Tình huống xác định xếp hàng trong thời gian tự do (Freetime) có tính vào thời hạn xếp hàng hoặc không?

“Người thuê vận chuyển, ký hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party) với chủ tàu/người vận chuyển. Theo hợp đồng, thời điểm bắt đầu tíhh thời hạn xếp hàng được qui định như sau: “thời hạn xếp hàng bắt đầu tính từ 06 giờ 00 sáng ngày làm việc hôm sau nếu “thông báo sẵn sàng” được đưa trong giờ hành chính của ngày làm việc hôm trước”.

Tàu đến cảng và đưa “thông báo sẵn sàng” lúc 09 giờ 30 sáng ngày 11/2/2004 (thứ Tư). Như vậy thời hạn xếp hàng bắt đầu tính từ 06 giờ 00 sáng ngày 12/2/2004 (thứ Năm). Tàu bắt đầu xếp hàng lúc 10 giờ 15 phút sáng ngày 11/2/2004. Trong khoảng thời gian từ 10 giờ 15 phút sáng ngày 11/2 đến 06 giờ 00 sáng ngày 12/2 việc xếp hàng được tiến hành liên tục (không có thời gian gián đoạn). Sau khi kết thúc chuyến tàu, khi tính thời gian được thưởng hoặc bị phạt, người thuê vận chuyến không tính khoảng thời gian xếp hàng trước thời điểm bắt đầu tính thời hạn xếp hàng (từ 10 giờ 15 phút ngày 11/2 đến 06 giờ 00 ngày 12/2/2004) nhưng chủ tàu/người vận chuyển không chấp nhận với lý do là thực tế người thuê vận chuyển có tiến hành việc xếp hàng và yêu cầu phải tính khoảng thời gian này vào thời hạn xếp hàng. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến không qui định về khoảng thời gian này (có tính hay không tính vào thời hạn xếp hàng).

Như vậy:

(1) Trong trường hợp nào thì người vận chuyển hàng hóa qua đường biển sẽ được miễn trách nhiệm đối với những mất mát cũng như hư hỏng hàng hóa?

(2) Quan điểm của người thuê vận chuyển hay chủ tàu/người vận chuyển là đúng?”

Trả lời:

1. Một số thuật ngữ cần được hiểu trong tình huống

a. Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.

b. Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

c. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

d. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.

đ. Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển quy định trong Bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.

e. Chủ tàu là người sở hữu tàu biển. Người quản lý, người khai thác và người thuê tàu trần được thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ tàu quy định tại Bộ luật này theo hợp đồng ký kết với chủ tàu. Tổ chức được Nhà nước giao quản lý, khai thác tàu biển cũng được áp dụng các quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan như đối với chủ tàu.

 

2. Hợp đồng vận chuyển theo chuuyến

Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được chia hợp đồng thành 2 loại: Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và Hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Cụ thể như sau:

Điều 146. Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

1. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển.

Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

2. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến.

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

Vậy hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mà được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản. Nếu trường hợp giao kết bằng hình thức khác sẽ không được chấp nhận.

Trân trọng!

3. Trường hợp người vận chuyển hàng qua đường biển được miễn trách nhiệm

Theo Điều 151 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về miễn trách nhiệm của người vận chuyển như sau:

Thứ nhất, người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của người vận chuyển như: “Người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa” Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.

Thứ hai, người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong trường hợp sau:

a. Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu;

b. Hỏa hoạn không do người vận chuyển gây ra;

c. Thảm họa hoặc tai nạn hàng hải trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động;

d. Thiên tai;

đ. Chiến tranh;

e. Hành động xâm phạm trật tự và an toàn công cộng mà bản thân người vận chuyển không gây ra;

g. Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;

h. Hạn chế về phòng dịch;

i. Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ;

k. Đình công hoặc các hành động tương tự khác của người lao động do bất kỳ nguyên nhân nào làm đình trệ hoàn toàn hoặc một phần công việc;

l. Bạo động hoặc gây rối;

m. Hành động cứu người hoặc cứu tài sản trên biển;

n. Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hư hỏng khác của hàng hóa xảy ra do chất lượng, khuyết tật ẩn tỳ hoặc khuyết tật khác của hàng hóa;

o. Hàng hóa không được đóng gói đúng quy cách;

p. Hàng hóa không được đánh dấu ký, mã hiệu đúng quy cách hoặc không phù hợp;

q. Khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển mà những người có trách nhiệm không phát hiện được, mặc dù đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán;

r. Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi hoặc không cố ý gây ra tổn thất hoặc không phải do người làm công, đại lý của người vận chuyển có lỗi gây ra. Trường hợp có người được hưởng quyền miễn hoàn toàn trách nhiệm của người vận chuyển theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận ghi trong hợp đồng thì người đó phải chứng minh rằng người vận chuyển đã không có lỗi, không cố ý hoặc những người làm công, đại lý của người vận chuyển cũng không có lỗi hoặc không cố ý gây ra sự mất mát, hư hỏng của hàng hóa.

Thứ ba, chậm trả hàng là việc hàng hóa không được trả trong khoảng thời gian đã thỏa thuận theo hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có thể trả hàng đối với trường hợp không có thỏa thuận. Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm đối với việc chậm trả hàng trong trường hợp sau đây:

a. Đi chệch tuyến đường khi đã có sự chấp thuận của người giao hàng;

b. Nguyên nhân bất khả kháng;

c. Phải cứu người hoặc trợ giúp tàu khác đang gặp nguy hiểm khi tính mạng con người trên tàu có thể bị đe dọa;

d. Cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên hoặc người trên tàu.

Trân trọng!

 

4. Xác định cách giải quyết tình huống

– Trong hàng hải thương mại nó chung, có những vấn đề dù không qui định trong hợp đồng nhưng vẫn được áp dụng, đó là áp dụng theo tập quán.

+ Ví dụ: Số lượng hàng xếp lên tàu vượt quá số lượng nêu trong hợp đồng thì theo quan điểm chung trên thế giới cũng như Việt Nam vẫn phải trả tiền cước vận chuyển theo đơn giá cước nêu trong hợp đồng (cho số lượng hàng vượt quá). Tuy vậy, tập quán lại không được áp dụng trong trường hợp này. Có thể chủ tàu/người vận chuyển đã nhầm khi suy luận rằng, thực tế có xảy ra hoạt động xếp hàng trong “thời gian tự do” nên phải tính thời gian xếp hàng này vào thời hạn xếp hàng. Trong việc tính toán thời hạn xếp hàng hoặc dỡ hàng có thuật ngữ “trừ khi có làm” (unless used), tức là nếu có làm thì có tính nhưng lại không áp dụng cho trường hợp này vì bản chất của thuật ngữ đó là hoàn toàn khác. Theo như trình bày ở trên của người thuê vận chuyển, trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến không có qui định về việc xếp hàng trong “thời gian tư do” nên không được tính khoảng thời gian này vào thời hạn xếp hàng. Quan điểm của người thuê vận chuyển là đúng.

Tuy nhiên cũng có nhiều toà án, trọng tài ủng hộ quan điểm của chủ tàu/người thuê vận chuyển vì cho cho rằng thực tế có hoạt động xếp hàng trong khoảng “thời gian tự do”. Cách tốt nhất để tránh tranh chấp có thể xảy ra là đưa vấn đề có tính hay không tính là thời hạn xếp hàng nếu xếp hàng trong “thời gian tự do” vào hợp đồng vận chuyển theo chuyến; chẳng hạn như: “thời gian thực tế xếp hàng trước khi bát đầu tính thời hạn xếp hàng sẽ được tính vào thời hạn xếp hàng” (time actually used before commencement of laytime shall count).

Nguời thuê vận chuyển cần lưu ý “Thời gian tự do” (free time) với “thời gian miễn trừ” (excepted period)

Ví dụ: Hợp đồng vận chuyển theo chuyến, tàu đến cảng ngày 10/4/2004 (thứ Bảy), lúc 04 giờ 30 phút sáng, “Thông báo sán sàng” được trao lúc 09 giờ 30 phút sáng cùng ngày, xếp hàng (loading) bắt đầu từ 07 giờ 20 phút sáng ngày hôm sau (Chủ Nhật) và xếp liên tục cho đến khi xong hàng vào ngày thứ Sáu (16/4/2004) lúc 14 giờ 50 phút.

Chủ tàu/người vận chuyển và người thuê vận chuyển có tranh chấp về thời điểm bắt đầu tính thời hạn xếp hàng (laytime), và thời gian xếp hàng vào ngày Chủ Nhật (11/4/2004) tính là một nửa thời gian thực tế có xếp hàng hay không tính.

