Nội dung của tư duy toàn cầu
Thomas Friedman đã nêu lên yêu cầu về công dân toàn cầu sau khi ông bảo rằng thế giới bây giờ phẳng và mô tả các nhân tố tạo nên tính chất đó như: mạng web, phần mềm xứ lý công việc, thuê bên ngoài làm, chuỗi cung ứng sản phẩm… Những nhân tố này hữu hình và là thành quả của quả trình toàn cầu hóa. Như là một tất yếu, khi nền kinh tế tức là tồn tại đạt đến mức độ toàn cầu thì về mặt ý thức phải có tư duy toàn cầu. Do đó, ta phân biệt toàn cau hóa là bước thứ nhất và tư duy toàn cầu là bước thứ hai.
Quá trình toàn cầu hóa là việc những doanh nghiệp của các nước khác nhau mở rộng thị trường ra nước ngoài và tạo nên “ngôi làng toàn cầu” (giobal village). Trong phạm vi cửa doanh nghiệp quá trình trên đi theo ba giai đoạn.
Trước hết, doanh nghiệp xuất hàng ra nước ngoài. Đây là một cách làm thụ động, doanh nghiệp không chịu rủi ro nhiều và người khác đặt hàng với họ.
Sau đó, doanh nghiệp tự mình đem hàng của mình ra nước ngoài bán. Họ đi xâm chiếm thị trường và việc làm có thế là thuê một cơ sở nước ngoài chế tạo sản phẩm cho mình. Họ chưa biết lập cơ sở ở nước ngoài mà chỉ cử nhân viên đi, hay thuê người nước ngoài gặp gở khách hàng hoặc tiếp xúc với cơ sở sản xuất cho mình ở ngoài. Ở đây doanh nghiệp chủ động nhiều hơn trước, nhưng vấn dựa vào các yếu tố chắc chắn từ bên ngoài.
.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191
Cuối cùng doanh nghiệp bành trướng việc xâm chiếm thị trường nước ngoài, bằng cách cấp phép các quyền sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại, hợp tác kinh doanh, liên doanh hay lập Công ty con tại nước ngoài. Ở bước này doanh nghiệp chịu nhiều rủi ro nhất so với hai giai đoạn trước và họ phải hoàn toàn chủ động.
Tất nhiên quá trình ấy không đi theo một chiều, từ một nước và rành mạch như thế. Trái lại các giai đoạn kia đan xen với nhau và được thực hiện trên căn bản có đi có lại, nước này sang nước khác. Trong “ngôi làng toàn cấu” tỷ giá hối đoái của một nước sẽ ảnh hưởng đến vài ba nước khác, chính sách của một nước có ảnh hưởng tới doanh nhân của nhiều nước. Và một khi đã ở trong “ngôi làng” ấy các doanh nhân bị buộc phải có tư duy toàn cầu.
Doanh nhân có tư duy toàn cầu là người mang trong mình một sự hãnh diện về tổ quốc của họ, từ con người, văn hóa, đến mức độ phát triển kinh tế, họ nắm vững và làm chủ các tập tục kinh doanh tiên tiến phổ biến, luật pháp căn bản của nước mình và của nước khác, đặc biệt họ bị buộc phải hiểu biết về nền văn hóa cùng môi trường của quốc gia nơi họ hoạt động và sử dụng thông thạo sinh ngữ. Tất nhiên họ không tự mình làm tất cả các việc ấy mà được sự trợ giúp của các nhà tư vấn, các khóa huấn luyện.
“Tư duy toàn cầu” cho doanh nhân Việt Nam
Như đã thấy, tư duy toàn cầu là bước hai, nó nảy sinh từ thành quả của bước một. Ở ta, quá trình toàn cầu hóa, tức là bước một, thì phần lớn đang ở giai đoạn một. Thật vậy, trừ hàng nông lâm thủy sản, các mặt hàng thủ công nghiệp và công nghiệp ở ta đều nằm ở giai đoạn thứ nhất của quá trình toàn cau hóa. Hơn nữa, hiểu theo ý nghĩa chịu rủi ro của ba giai đoạn toàn cầu hóa, thì doanh nhân của ta vân còn kinh doanh một cách thụ động nhiều hơn là chủ riêng. Hai giai đoạn sau còn rất ít. Do đó, doanh nhân ta chưa có đủ điều kiện vật chất có thể nảy sinh một tư duy toàn cầu phù hợp và thực sự họ cũng chưa cần phải có một tư duy với nội dung như thế. Xin hỏi, nếu bạn chưa thiết lập cơ sở kinh doanh ở Angola, vậy có can phải biết văn hóa và luật pháp của nước Angola không? Nếu biết thì rồi cũng sẽ quên! Tuy nhiên, chúng ta hiện cũng đang tiếp nhận và giao dịch với doanh nhân từ các nước khác đến và khi đến ta, họ mang trong đầu tư duy toàn cầu. Trong hoàn cảnh trên, chủng ta cần xác định nội dung của tư duy toàn cầu của doanh nhân ta.
