1. Khái niệm vận chuyển hàng hóa quốc tế

Vận chuyển hàng hóa quốc tế là vận chuyển hàng hoá từ nước này qua nước khác trong mua bán hàng hoá quốc tế.

Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều nước, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm ở hai nước khác nhau.

Việc vận chuyển hàng hóa trong vận tải quốc tế đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, vị trí của hàng hóa được thay đổi từ nước người bán sang nước người mua

Vận chuyển hàng hoá quốc tế được tiến hành thông qua hoạt động chuyên môn của các tổ chức vận chuyển chuyên ngành thực hiện. Việc vận chuyển được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau hoặc có thể được kết hợp của nhiều phương thức đó.

2. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, trước hết được hiểu là một loại hợp đồng dân sự, bởi ở đó thể hiện sự bình đẳng trong việc thương lượng và tự quyết định các nội dung thuộc lĩnh vực quan hệ dân sự. Điểm khác biệt quan trọng nằm ở tính quốc tế của hợp đồng. Trong thực tiễn, để xác định tính chất quốc tế của một hợp đồng có nhiều cách đánh giá, tiếp cận khác nhau. Theo các quan điểm phổ biến hiện nay, hợp đồng được coi là có tính chất quốc tế khi có các dấu hiệu sau: có liên quan đến hai hay nhiều quốc gia; thuộc phạm vi điều chỉnh của một điều ước quốc tế; hàng hóa có sự chuyển dịch qua biên giới; hoặc hợp đồng tạo ra các giá trị, lợi ích trong thương mại quốc tế.

Đã có khá nhiều công ước quốc tế về hàng hải và vận tải biển, tuy nhiên chỉ có hai công ước quốc tế có đề cập trực tiếp tới quan niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Theo Mục b, Điều 1 Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc pháp luật về vận đơn đường biển ký năm 1924 (còn gọi là Công ước Brussels 1924) quy định:

Hợp đồng vận chuyển được thể hiện bằng vận đơn hoặc một chứng từ sở hữu tương tự trong chừng mực chứng từ đó liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bao gồm bất kỳ vận đơn hoặc chứng từ tương tự nào như đã nêu ở trên, được phát hành trên cơ sở hoặc theo một hợp đồng thuê tàu kể từ thời điểm vận đơn hoặc chứng từ sở hữu tương tự đó điều chỉnh các mối quan hệ giữa một người chuyên chở với một người cầm vận đơn”.

Theo Mục 6, Điều 1, Công ước Hamburg (1978) – Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế được hiểu “là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người chuyên chở đảm nhận chuyên chở hàng hóa bằng đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước. Tuy nhiên, một hợp đồng bao gồm chuyên chở bằng đường biển và cả phương tiện khác thì hợp đồng đó chỉ được coi là hợp đồng chuyên chở bằng đường biển theo nghĩa trong Công ước này, nếu nó liên quan đến vận tải đường biển”. Các quy định trên cho thấy, Công ước Brussels (1924) chỉ điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển dưới dạng vận đơn hay chứng từ tương tự như vận đơn, còn Công ước Hamburg (1978) thì áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng vận chuyển bằng đường biển, kể cả vận đơn.

Theo Điều 145, Bộ luật Hàng hải Việt Nam (2015), hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được định nghĩa như sau:

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng”.

Từ quy định này có thể hiểu hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam mang tính dịch vụ, là hoạt động doanh nghiệp khai thác tàu biển của mình để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng và thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả. Người chuyên chở chính là người cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển.

3. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến

Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến (hợp đồng thuê tàu chuyến – charter party) là sự thỏa thuận, theo đó người chuyên chở có nghĩa vụ dành cả hoặc một phần chiếc tàu để chở hàng từ cảng này tới cảng khác và người thuê chở có nghĩa vụ trả tiền cước chuyên chở.

Người chuyên chở có thể là chủ tàu, người chuyên chở chuyên nghiệp, người quản lý tàu. Người thuê chở chuyến có thể là người bán, người mua hàng hoặc là người được ủy thác gửi hàng. Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, người bán hoặc người mua ký hợp đồng chuyên chở chuyến để chở lô hàng xuất khẩu hay nhập khẩu nhằm thực hiện hợp đồng đó. Vì vậy, một số điều khoản của hợp đồng chuyên chở chuyến phải căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, chẳng hạn như số lượng hàng thuê chở, cảng đi, cảng đến, thời gian tàu đến cảng bốc hàng v.v…

Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chuyên là văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của người chuyên chở và người thuê chở.

