Căn cứ vào khoản 3 Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc, một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động một cách trái pháp luật thì quan hệ lao động giữa hai bên bị rạn nứt, khó lòng gắn kết lại như trước; bởi vậy, nhiều người sử dụng lao động lo lắng rằng người lao động sau khi quay lại làm việc thì lao động sẽ không hiệu quả, dễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động nên có mong muốh không nhận người lao động trở lại làm việc. Đồng thời, nhiều người lao động cũng hiểu được vấn đề đó của người sử dụng lao động nên đồng ý không trở lại làm việc để tránh bất đồng, tranh chấp về sau. Bởi vậy, Bộ luật Lao động năm 2019 đã tạo cơ chế nhằm giúp người sử dụng lao động, người lao động thỏa thuận về vấn đề này để hài hòa lợi ích của hai bên.
Lưu ý, nếu người lao động vẫn quyết tâm được trở lại làm việc thì người sử dụng lao động buộc phải nhận người lao động trỏ lại làm việc, vì ngưòĩ lao động không có lỗi vàđó là yêu cầu chính đáng của họ nên được pháp luật bảo vệ. Chính vì lý do đó nên Bộ luật Lao động năm 2019 không tạo cơ chế để người sử dụng lao động từ chối nhận người lao động trỏ lại làm việc trong trường hợp người lao động đồng ý trỗ lại làm việc.