Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi:  1900.0191

Cơ sở pháp lý

– Nghị định 44/2016/NĐ-CP

– Thông tư 08/2017/TT-BQP

– Thông tư 137/2021/TT-BQP có hiệu lực 06/12/2021.

1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là gì?

Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là hoạt động theo quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định.

Đối tượng kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phòng được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 137/2021/TT-BQP.

2. Trường hợp phải kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2017/TT-BQP, các trường hợp phải kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đó là:

– Lần đầu trước khi đưa đối tượng kiểm định vào sử dụng.

– Định kỳ khi đối tượng kiểm định đến hạn kiểm định lại.

– Sau khi lắp đặt lại đối tượng kiểm định hoặc có cải tạo, sửa chữa làm thay đổi kết cấu, thông số kỹ thuật của đối tượng kiểm định.

– Theo yêu cầu của đơn vị sử dụng hoặc theo yêu cầu của Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội.

3. Phân cấp thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2017/TT-BQP quy định:

– Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn quân đội thuộc Tổng cục Kỹ thuật hoặc tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; hoặc được Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội ủy quyền bằng văn bản thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định quy định tại Phụ lục II.

– Cơ sở Đo lường Chất lượng, Trạm kiểm định chai chứa khí nén thuộc ngành kỹ thuật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một số đối tượng kiểm định thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phòng khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 11 Thông tư này; hoặc được ủy quyền bằng văn bản của Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội.

4. Quy trình thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2017/TT-BQP, quy trình thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thực hiện như sau:

Bước 1: Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gửi báo cáo bằng văn bản nhu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các trường hợp được quy định về Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.

Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ báo cáo bằng văn bản nhu cầu kiểm định của các cơ quan, đơn vị, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội tổng hợp, xây dựng kế hoạch kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của Bộ Quốc phòng và Báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật phê duyệt.

Bước 3: Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu đề nghị kiểm định, đơn vị kiểm định có trách nhiệm hiệp đồng với cơ quan, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định để tiến hành kiểm định.

Khi kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị kiểm định:

a) Lập biên bản kiểm định;

b) Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị;

c) Dán tem kiểm định hoặc thể hiện ký hiệu các thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định;

d) Cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định.

Dừng kiểm định, dừng hoạt động đối với đối tượng kiểm định:

a) Dừng hoạt động đối tượng kiểm định trong các trường hợp: Hết hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận kết quả kiểm định; sau khi đã khắc phục mà đối tượng kiểm định vẫn không đạt yêu cầu;

b) Dừng kiểm định trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm định không đủ các yếu tố kỹ thuật an toàn hoặc có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động.

5. Đăng ký đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Đối tượng kiểm định sau khi kiểm định kỹ thuật an toàn lao động lần đầu đạt yêu cầu:

a) Trước khi đưa vào sử dụng phải đăng ký với Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội;

b) Việc đăng ký chỉ thực hiện một lần đối với mỗi đối tượng.

Các trường hợp đăng ký lại:

a) Thay đổi đơn vị quản lý;

b) Sau khi cải tạo, sửa chữa làm thay đổi kết cấu, thông số kỹ thuật của đối tượng kiểm định đã đăng ký.

Trách nhiệm đăng ký đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

a) Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phòng. Giấy chứng nhận đăng ký thực hiện theo Mẫu 6 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cục Kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và đơn vị sử dụng các đối tượng kiểm định phải lập sổ đăng ký, theo dõi quản lý các đối tượng kiểm định thuộc phạm vi quản lý. Mã hiệu đăng ký của từng đơn vị thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; Sổ đăng ký, theo dõi quản lý các đối tượng kiểm định an toàn lao động thực hiện theo Mẫu 4 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Hồ sơ, trình tự đăng ký đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

a) Hồ sơ, gồm:

– Tờ khai đăng ký đối tượng kiểm định thực hiện theo Mẫu 5 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

– Lý lịch đối tượng kiểm định;

– Biên bản kiểm định;

– Giấy chứng nhận kết quả kiểm định.

b) Trình tự:

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, cơ quan, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền phải lập hồ sơ đăng ký đối tượng kiểm định được quy định tại điểm a khoản này và nộp trực tiếp, qua mail.bqp hoặc qua quân bưu đến Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân độ.

Dừng đăng ký

a) Đối tượng kiểm định bị hư hỏng không có khả năng sửa chữa hoặc không có nhu cầu sử dụng, đơn vị quản lý đối tượng kiểm định phải báo cáo bằng văn bản về Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội để dừng việc kiểm định và đăng ký;

b) Thu hồi đăng ký, ra quyết định thông báo cho cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định.

