Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
2. Nội dung tư vấn:
Tình huống Tôi tên Hiếu, hiện là kế toán trưởng của công ti dịch vụ công ích Q10. Năm 2010 tôi kết hôn với chị Thị Nở, và đến năm 2004 tôi mua được căn nhà mặt tiền đường Cộng Hòa. Năm 2011 vợ tôi bỏ đi, mất tin tức luôn từ đấy. Một công ty TNHH kinh doanh may mặc mời tôi góp vốn vào công ty ấy, tôi nhận thấy đây là cơ hội tốt. Xin các Luật sư của LVN Group tư vấn giúp là tôi đem căn nhà mà tôi mua năm 2004 để góp vốn vào công ty đó có được không. Cảm ơn các Luật sư của LVN Group.
Nếu căn nhà này là tài sản riêng của bạn thì bạn hoàn toàn có quyền định đoạt khối tài sản này. Nếu là tài sản chung do bạn đã nhập vào tài sản chung thì:
Theo quy định tại khoản 2-Điều 25-Luật HNGĐ 2014 quy định: Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này.
Điều 36 quy định: Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.
Theo đó, bạn sẽ không được phép tự ý đem ngôi nhà vào góp vốn.
Con trai tôi có kết hôn với một cô gái là người khơme và có 1 cháu được 1 tuổi 2 tháng.hôm tháng ba con dâu tôi có xin phép gia đình bên chồng về quê ăn tết của người khơme.sau khi ăn tết xong thì nó không chịu về bên chồng nửa mà lên thành phố sống. Giờ gia đình tôi kiện ra tòa đòi ly hôn được không?
Theo quy định tại khoản 1- Điều 56-Luật HNGĐ 2014, ly hôn theo yêu cầu một bên sẽ được Tòa án chấp thuận khi đảm bảo điều kiện: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Nếu thỏa mãn điều kiện trên thì con trai bạn hoàn toàn có quyền đơn phương ly hôn.
Xin chào Luật sư của LVN Group. Em có bạn trai người iraq đến đức học sau khi ra trường làm việc tại đức và gặp em-người việt nam. Vậy cho em hỏi điều kiện được kết hôn như thế nào ạ?
Điều kiện kết hôn phải phụ thuộc vào nơi bạn đăng ký kết hôn:
– Đăng ký kết hôn tại Đức: tuân theo pháp luật Đức về điều kiện kết hôn;
– Đăng ký kết hôn tại irap: tuân theo pháp luật irap;
– Đăng ký tại Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Đức, Irap hoặc ở bất kỳ nước nào: tuân theo pháp luật Việt Nam.
Theo đó, điều kiện như sau:
+ Pháp luật Việt Nam: theo luật HNGĐ 2014, nam từ đủ 20, nữ từ đủ 18 có quyền kết hôn; việc kết hôn di nam, nữ tự nguyện, không bị lừa dối và cấm kết hôn giữa những người đang có vợ,có chồng…và phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền: ủy ban nhân dân cấp Huyện, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở Đức hoặc Irap hoặc bất kể ở nước nào.
+ Pháp luật Irap: theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 về nguyên tắc dẫn chiếu luật thì bạn được kết hôn khi phải thỏa mãn cả điều kiện pháp luật Irap.
Luấtư cho em hỏi là e có bạn trai là người Đức mà e ở Việt nam bây giờ bọn e muốn cưới bên đó thì e phải gửi những giấy tờ gì sang cho anh ấy để làm hồ sơ ak mong luat su giup e e cam on ak
Những giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị phải tuân theo pháp luật Đức.
Vợ chồng tôi đang sống bình thường với hai đứa con ở nhà nội thì vợ tôi nói hết tình cảm với tôi đơn phương đưa đơn li dị trong khi tòa chưa xử thì vợ tôi đòi ra phòng trọ ở riêng xin hỏi có đúng theo pháp luật hay không?
Khoản 2-Điều 19-Luật HNGĐ 2014 quy định: vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Như vậy, xét về mặt tình nghĩa vợ bạn đã vi phạm nghĩa vụ sống chung. Mặc dù luật có quy định về nghĩa vụ sống chung nhưng lại không có chế tài nào cả.
Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group