1. Trọng tài thương mại quốc tế là gì?

Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thởa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.

Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh chấp khi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thởa thuận chỉ định. Khi các bên thiết lập một thởa thuận trọng tài thì nghĩa là họ đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài và tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thởa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bở bởi chính các bên. Như vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở thởa thuận trọng tài.

Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thởa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “1. Thởa thuận trọng tài” là thởa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.

Từ quy định trên, có thể thấy thởa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài. Thởa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thởa thuận trọng tài riêng biệt.

Hay Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra định nghĩa tương tự: “Thởa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thởa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thởa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”

Căn cứ tại Khoản 2 điều 3 Luật trọng tài thương mại Việt Nam quy định như sau

“2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”

Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản, khái quát, từ đây có thể hiểu đơn giản : thởa thuận trọng tài là sự thởa thuận của các bên về một phương thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.

2. Vai trò của trọng tài thương mại quốc tế

Theo Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế ngày 21/06/1985 của UNCITRAL thì trọng tài sẽ mang tính chất quốc tế khi:

– Vào thời điểm giao kết thởa thuận trọng tài, các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau hoặc;

– Một trong những yếu tố sau đây ở ngoài lãnh thổ nơi các bên có trụ sở kinh doanh: nơi xét xử trọng tài hoặc nơi thực hiện phần chủ yếu của nghĩa vụ trong quan hệ thương mại hoặc nơi có quan hệ mật thiết với nội dung tranh chấp hoặc;

– Các bên đã thởa thuận rõ ràng là nội dung chủ yếu của thởa thuận trọng tài liên quan đến ít nhất là hơn một nước.

Tính thương mại của trọng tài quốc tế: Các quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm: các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ; thởa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, thuê mua xây dựng công trình, tư vấn kỹ thuật, li xăng, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hợp đồng thăm dò, khai thác; liên doanh và các hình thức hợp tác liên doanh; vận tài hàng hóa hoặc hành khách bằn đường hàng không, biển, sắt hoặc đường bộ.

Như vậy, trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thởa thuận với nhau sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.

3. Vụ việc thực tế trong tranh chấp thương mại quốc tế

– Các bên:

+ Nguyên đơn: Người bán Thụy Sỹ

+ Bị đơn: Người mua Hà Lan

– Các vấn đề được đề cập:

+ Huỷ hợp đồng

+ Các tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất hàng hoá khác nhau

+ Hậu quả của việc hiểu nhầm

3.1. Tóm tắt vụ việc:

Nguyên đơn và Bị đơn đã đồng ý ký ba hợp đồng bán cùng một loại hàng hoá với các quy cách phẩm chất đã được quy định chi tiết.

Hàng được gửi đĩ từ một công ty Canada và được giao theo điều kiện C.I.F cảng Rotterdam, cả ba hợp đồng được lập bằng tiếng Pháp với những điều kiện giông hệt nhau, ngoại trừ điều khoản về số lượng. Điều khoản trọng tài quy định rằng tranh chấp sẽ được giải quyết theo Quy tắc trọng tài của Phòng Thương Mại quốc tế. Tuy nhiên, chỉ có hai hợp đồng đầu tiên được ký và thực hiện, hợp đồng thứ ba vẫn chưa được ký và trước khi hàng được gửi đi từ Canada, Bị đơn đã huỷ hợp đồng với lý do hàng được giao theo hai hợp đồng đầu không đúng với quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng.

Nhà máy ở Canada đã gửi một kỹ sư sang Hà Lan để kiểm tra mẫu hàng trong một phòng thí nghiệm độc lập. Kết quả kiểm tra gây ra nhiều tranh cãi: khi tiến hành phân tích theo phương pháp của Bắc Mỹ thì mẫu hàng được kiểm tra hoàn toàn phù hợp với những quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng, nhưng khi tiến hành theo phương pháp của châu Âu thì lại không phù hợp.