Sau khi bốc hàng lên tàu xong, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng bộ vận đơn đường biển, vận đơn này không làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở, song là văn ban diều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng về thiếu hụt, hư hỏng, đổ vỡ hàng hóa và chậm giao hàng.

4. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ

Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ là sự thỏa thuận, theo đó người chuyên chở dành một phần chiếc tàu chợ để chở hàng của người thuê chở từ cảng này đến cảng khác, còn người thuê chở phải trả tiền cước.

Khi lưu khoang tàu chợ, người thuê chở (người gửi hàng) có thể trực tiếp giao dịch với người chuyên chở hoặc thông qua đại lý thuê tàu. Thông thường người thuê chở gửi cho người chuyên chở vận đơn lưu khoang (booking note) để xin lưu khoang một phần chiếc tàu chợ chở hàng cho mình. Nếu người chuyên chở đồng ý thì giữa hai bên đã có một hợp đồng chuyên chở sơ bộ. Sau khi hàng được bốc xếp lên tàu, ngưdi chuyên chở (thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển (bill of lading). Mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa sẽ được giải quyết thép các điều của vận đơn. Trong trường hợp này giữa người thuê chở và người chuyên chở không có bẳn hợp đồng do hai bên ký. Như vậy, vận đơn đường biển là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng tàu chợ.

Ngoài chức năng là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở, vận đơn còn thực hiện chức năng là biên lai nhận hàng của người chuyên chở và chức năng là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trong vận đơn thuộc về ai.

Vận đơn xác nhận mối quan hệ giữa người gửi hàng với người chuyên chở. Đồng thời vận đơn điều chỉnh trực tiếp mối quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng. Mọi vấn để liên quan đến việc thiếu hụt, mất mát, hư hỏng hàng hóa được giải quyết giữa người nhận hàng với người chuyên chở trước hết căn cứ vào vận đơn.

5. Tàu chở hàng hủy bỏ hành trình và nghĩa vụ của các bên

5.1. Khái niệm

Tàu chở hàng hủy bỏ hành trình là việc tàu chở hàng đang đi trên biển không may gặp sự cố, hoặc tai nạn, sau đó không đưa hàng đến cảng đích mà tuyên bố hủy bỏ hành trình ở cảng dọc đường (cảng lánh nạn). Việc hủy bỏ hành trình như vậy thường được coi là chấm dứt hợp đồng chuyên chở.

5.2. Điều kiện để tàu hủy bỏ hành trình

Điều kiện để người chuyên chở tuyên bố hủy bỏ hành trình có thể được quy định trong hợp đồng, trong luật về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Chẳng hạn, hợp đồng mẫu GENCON 1922 quy định người chuyên chở có quyền tuyên bố hủy hành trinhTrong những trường hợp sau:

–        Nước tàu treo cờ tham gia chiến tranh.

–        Hàng ở trên tàu trở thành hàng cấm do có chiến tranh.

–        Cảng dỡ hàng bị phong tỏa.

Ngoài những trường hợp được quy định trong luật hoặc trong hợp đồng, theo thực tiễn hàng hải quốc tế người chuyên chở còn có thể tuyên bố hủy bỏ hành trình, sau khi tàu gặp tai nạn trong các trường hợp sau:

+ Tàu không thể sửa chữa được.

+ Khi tính toán về mặt thương mại tàu không thể sửa chữa được.

+ Do điểu kiện hàng hóa gây nên.

5.3. Nghĩa vụ của các bên có liên quan khi tàu hủy bỏ hành trình

a)       Nghĩa vụ của người chuyên chở

Về nguyên tắc khi tàu gặp tai nạn sự cố trong hành trình lập tức người chuyên chở phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết hợp lý để bảo vệ tàu và hàng hóa trên tàu. Người chuyên chở phải thông báo ngay cho chủ hàng biết. Nếu tàu cần được cứu hộ người chuyên chở phải thuê cứu hộ, đưa tàu và hàng vào cảng lánh nạn. Khi tàu bị hư hỏng người chuyên chở phải tiến hành sửa chữa tàu để tiếp tục đưa hàng đến cảng đích nếu tàu có thể sửa chữa được.