Do mức độ toàn cau hóa của mình, khi nói về tư duy toàn cầu cho doanh nhân ta thì nên để nó trong ngoặc kép: “tư dân toàn cầu” để ta không bị lẫn lộn với tư duy toàn cầu chính hiệu! Vậy nội dung của “tư duy toàn cầu” cho doanh nhân ta nên là gì? Tôi xin đề nghị.
Nó gồm hai mảng. Thứ nhất là một quan niệm đúng về kinh doanh và thứ hai một số kiến thức cập nhật cần thiết cho thị trường nơi mình hoạt động. Mảng đầu quan trọng vì khi quan niệm đúng về kinh doanh thì một ông chủ đã có thể giao tiếp được với các doanh nhân khác ở mình và ở người. Chỉ ở mức đó, mà đúng, thì tư duy đã có tính toàn cầu rồi, còn chưa có mà nói toàn cầu là nói mà không biết mình nói gì. Ở đây tôi xin đề cập mảng này.
Do hoàn cảnh lịch sử và do thói quen, không ít doanh nhân chúng ta coi “thương trường là chiến trường” và nói đến chiến thắng cùng nghi ngại trong kinh doanh. Tư duy như thề thì: Eo ơi, chẳng toàn cầu tí nào!
Trên chiến trường hai người đối mặt nhau, bắt buộc phải có kẻ thắng người thua. Để thắng, hai bên phải dò thám nhau, gài bẫy nhau… Thế nhưng, thương trường thì khác hẳn! Kinh doanh là cơ hội kiếm lời bằng cách phục vu “thượng đế”, nhờ tài năng chinh phục thiên nhiên và chinh phục lòng người của mình. Cách làm là “đến thẳng thượng đế”, hay hợp đồng với người khác đề cùng đến. Đặc điểm của doanh nhân là dù họ có mua hàng của người khác thì không phải đế dùng mà là bán lại cho khách. Trong cả hai trường hợp vừa nêu, khách hàng và lời lãi đứng cách xa doanh nhân một khoảng và con đường đến đó có nhiều rủi ro. Do đó xin dùng hình ảnh “thượng đế” đứng cách doanh nhân 100m, khi doanh nhân đi một mình đến đó, họ thay nhiều người khác cũng đi như họ, còn nếu hợp đồng với ai thì cả hai nhìn ve một hướng. Rõ ràng, doanh nhân không hề đối mặt với nhau để có… chiến trường!
Khi đi một mình, tư duy của doanh nhân phải là cạnh tranh lành mạnh chứ không phải là phá sóng máy điện đàm, hay đánh nhân viên tiếp thị của người ta, như ta đã từng thấy. Khi ký hợp đồng thì phải nói rõ hết điều mình lo để phân bố rủi ro, gộp chung ưu thế của nhau hầu đi đến đích. Doanh nhân ít khi một mình đi đến “thượng đế” mà luôn phải cặp kè (chẳng hạn, phục vụ khách du lịch thì vẫn phải thuê khách sạn) với người khác, cho nên giữa họ với nhau phải có một niềm tin chứ không phải là đặt bẫy gài nhau. Niềm tin được tạo lập từ sự thành thật và hiểu biết. Hiểu biết là sẵn sàng chịu thiệt một ít trong vụ này đề lấy bù lại vào vụ sau. Trong thương trường có người kinh doanh giỏi, có người chưa, nhưng không phải vì thế mà người giỏi lúc nào cũng thắng, vì còn có may mắn và rủi ro tác động vàn tài năng của họ. Với lại, thương trường còn có nhiều ngách (niche) để chọn lựa nữa.
Vậy một phần quan trọng của “tư duy toàn cầu” là quan niệm về kinh doanh cho đúng đế có thể bàn bạc đi xa hơn sau này, bước đầu đã khựng vì lo mìn, bẫy thì khó đi xa dẫu ta có hò nhau… toàn cầu hóa!
Trước mỗi cuộc họp, chủ nhà thường bảo: xin mời dùng tách cà phê cho đầu óc nó tỉnh táo”. Nội dung kia của “tư duy toàn cầu” cần phải có và trong lúc nhâm nhi cafe!
Nguyễn Ngọc Bích – Nguồn: DNSG Cuối tuần