căn cứ được miễn trách nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc hên quan đến hành vi phạm tội nêu tại khoản 1 Điều 29 thì ngoài việc giữ nguyên căn cứ thứ 2 “khi có quyết định đại xá” nêu tại điểm b như khoản 3 Điều 25 Bộ luật Hình sự (năm 1999) đã ghi nhận, thì căn cứ đầu tiên nêu tại điểm a có bổ sung thêm một điểm mới, đây là lần đầu tiên nhà làm luật đã chính thức cụ thể hóa cụm từ “chuyển biến của tình hình…” (như khoản 1 Điều 25 năm 1999 đã sử dụng) bằng cụm từ mới “do có sự thay đổi chính sách, pháp luật…” làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
– Trong ba căn cứ có thể được miễn trách nhiệm hình sự có tính chất tùy nghi liên quan đến người phạm tội được nêu tại khoản 2 Điều 29 thì ngoài căn cứ miễn trách nhiệm hình sự tại điểm a vẫn được giữ nguyên như trong Bộ luật Hình sự (năm 1999), những điểm mới chính là các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự nêu tại các điểm b và c, mà cụ thể là:
+ Về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự nêu tại điểm b thì ngoài việc giữ nguyên một số điều kiện liên quan đến người phạm tội để có thể được miễn trách nhiệm hình sự, như khoản 2 Điều 25 Bộ luật Hình sự (năm 1999) đã ghi nhận, bộ luật còn bổ sung thêm tình tiết mới là “mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây…” vì trong Điều 25 Bộ luật Hình sự (năm 1999) không có căn cứ này;
+ Về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự nêu tại điểm c thì để cho được chặt chẽ hơn nên nhà làm luật đã bổ sung thêm một điều kiện nữa vào sau cụm từ “hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm” cụm từ “và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận” mà cụm từ này tại khoản 2 Điều 25 Bộ luật Hình sự (năm 1999) chưa hề có.
Tuy nhiên, về căn cứ này cần lưu ý là tại thời điểm ngày 27/11/2015 khi thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015 thì đã có sự ghi nhận thiếu chặt chẽ điều kiện miễn trách nhiệm hình sự này khi không có cụm từ “trưốc khi hành vi phạm tội bị phát giác” đã dùng tại khoản 2 Điều 25 Bộ luật Hình sự (năm 1999) nhưng cho đến khi Bộ luật Hình sự năm 2015 bị tạm lùi thời hạn thi hành lại để sửa đổi, bổ sung về mặt kỹ thuật lập pháp thì sau đó vào năm 2017 cụm từ này đã tiếp tục lấy lại để sử dụng tại điểm c.
– Bộ luật Hình sự năm 2015 đã ghi nhận bổ sung thêm một căn cứ mới hoàn toàn nữa để có thể được miễn trách nhiệm hình sự (có tính chất tùy nghi) nếu người phạm tội đáp ứng đầy đủ tất cả bốn điều kiện chặt chẽ do luật định được nêu tại khoản 3 Điều 29 mà cụ thể là:
+ Tội phạm được thực hiện phải là “tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc ít nghiêm trọng”;
+ Khách thể bị xâm hại phải là một trong năm khách thể liên quan trực tiếp nhân thân hoặc tài sản con người (như: “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của ngươi khác”);
+ Về mức độ thể hiện sự ăn năn, hôì cải của người phạm tội phải “đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” và;
+ Đối với phía người bị hại nếu muốn được miễn trách nhiệm hình sự thì người phạm tội phải “được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự”.
5. Miễn chấp hành hình phạt trong chế định các biện pháp tha miễn
Về chế định nhỏ về miễn chấp hành hình phạt được ghi nhận tại Điều 62 Bộ luật Hình sự năm 2015 (gồm 7 khoản) mà việc phân tích các quy phạm của nó cho thấy các điểm mới mà lần đầu tiên nhà làm luật Việt Nam ghi nhận dưới đây:
– Tại các khoản 2, 3 và 4 đã có sự phân biệt rõ ràng hơn ba trường hợp miễn chấp hành hình phạt tù có thời hạn vối sự ràng buộc bằng các điều kiện nhất định do luật định tương ứng trong từng trường hợp cụ thể và tùy theo từng mức thời hạn bị kết án tại là: Đến ba năm chưa chấp hành hình phạt; Trên ba năm chưa chấp hành hình phạt; và Đến ba năm đã tạm đình chỉ chấp hành hình phạt.
– Tại khoản 5 đã bổ sung thêm quy định mới mang tính nhân đạo về việc người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt tiền nếu đáp ứng được các điều kiện được ghi nhận tại đây.
– Tại khoản 6 đối với hình phạt cấm cứ trú hoặc hình phạt quản chế thì về cơ bản vẫn giữ nguyên quy phạm cũ tại khoản 5 Bộ luật Hình sự năm 1999 nhưng có một điểm mối là phạm trù liên quan đên cơ quan để nghị miễn chấp hành phần hình phạt còn lại là “chính quyền địa phương” thay bằng phạm trù “cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện”.
– Và cuối cùng, tại khoản 7 Điểu 62 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm quy định về việc người được miễn chấp hành hình phạt vẫn phải thực hiện nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.
Trân trọng!