Các bên đã kiện ra trọng tài theo đó:

Nguyên đơn yêu cầu được bồi thường 55.000 USD (bao gồm cả 37.000 USD trả cho nhà máy ở Canada) đối với việc huỷ hợp đồng thứ ba.

Bị đơn khiếu nại đòi 181.645 florins Hà Lan cho những thiệt hại liên quan tới hai hợp đồng ban đầu.

3.2. Phán quyết của trọng tài:

Trong vụ kiện này có rất nhiều tranh chấp được nêu ra như về thẩm quyền của trọng tài, luật áp dụng đốỉ với hợp đồng, vai trò của ngưồi kỹ sư được nhà máy ở Canada cử sang tiến hành phân tích hàng hoá … Tuy nhiên, ở đây có ba vấn đề chính cần xem xét:

Thứ nhất, liệu ngưòi mua có mặc nhiên được quyền huỷ một hợp đồng khi suy đoán rằng hàng được giao theo hợp đồng thứ ba có thể sẽ không phù hợp với các quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng hay không?

Thứ hai, quyền được thông tin và nghĩa vụ phải tìm hiểu thông tin (về phương pháp kiểm tra chất lượng hàng hoá) một cách đầy đủ của các bên trước khi tiến hành ký hợp đồng được hiểu và áp dụng như thế nào?

Thứ ba, việc hiểu không rõ về tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất của hàng hoá dẫn tối hậu quả là hàng giao không đúng như người mua nghĩ và trông đợi có cho phép người mua được quyền đòi bồi thường về lô hàng đó hay không?

4. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của nguyên đơn

Theo quan điểm của uỷ ban trọng tài, đây là một trường hợp liên quan đến một nhóm hợp đồng thương mại và do đó, nếu kết luận cuối cùng là hàng hoá được giao theo hai hợp đồng đầu không phù hợp vỡi quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng, và nếu Bị đơn tin chắc rằng hàng hoá theo hợp đồng thứ ba sẽ có phẩm chất y như số hàng đã được giao theo hai hợp đồng trước đó, thì Bị đơn sẽ có quyền từ chốỉ hợp đồng thứ ba.

Theo Điều 48 của Luật thống nhất về Mua bán Hàng động sản Quốc tế, người mua có thể áp dụng quyền được huỷ hợp đồng thậm chí trước cả thời gian được ấn định cho việc giao hàng nếu có bằng chứng rõ ràng rằng hàng hoá được giao sẽ không phù hợp với các quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng. Theo luật Thụy Sỹ, nếu mọi bằng chứng đểu cho thấy là hàng hoá sẽ bị hư hởng tại thời điểm giao hàng, người mua không được phép đợi tới lúc đó mồi tiến hành các thủ tục pháp lý để từ chối nhận hàng.

Trong trường hợp cụ thể này, Bị đơn đã tuyên bố rằng họ sẽ không tiếp tục nhận hàng hoá trừ khi số hàng này có quy cách phẩm chất phù hợp với phương pháp đánh giá do Bị đơn đưa ra. Tuy nhiên Nguyên đơn và nhà cung cấp (nhà máy ở Canada) hiện đang sử dụng phương pháp của Bắc Mỹ, đã không chấp nhận điều kiện này. Như vậy, nếu giả thiết về sự không phù hợp của hàng hoố được chứng minh, Bị đơn có quyền từ chối hợp đồng thứ ba.

5. Về việc hiểu lầm:

Thực chất, cả hai bên đều đã hết sức thiện chí trong việc giải quyết tranh chấp giữa họ. về phần mình, Nguyên đơn đã ngay lập tức tuyên bố sẵn sàng gửi mẫu do hai bên cùng lấy tối kiểm tra tại một phòng thí nghiệm độc lập do hai bên cùng lựa chọn và chấp nhận sẽ huỷ hợp đồng thứ ba nếu những phân tích này cho thấy rằng những lý do mà Bị đơn đưa ra là có cơ sồ. Nguyên đơn cũng đã ngay lập tức thông báo về những vấn đề về phẩm chất và gửi mẫu cho nhà máy ở Canada, đồng thời yêu cầu nhà máy cử đến một kỹ sư.