Hợp đồng thuê tàu chuyến theo mẫu Gencon 1922/1976. Một số điều khoản có liên quan như sau:

“Điều 32. “Thời gian thực tế có sử dụng trước khl bát đầu tính thời hạn xếp, dỡ hàng được tính là một nửa thời hạn xếp, dỡ hàng”.

Điều 38. “Thời gian tù 14 giờ ngày thứ bảy hay từ 18 giờ ngày trước ngày nghỉ đến 06 giờ sáng ngày thứ Hai hay ngày làm việc tiếp theo sẽ không tính vào thời hạn xếp hàng ngay cả khỉ có sử dụng” (even if used).

Điều 41. “Thông báo sẵn sàng” được đưa cho người giao hàng (shipper) hoặc đại lý của họ vào ngày làm việc, trong giờ hành chính, từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 09 giờ đến 17 giờ, thứ Bảy từ 09 giờ đến 13 giờ. Tại cảng xếp và cảng dỡ, thời hạn xếp hàng và thời hạn dỡ hàng bắt đầu tính từ 13 giờ nếu “Thông báo sẵn sàng” được đưa trước buổỉ trưa hoặc vào đúng buổi trưa (túc là đưa trước 12 giờ trưa hay đưa đúng vào 12 giờ trưa), và tính từ 06 giờ sáng ngày làm việc hôm sau nếu “Thông báo sẵn sàng” được đưa vào buổi chiều.”

Người thuê vận chuyển cho rằng, theo Điều 41, thời hạn xếp hàng bắt đầu tính tư 13 giờ ngày 10/4/2004 và theo Điều 38, thời gian xếp hàng vào ngày Chủ Nhật (11/4/2004, tìi 07 giò 20 phút đến 24 giờ 00 phút) không tính vào thời hạn xếp hàng.

Như vậy, có một câu hỏi đặt ra là đối với lý luận của người thuê vận chuyển là đúng hay sai?

5.Giải quyết tình huống đã nêu

Vụ việc nói trên mới xem qua thấy có vẻ phức tạp. Tuy vậy, chúng ta cần làm rõ khái niệm cơ bản có liên quan là vấn đề.

Thời gian miễn trừ (excepted period) chỉ được áp dụng sau khi thời hạn xếp hàng đã bắt đầu tính.

“Thông báo sẵn sàng” đã được đưa đúng theo Điều 41 như sau: “Thông báo sẵn sàng” được đưa cho người giao hàng (shipper) hoặc đại lý của họ vào ngày làm việc, trong giờ hành chính, từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 09 giờ đến 17 giờ, thứ Bảy từ 09 giờ đến 13 giờ. Tại cảng xếp và cảng dỡ, thời hạn xếp hàng và thời hạn dỡ hàng bắt đầu tính từ 13 giờ nếu “Thông báo sẵn sàng” được đưa trước buổỉ trưa hoặc vào đúng buổi trưa (túc là đưa trước 12 giờ trưa hay đưa đúng vào 12 giờ trưa), và tính từ 06 giờ sáng ngày làm việc hôm sau nếu “Thông báo sẵn sàng” được đưa vào buổi chiều.”

Tuy nhiên thời điểm bắt đầu tính thời hạn xếp hàng đã bị dịch chuyển đến 06 giờ sáng ngày thứ Hai vì có Điều 38. “Thời gian tù 14 giờ ngày thứ bảy hay từ 18 giờ ngày trước ngày nghỉ đến 06 giờ sáng ngày thứ Hai hay ngày làm việc tiếp theo sẽ không tính vào thời hạn xếp hàng ngay cả khỉ có sử dụng” (even if used). Như vậy, thời gian xếp hàng vào ngày Chủ Nhật (11/4/2004, từ 07 giờ 20 phút đến 24 giờ 00 phút) đã xảy ra trước khi bắt đầu tính thời hạn xếp hàng, nên chỉ tính là một nửa thời gian theo qui định của Điều 32. “Thời gian thực tế có sử dụng trước khl bát đầu tính thời hạn xếp, dỡ hàng được tính là một nửa thời hạn xếp, dỡ hàng”.

Do đó, lý luận của người thuê vận chuyển là sai.

 

Trân trọng!