Nếu tàu không thể tiếp tục hành trình được yà người chuyên chở không chọn cách chuyển tải hàng sang tàu khác để đưa đến cảng đích mà chọn cách hủy bỏ hành trình thì phải thông báo ngay cho chủ hàng.

Sau khi thông báo quyết định hủy bỏ hành trình, người chuyên chở, do thuyền trưởng thay mặt, vẫn phải chăm sóc bảo quản hàng hóa. Nếu hàng bị ướt thì phải phơi sấy, nếu hỏng bao bì thì phải thay bao bì, các chi phí có liên quan này sẽ do chủ hàng chịu. Người thuyền trưởng có thể gửi hàng vào kho tại cảng lánh nạn chờ ý kiến của chủ hàng vể việc xử lý hàng hóa.

b)      Nghĩa vụ của chủ hàng (chủ vận đơn – người nhận hàng)

Khi nhận được tin về hàng gặp tai nạn, sự cố, chủ hàng phải thông báo ngay cho công ty bảo hiểm nếu hàng có mua bảo hiểm. Đồng thòi chủ hàng cũng phải thông báo nhanh cho công ty bảo hiểm biết việc người chuyên chở đã hủy bỏ hành trình ở cảng lánh nạn ngay khi nhận được thông báo của người chuyên chở.

Chủ hàng phải quyết định xử lý, hàng hóa ở cảng lánh nạn. Chủ hàng có thể quyết định bán lô hàng đó ở cảng lánh nạn nếu thấy việc tô chức đưa hàng về cảng đích là không có lợi và quá tốn kém hoặc là tổ chức chuyên chở lô hàng từ cảng lánh nạn về cảng đích. Trước khi quyết định xử lý hàng hóa, chủ hàng cẩn hỏi ý kiên của công ty bảo hiểm bởi vì tổn thất hàng hóa và các chi phí có liên quan trong trường hợp này công ty bảo hiểm sẽ phải bồi thường cho chủ hàng. Nếu hàng ở cảng lánh nạn bị tổn thất toàn bộ ước tính thì chủ hàng có thể làm giấy từ bỏ hàng gửi cho công ty bảo hiểm.

5.4. Hậu quả của việc tàu hủy bỏ hành trình

a)       Đối với người chuyên chở

Sau khi chủ hàng nhận được thông báo của người chuyên chở về việc tàu hủy bỏ hành trình thì hợp đồng chuyên chở chấm dứt và người chuyên chở không còn nghĩa vụ chở hàng đần cảng đích.

Nếu cưóc trả ó cảng đích thì người chuyên chỏ chỉ có quyền thu tiền cước tỷ lệ với đoạn đường đã đi qua. Nếu tiền cước đã trar toan bộ ở cảng đi thì người chuyên chở vẫn được hưởng cả, không phải trả lại vì tàu hủy bỏ hành trình không do lỗi hay sơ xuất của người chuyên chở.

b)      Đối với chủ hàng

Chủ hàng là người đầu tiên gánh chịu hậu quả của việc tàu hủy bỏ hành trình. Chủ hàng phải ứng tiền phí cứu hộ hoăc đóng góp tổn thất chung nếu có, phí bốc hàng lên tàu chuyển tải tại cảng lánh nạn, cước chuyển tải và các chi phí khác và sau đó có quyền đòi công ty bảo hiểm bồi thường.

c)       Đối với công ty bảo hiểm hàng

Thông thường những tai nạn, sự cố dẫn đến tàu hủy bỏ hành trình thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm, do vậy, công ty bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường cho chủ hàng tất cả các chi phí phát sinh từ tai nạn sự cố đó, kể cả các chi phí do việc tàu hủy bỏ hành trình gây ra. Do đó công ty bảo hiểm hàng là người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của việc tàu hủy bỏ hành trình.

Cần lừu ý rằng không phải cứ người chuyên chỏ tuyên bố hủy hành trình thì chủ hàng đều phải chấp nhận. Chủ hàng có quyền chứng minh ngược lại, tức là chứng minh việc tuyên bố hủy bỏ hành trình của người chuyên chở không hợp pháp. Nếu chủ hàng chứng minh ngược lại được thì người chuyên chở phải hòan toàn chịu trách nhiệm về hành vi đó.