Như thế có thể thấy nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tranh chấp trên là sự hiểu lầm.

“Theo kết luận chính của kỹ sư sau chuyến công tác tại Hà Lan, hàng, được gửi đi không phải là hàng mà người mua Hà Lan nghĩ rằng mình đã mua”. Đó là do khi chào hàng người bán Thụy Sỹ đã không hề đề cập tới phương pháp phân tích phẩm chất còn người mua Hà Lan thì lại cho rằng, vì hàng được một công ty châu Âu chào bán nên phương pháp phân tích của châu Âu sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, Nguyên đơn lập luận rằng “Từ trước tới nay, phương pháp được áp dụng để phân tích là phương pháp của nước xuất xứ hàng hoá hoặc phương pháp được toàn thế giới công nhận, như phương pháp của Bắc Mỹ chẳng hạn”.

Sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp Bắc Mỹ và phương pháp châu Âu là ở cách biểu thị độ hoà tan của bột bằng số (chỉ số hoà tan), mà tranh chấp chủ yếu của hợp đồng này là về độ hoà tan của bột (đối tượng của hợp đồng). Chính bồi vậy phương pháp phân tích cần phải được xác định rõ để có thể xác định được độ hoà tan của bột.

Tuy nhiên chỉ mãi tới khi BỊ đơn khiếu nại về phẩm chất của hàng thì mâu thuẫn về phương pháp sử dụng để phân tích chất lượng hàng hoá mới phát sinh. Và cũng chỉ tới khi đó, người bán mối thông báo về phương pháp kiểm tra mà theo họ đã được quốc tế công nhận, đó là phương pháp Bắc Mỹ.

Nhà máy tại Canada đã đồng ý cử kỹ sư sang Hà Lan với điều kiện là các bên phải thống nhất về phương pháp kiểm tra. Trên thực tế, nếu sử dụng phương pháp Bắc Mỹ để kiểm tra thì hàng hoá giao theo hai hợp đồng đầu tiên có chất lượng hoàn toàn phù hợp với miêu tả chất lượng trong hợp đồng. Tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp châu Âu thì hàng đã giao không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng theo thoả thuận.

Nguyên đơn lẽ ra đã phải biêt rằng việc hiểu lầm trong việc miêu tả hàng hóa hoàn toàn có thể xảy ra trên thị trường châu Âu. Thực tế, người bán Thụy Sỹ và người mua Hà Lan chưa hề có một thoả thuận nào về phương pháp Bắc Mỹ cả. Người bán, tức Nguyên đơn, lẽ ra phải nêu rõ là những miêu tả về hàng hoá trong hợp đồng phải được hiểu theo phương pháp Bắc Mỹ như người cung cấp Canada đã nêu rất rõ điều này trong hợp đồng ký vởi Người bán. về phần mình, Bị đơn cũng đã biết rất rõ rằng hàng có xuất xứ từ Canada vì họ đã từng hên hệ với người cung cấp, nhà máy ở Canada. Vì vậy, việc hiều lầm này cũng có nguyên nhân một phần từ sự cẩu thả của Bị đơn vì lẽ ra Bị đơn đã phải hởi rõ về những chỉ số được sử dụng để miêu tả bột.

Mối quan hệ qua lại giữa quyền được cung cấp đủ thông tin và nghĩa vụ phải tự hởi thông tin một cách cụ thể chính là vấn đề cơ bản của tranh chấp này.

Xét cho cùng, Bị đơn và Nguyên đơn cùng phải chia sẻ trách nhiệm về hậu quả do lỗi cẩu thả gây nên. Tuy nhiên xét vì phương pháp Bắc Mỹ được sử dụng rộng rãi hơn so với những phương pháp khác nên lỗi do cẩu thả trong việc cung cấp thông tin của Nguyên đơn được xét nhẹ hơn so với Bị đơn.