6. Mẫu tờ khai đăng ký máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

>>> Mẫu 5 Tờ khai đăng ký máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư 08/2017/TT-BQP

………(1)*………
……… (2)*………
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

……….., ngày  tháng  năm ………..

TỜ KHAI

Đăng ký máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Kính gửi: ………………….(3)*……………………………..

Căn cứ Thông tư số    /2016/TT-BQP ngày    tháng    năm 2016 của Bộ Quốc phòng quy định công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng;

Đơn vị ……..(2)* …..đề nghị được đăng ký các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:

TT

Quy cách kỹ thuật

 

Tên đối tượng

Mã hiệu

Nơi chế tạo

Nơi lắp đặt

Đặc tính kỹ thuật cơ bản

Mục đích sử dụng

A

B

C

D

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trưởng ban (Trợ lý) An toàn lao động
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Tờ khai dùng cho đơn vị cơ sở và các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng:

(1) * Tên đơn vị quản lý cấp trên;

(2) * Tên đơn vị, đầu mối khai đăng ký;

(3) * Tên đơn vị đăng ký;

(2) Tên đối tượng, nước sản xuất, năm sản xuất;

(4) Đơn vị chế tạo, địa chỉ đơn vị chế tạo;

(5) Đơn vị lắp đặt (sử dụng thiết bị), địa chỉ đơn vị lắp đặt.

* Đặc tính kỹ thuật cơ bản (6), (7), (8), (9) ghi các thông số sau:

– Đối với thiết bị áp lực, A: Áp suất (bar, 1 bar = 1,02 KG/cm2); B: Dung tích (l); C: Năng suất (kg/h, kcal/h);

– Đối với thiết bị nâng, A: Trọng tải (T); B: Khẩu độ (m); C: Vận tốc (m/min);

– Đối với thang máy, A: Trọng tải (kg); B: Số tầng dừng; C: Vận tốc (m/min).

– Đối với các thiết bị đặc thù quân sự, ghi các thông số yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đặc trưng;

* Nếu đăng ký lại cần ghi dòng chữ “Đăng ký lại” dưới dòng “Tờ khai đăng ký”.

7. Mẫu sổ đăng ký máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Mẫu 4. Sổ đăng ký máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

I. ĐĂNG KÝ THIẾT BỊ NÂNG

TT

Đơn vị sử dụng, địa chỉ

Số đăng ký

Loại thiết bị

Mã hiệu

Số chế tạo

Nước chế tạo

Năm chế to

Trọng tải (kg)

Khu độ – Tầm với (m)

Vận tốc nâng (m/ph)

Ngày đăng ký

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

– Loại thiết bị (cột 4): Ghi rõ là cần trục ô tô, cần trục bánh xích, cổng trục, pa lăng …

– Mã hiệu thiết bị (cột 5): Ghi theo mã hiệu của nhà chế tạo.

II. ĐĂNG KÝ THANG MÁY VÀ THANG CUỐN

TT

Đơn vị sử dụng, địa chỉ

Số đăng ký

Loại thiết b

Mã hiệu

Số chế to

Nước chế tạo

Năm chế tạo

Trọng tải  hoc năng suất

Số tầng hoặc bề rộng

Vận tốc  (m/ph)

Ngày đăng ký

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

– Loại thiết bị (cột 4): Ghi rõ là thang máy chở người, thang máy chở hàng kèm người, thang cuốn v.v…

– Mã hiệu thiết bị (cột 5): Ghi theo mã hiệu của nhà chế tạo.

– Cột 9: Đối với thang máy ghi trọng tải (kg); đối với thang cuốn ghi năng suất (người/h).

– Cột 10: Đối với thang máy ghi số tầng phục vụ; đối với thang cuốn ghi bề rộng bậc thang (mm).

III. ĐĂNG KÝ THIẾT BỊ ÁP LỰC

TT

Đơn vị sử dụng, địa chỉ

Số đăng ký

Loại thiết bị

Mã hiệu

Số chế tạo

Nước chế tạo

Năm chế tạo

Áp suất làm việc (bar)

Dung tích, công suất (dm3– Kg/h)

Ngày đăng ký

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

– Loại thiết bị (cột 4): Ghi rõ là nồi hơi, nồi đun nước nóng, hệ thống lạnh, bình chứa khí nén v.v…

– Mã hiệu thiết bị (cột 5): Ghi theo mã hiệu của nhà chế tạo.

