2. Ngày 20.04.2016, do bất đồng trong công việc nên em có cãi nhau với giám đốc công ty người Hàn Quốc và người này đã cho em về nhà (có nhiều người làm chứng). Yêu cầu từ ngày 21.04.2016, em không được tới công ty. 3. Bảo hiểm xã hội của em đã được công ty chốt tháng 4, quyết định nghỉ việc ghi rõ “ công ty cho em bắt đầu nghỉ việc từ ngày 21.04.2016” và bộ phận nhân sự đã trả em quyết định nghỉ việc vào ngày 17.05.2016. Tuy nhiên, hiện tại công ty đang giữ lương và không trả lương cho em (công ty trả lương ngày mùng 10 hàng tháng. Tuy nhiên hôm nay là ngày 18 mà vẫn không trả lương cho em).Ngày 17.05.2016, Em có gọi điện tới công ty cũ để hỏi kế toán trưởng về lý do không trả lương. Và họ có trả lời em là : a. Bộ phận do em quản lý ngày trước, ngày 26.04.2016 có hỏng 1 chiếc máy (sau khi em nghỉ việc được 1 tuần, máy mới hỏng. và sau khi em nghỉ việc được 27 hôm thì kế toán trưởng mới thông báo cho em và khi đó em mới biết về việc máy hỏng). b. Theo như kế toán trưởng nói thì do máy hỏng ( mà lại hỏng sau khi em nghỉ việc), nên em với cương vị là trưởng bộ phận thì phải chịu trách nhiệm về chuyện máy hỏng này. c. Em có xác nhận với các đồng nghiệp cũ và thấy rằng : Sau khi em nghỉ việc, máy vẫn chạy bình thường. Mọi người vẫn làm viêc bình thường, vẫn có dữ liệu chạy máy, dữ liệu máy OK cho tới ngày 26 thì hỏng. Do đó, họ nêu lý do là máy hỏng, yêu cầu em phải có trách nhiệm và giữ lương của em. Vậy, em có một số thông tin, kính mong anh/chị bớt chút thời gian trả lời cho em về việc này : 1. Công ty giữ lương như vậy là đúng hay sai về mặt pháp lý? Nếu họ có quyền giữ lương thì thời gian tối đa được phép giữ là bao nhiêu lâu? (công ty em ngày 10.05 vừa qua đã trả lương cho toàn bộ nhân viên. Chỉ không trả cho em thôi) 2. Việc máy hỏng sau khi em đã nghỉ việc 1 tuần, thì em có liên quan gì không? Có trách nhiệm gì không? 3. Nếu công ty vẫn quyết định không trả lương em, thì thủ tục khởi kiện công ty như thế nào? Anh/chị vui lòng cho em một số mẫu đơn để em có thể tham khảo khi khởi kiện công ty.
Em xin chân thành cảm ơn !
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn Luật Lao động công ty Luật LVN Group
Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
I Cơ sở pháp lý:
Luật lao động năm 2012
Văn bản hợp nhất bộ luật tố tụng dân sự năm 2013
II Nội dung tư vấn :
1. Công ty giữ lương như vậy là đúng hay sai về mặt pháp lý? Nếu họ có quyền giữ lương thì thời gian tối đa được phép giữ là bao nhiêu lâu? (công ty em ngày 10.05 vừa qua đã trả lương cho toàn bộ nhân viên. Chỉ không trả cho em thôi)
Bộ luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
” Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Theo đó về nguyên tắc trong thời hạn 7 ngày thì người sử dụng lao động phải trả tủ tiền lương cho bạn, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Theo đó thời gian tối đa để công ty quyết toàn và trả lương cho bạn là đến ngày 21/5/2016.
2. Việc máy hỏng sau khi em đã nghỉ việc 1 tuần, thì em có liên quan gì không? Có trách nhiệm gì không?
Việc máy móc hỏng sau khi bạn nghỉ làm được 6 ngày chắc chắn không liên quan đến bạn. Trước khi bạn nghỉ thì máy đó vẫn không có vấn đề gì mà vẫn hoạt động bình thường. Bạn không phải có trách nhiệm gì với máy móc hỏng. Nên công ty lấy lý do này để không trả lương cho bạn là sai.
3. Nếu công ty vẫn quyết định không trả lương em, thì thủ tục khởi kiện công ty như thế nào? Anh/chị vui lòng cho em một số mẫu đơn để em có thể tham khảo khi khởi kiện công ty. ?
Đối với trường hợp của bạn là tranh chấp lao động mà không nhất thiết bạn phải gửi đơn yêu cầu hòa giải qua phòng lao động thương binh và xã hội nên bạn có thể viết đơn khởi kiện ra tòa án luôn. Theo đó bạn có thể viết đơn khởi kiện công ty gửi đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu giải quyết. Kèm theo đơn khởi kiện thì bạn phải cung cấp cho tòa án hợp đồng lao động của mình và công ty, quyết định nghỉ việc, bản sao các giấy tờ tùy thân của bạn.
Còn về mẫu đơn khởi kiện bạn có thể tham khảo qua mẫu sau của công ty chúng tôi như sau: Mẫu đơn khởi kiện vụ án lao động
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư hôn nhân.