Theo luật Thụy Sỹ, bên có lỗi có quyền được yêu cầu huỷ hợp đồng ngay cả khi lỗi đó là do sự cẩu thả mà mình gây ra. Lỗi của một (các) bên trong hợp đồng sẽ được coi là nghiêm trọng khi nó dẫn đến nhầm lẫn cơ bản về phẩm chất khiến hàng hoá thuộc hẳn về một loại khác của hàng hoá đó. Trong trường hợp đang xét, cách đo độ hoà tan của bột có thể dẫn tới hậu quả là hàng hoá được giao là một loại khác so với loại hàng hoá mà Bị đơn muốn mua.

Bên có lỗi có thể yêu cầu huỷ hợp đồng với điều kiện phải trả tiền bồi thường. Trách nhiệm này được đặt ra với giả định trước là lỗi phát sinh từ chính sự cẩu thả của bên đó, trong trường hợp cụ thể này, lỗi của người mua là đã không hởi đầy đủ thông tin về hàng hoá. Còn lỗi của người bán là đã không cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hoá.

Về mặt nguyên tắc, luật Thụy Sỹ quy định rằng bên có lỗi không phải bồi thưòng cho bên đối tác của mình nếu như đôi tác này đã biết về lỗi trên. Tuy nhiên những án lệ trước đó có xét đến việc giảm bồi thường trong trường hợp hai bên cùng có lỗi. Xét lỗi riêng của từng bên trong vụ kiện này, uỷ ban trọng tài đã quyết định rằng số tiền bồi thường sẽ được chia làm 5 phần, Bị đơn chịu 3/5 về lỗi hiểu nhầm và Nguyên đơn chịu 2/5.

6. Về đơn kiện lại của Bị đơn yêu cầu được bồi thường thiệt hại hai hợp đồng trước

Theo Uỷ ban trọng tài, hai hợp đồng ban đầu không thể được coi là vô hiệu nữa vì chúng đã được xác nhân và việc thanh

toán cũng đã được thực hiện sau khi lỗi được phát hiện, hơn nữa không có bằng chứng nào chứng tở rằng hai bên đã có những thương lượng về vấn đề này. Do đó đơn kiện lại của Bị đơn là không có cơ sồ.

Uỷ ban trọng tài kết luận:

Bị đơn phải thanh toán cho Nguyên đơn một khoản tiền bồi thường trị giá 37.000 USD (trong tổng số 55.000 USD mà Nguyên đơn yêu cầu) cho việc huỷ hợp đồng thứ ba.

Bác khiếu nại đòi bồi thường của Bị đơn về sự không phù hợp của hàng hoá được giao theo hai hợp đồng trưóc.

Nguyên đơn phải trả 2/5 và Bị đơn trả 3/5 phí trọng tài.

Bình luận và lưu ý:

Trong thực tế kinh doanh, việc các bên gặp gỡ trực tiếp để tiến hành đàm phán và ký hợp đồng không phải lúc nào cũng thực hiện được. Để ký kết một hợp đồng hoặc thực hiện một thương vụ, các bên thường chỉ trao đổi rất nhanh thông tin dưới hình thức văn bản (đơn chào hàng, đơn đặt hàng, hợp đồng, tài liệu kỹ thuật…) qua Telex, Fax, thư tín hoặc thậm chí có trường hợp không có văn bản đầy đủ. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ thì không có vấn đề gì đáng nêu ra, tuy nhiên nếu có bất cứ một khó khăn nào phát sinh thì những thiếu sót, lỗi lầm hoặc sơ hở dù nhở mấy cũng có hậu quả nghiêm trọng khó lường. Chính bởi vậy, trước khi tiến hành ký kết bất cứ hợp đồng nào, việc soạn thảo chặt chẽ các văn bản hoặc hợp đồng mua bán, những phụ lục kèm theo như tài liệu kỹ thuật hay miêu tả về hàng hoá… phải được đặc biệt coi trọng. Mọi chi tiết chưa rõ ràng cần phải được làm sáng tở ngay để tránh những thiệt hại đáng tiếc không nên có như chúng ta đã thấy qua ví dụ nêu trên.