IV. ĐĂNG KÝ THIẾT BỊ ĐẶC THÙ QUÂN SỰ

TT

Đơn vị sử dụng, địa chỉ

Số đăng ký

Loại thiết bị

Mã hiệu

Số chế tạo

Nước chế tạo

Năm chế tạo

Thông s (kg, bar)

Thông s (m, dm3,  Kg/h)

Vận tc nâng (m/ph)

Đặc tính khác

Ngày đăng ký

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

– Loại thiết bị (cột 4): Ghi rõ tên thiết bị.

– Mã hiệu thiết bị (cột 5): Ghi theo mã hiệu của nhà chế tạo.

– Thông số (cột 9 và 10): Ghi thông số tùy thuộc vào đặc điểm của loại thiết bị (nâng hoặc áp lực).

– Cột 11: Sử dụng cho thiết bị dùng để nâng hạ, còn các loại máy, thiết bị, vật tư khác bỏ cột này.

– Đặc tính khác (cột 12): Ghi đặc điểm của các thiết bị có những quy định đặc thù về an toàn lao động.

8. Đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

>>> Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư số 137/2021/TT-BQP ngày 25/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

STT

Nhóm đối tượng kiểm định

Trang thiết bị tối thiểu

1

Nhóm đối tượng kiểm định là nồi hơi và các thiết bị áp lực (trừ chai chứa khí hóa lỏng)

1. Bơm thử thủy lực;

2. Áp kế mẫu, áp kế kiểm tra các loại;

3. Thiết bị kiểm tra chiều dày kim loại bằng phương pháp siêu âm;

4. Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy;

5. Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp nội soi;

6. Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học;

7. Thiết bị đo điện trở cách điện;

8. Thiết bị đo điện trở tiếp địa;

9. Thiết bị đo nhiệt độ;

10. Thiết bị đo độ ồn;

11. Thiết bị đo cường độ ánh sáng;

12. Thiết bị kiểm tra phát hiện rò rỉ khí;

13. Thiết bị đo điện vạn năng;

14. Ampe kìm;

15. Kìm kẹp chì.

2

Nhóm đối tượng kiểm định là thiết bị nâng, thang máy, thang cuốn

1. Máy trắc địa (kinh vĩ và thủy bình);

2. Tốc độ kế (máy đo tốc độ);

3. Thiết bị đo khoảng cách;

4. Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;

5. Lực kế hoặc cân treo;

6. Thiết bị đo nhiệt độ;

7. Thiết bị đo cường độ ánh sáng;

8. Thiết bị đo điện trở cách điện;

9. Thiết bị đo điện trở tiếp địa;

10. Thiết bị đo điện vạn năng;

11. Ampe kìm.

3

Thiết bị của trạm kiểm định chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng

1. Thiết bị kiểm tra chiều dày kim loại bằng phương pháp không phá hủy;

2. Thiết bị xử lý khí dư trong chai;

3. Thiết bị tháo lắp van chai;

4. Thiết bị thử thủy lực chai;

5. Thiết bị thử kín chai;

6. Thiết bị thử giãn nở thể tích chai;

7. Thiết bị làm sạch bên trong chai;

8. Thiết bị kiểm tra bên trong bằng phương pháp nội soi;

9. Thiết bị hút chân không;

10. Cân (điện tử) khối lượng.

4

Nhóm đối tượng kiểm định thiết bị điện phòng nổ

1. Kính lúp có độ phóng đại phù hợp;

2. Thiết bị đo chiều dày;

3. Dụng cụ đo đạc cơ khí: Thước dây, thước kẹp, thước lá, căn lá và các dụng cụ khác có liên quan (búa, kìm, cờ lê…);

4. Máy đo nhiệt độ không tiếp xúc;

5. Thiết bị đo điện trở tiếp địa;

6. Thiết bị đo hiệu điện thế và dòng điện;

7. Thiết bị đo điện trở cách điện;

8. Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay;

9. Luxmet, Cờ lê lực;

10. Thiết bị đo độ dài;

11. Thiết bị đo đường kính;

12. Đèn chiếu sáng chuyên dụng.

5

Nhóm đối tượng đặc thù quân sự

1. Các thiết bị dùng cho nhóm đối tượng kiểm định là nồi hơi và các thiết bị áp lực (trừ chai chứa khí hóa lỏng);

2. Các thiết bị dùng cho nhóm đối tượng kiểm định là thiết bị nâng, thang máy, thang cuốn;

3. Các thiết bị dùng cho nhóm đối tượng kiểm định thiết bị điện phòng nổ;

4. Các thiết bị đặc thù chuyên dụng khác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group