1. Chế định hình phạt tử hình trước đây:
Hình phạt tử hình ở Việt Nam xuất hiện rất lớn. Thu các sử liệu để lại thời Nhà Đỉnh (thế kỉ X) “Vua đặt vạc dầu lên ở sân triều, nuôi hổ trong cũi, hạ lệnh rằng kẻ nào phạm pháp sẽ bị nấu trong vạc dầu, bị hổ ăn thịt.
Sang triều nhà Lê, thời vua Lê Long Đïnh trừng phạt các tù phạm bằng cách lấy rơm tẩm dầu bó vào người các tù phạm để đốt sống… Thời Lý – Trần, năm 1042 Lý Thái Tông cho phân loại luật lộ hiện hành để biên soạn thành bộ “Hình thư” có 3 quyển. Năm 1230, Trần Thái Tông cho khảo định lại những lệ của các đời trước, soạn thành bộ: “Quốc Triều Thống Chế” có 20 quyển còn gọi là “Triều Đỉnh Thống Chế”. Năm 1341 Trần Dụ Tông cho biên soạn bộ “Hoàng Triều đại điển”… Thời nhà Lê, năm 4483 Lê Thánh Tông cho biên soạn bộ luật hoàn chỉnh gọi là “Quốc triều hình luật” hay “Bộ luật Hồng Đức”. Thời nhà Nguyễn, năm 1815 vua Gia Long cho ban hành bộ “Hoàng Việt luật lệ” hay “Bộ luật Gia Long”. Trong những tài liệu này, hình phạt xử tử được quy định đối với nhiều trọng tội, đặc biệt là các tội xâm phạm đến nhà vua, hoàng tộc…
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhằm bảo vệ thành quả của cách mạng, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định về hình phạt tử hình như Sắc lệnh số 33 ngày 13.9.1945; Sắc lệnh số 26/SL ngày 25.02.1946; Sắc lệnh số 27/SL ngày 28.2.1946, Sắc lệnh số 168/SL ngày 14.4.1948… Theo những văn bản này, nội dung, điểu kiện và phạm vi áp dụng hình phạt tử hình quy định chưa rõ ràng và cụ thể. Ngày 27.6.1985, Quốc hội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII đã thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta. Bộ luật này có 44 Điều luật trên tổng số 280 điều luật quy định hình phạt tử hình chiếm khoảng 20,5%. Ngày 21.12.1999, Quốc hội Khoá X đã thông qua Bộ luật hình sự nấm 1989. Bộ luật này có 29 điều trên tổng số 344 điều quy định hình phạt tử hình, chiếm 11%.
Hiên nay, trên thế giới còn hai loại quan điểm trải ngược nhau về việc có nên duy trì hình phạt này hay không? Những người theo quan điểm đòi phải huỷ bỏ hình phạt tử hình cho rằng, sự sống của con người là cái quý giá nhất mà tạo hoá đã ban cho, con người không nên sử dụng pháp luật để tước đi cái đó. Ngoài ra, họ còn lập luận rằng, Toà án có thể mắc sai lầm trong việc quyết định hình phạt tử hình, mà khi đã thi hành xong hình phạt tử hình thì không thể sửa chữa được nữa. Những người theo quan điểm duy trì hình phạt tử hình thì cho rằng để đảm bảo an ninh cho xã hội cẩn thiết phải duy trì hình phạt tử hình đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tử hình được coi là hình phạt đặc biệt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam. Là hình phạt nghiêm khắc nhất, tử hình chỉ được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và được thi hành theo một thủ tục tố tụng chặt chẽ.
Trong tình hình phạm tội cụ thể hiện nay sự tồn tại hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt là cần thiết khách quan. Một mặt, hình phạt này thể hiện sự răn đe, có tính phòng ngừa; mặt khác, là phương tiện để có thể áp dụng cho những trường hợp phạm tội cụ thể phù hợp với tính nguy hiểm của hành vi phạm tội và đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Xuất phát từ nguyên tắc nhãn đạo, luật hình sự Việt Nam không cho phép áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Cũng theo nguyên tắc nảy, bản án tử hình không được thi hành đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng. Hình phạt tử hình chỉ được thi hành khi Chủ tịch nước bác đơn ân giảm. Trong trường hợp được ân giảm, hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Hình phạt tử hình được thi hành bằng hình thức xử bản.
2. Quy định về hình phạt tử hình hiện nay:
Thực tiễn tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới cho thấy việc duy trì hình phạt tử hình là một biện pháp cần thiết để trừng trị, răn đe và phòng ngừa các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc hạn chế quy định, áp dụng hình phạt tử hình và tiến đến xóa bỏ hình phạt này là xu thế khách quan. Theo hướng đó, từ BLHS năm 1985 đến BLHS năm 2015, luật hình sự Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong quy định về hình phạt tử hình qua các lần sửa đổi các BLHS cũng như qua ban hành BLHS mới theo hướng thu hẹp diện các tội danh có quy định hình phạt tử hình; quy định chặt chẽ hơn các điều kiện áp dụng hình phạt tử hình và mở rộng diện đối tượng không áp dụng, không thi hành hình phạt tử hình. Hiện nay có 29 điều trong Bộ luật hình sự năm 2015 cho phép hình phạt tử hình như một hình phạt không bắt buộc. Các cuộc hành quyết đã từng được thực hiện bởi một đội bắn gồm bảy cảnh sát, trong đó các tử tù bị bịt mắt và trói vào cột. Hình thức xử bắn đã được thay thế bằng tiêm thuốc độc vào tháng 11 năm 2011 sau khi Luật Thi hành án hình sự (điều 59) được Quốc hội thông qua. Các loại thuốc được sử dụng để xử tử tù nhân đều được sản xuất trong nước. Người đầu tiên bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc là Nguyễn Anh Tuấn, ngày 20.1.2010, Anh Tuấn bị TAND TP.Hà Nội tuyên án tử hình với hai tội danh giết người và cướp tài sản, nạn nhân ở vụ án này là nhân viên trạm xăng Bùi Thị Nguyệt .
Vào tháng 11 năm 2015, một bản sửa đổi với mục đích nghiêm khắc hóa án tử hình của Bộ luật Hình sự đã được thông qua. Theo các quy định mới (có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2016), hình phạt tử hình đã được bãi bỏ đối với bảy tội: đầu hàng kẻ thù, chống lại trật tự, phá hủy các dự án có tầm quan trọng về an ninh quốc gia, cướp, tàng trữ ma túy, chiếm đoạt ma túy và sản xuất và buôn bán thực phẩm giả. Ngoài ra, những người từ 75 tuổi trở lên được miễn thi hành án cũng như các quan chức bị kết án về tội tham nhũng có thể được giảm tội nếu họ trả lại ít nhất 75% phần tài sản thu được từ hoạt động bất hợp pháp. Hình phạt tử hình không thể được áp dụng đối với người phạm tội vị thành niên, phụ nữ mang thai và phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi tại thời điểm tội phạm được thực hiện hoặc đang bị xét xử. Những trường hợp này, thay vào đó sẽ lĩnh án chung thân.
Từ ngày 6 tháng 8 năm 2013 đến ngày 30 tháng 6 năm 2016, Việt Nam đã xử tử 429 người. 1.134 người đã bị kết án tử hình từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 6 năm 2016. Số lượng người đang chờ thi hành án không được biết.
3. Đặc điểm của hình phạt tử hình :
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
Tử hình là một trong những loại hình phạt trong bộ luật hình sự. Tuy nhiên khác với các loại hình phạt khác tử hình là một loại hình phạt đặc biệt, hình phạt tử hình có những đặc điểm riêng so với các loại hình phạt khác cụ thể như sau:
-Thứ nhất tử hình là một loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt.
– Thứ hai, hình phạt tử hình có mục đích phòng ngừa tái phạm tội mới từ phía người bị kết án một cách triệt để nhưng không có mục đích giáo dục người bị kết án vì đã tước bỏ cơ hội tái hòa nhập và phục thiện của họ;
– Thứ ba, hình phạt tử hình có khả năng đạt được hiệu quả cao trong phòng ngừa chung;
– Thứ tư, hình phạt tử hình là hình phạt không có khả năng khắc phục khi bị quyết định sai.
Chương | Điều |
---|---|
XIII – Các tội xâm phạm an ninh quốc gia | 108, 109, 110, 112, 113, 114, 115 |
XIV – Các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người | 123, 141, 142 |
XV – Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ của công dân | không có |
XVI – Các tội xâm phạm quyền sở hữu | 168, 174 |
XVII – Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình | không có |
XVIII – Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế | 188, 190, 203 |
XIX – Tội phạm liên quan đến môi trường | không có |
XX – Tội phạm liên quan đến ma túy | 248, 249, 252 |
XXI – Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng | 282, 299 |
XXII – Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính | không có |
XXIII – Các tội phạm về chức vụ | 353, 354, 364 |
XXIV – Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp | không có |
XXV – Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu | 395, 399, 401 |
XXVI – Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội ác chiến tranh | 421, 422, 423 |
5. Các trường hợp hoãn án tử hình:
Theo đó, Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự năm 2015;
Điều 40. Tử hình …
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
– Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
– Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.
So với quy định hiện hành, Luật Thi hành án hình sự 2019 bổ sung thêm trường hợp người bị kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành án gồm có:
– Người đủ 75 tuổi trở lên;
– Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Đồng thời bổ sung trường hợp “có lý do trở ngại khách quan” thì được hoãn thi hành án tử hình.
Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ, tên, chức vụ của thành viên Hội đồng; lý do hoãn thi hành án.
Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật hình sự, luật tố tụng hình sự – Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê