Kính thưa quý khách hàng!

Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

NỘI DUNG YÊU CẦU

Kính gửi văn phòng Luật sư của LVN Group LVN Group !

Sau tôi xin trình bày bối cảnh lịch sử và các câu hỏi mong Luật sư tư vấn.

Năm 1993 bố mẹ tôi là ông T và bà Đ có xây 1 căn nhà cấp 4 để ở trên đất của ông Nội. Vào thời điểm đó ông Nội tôi vẫn đang ở chung với bố mẹ tôi. Cho đến năm 1997 ông Nội tôi lâm bệnh và qua đời nhưng không viết di chúc về tài sản thừa kế. Năm đó, 5 anh em của bố tôi có họp gia đình và làm biên bản phân chia tài ản thừa kế (dưới file đính kèm).

Theo văn bản và trích lục đí kèm thì nhà ở của gia đình tôi vào thời điểm đó đang nằm trên đất thờ cúng và gia đình tôi được ở và quản lý. Đến năm 2001 theo văn bản phân chia tài sản thừa kế bố tôi có đi làm sổ bìa đỏ và được UBND xã cấp cho 200m2 đất ở trên chính diện tích đất thờ cúng , vì theo UBND xã thì nhà ở đâu thì đất ở đó, và toàn bộ diện tích đất ở của bố tôi được cấp theo trích lục bản đồ thì nằm trên đất thờ cúng.

Năm 2014 khi tôi trưởng thành bố tôi có tách cho tôi 100m2 đất ở trên thửa đất đó. Cho đến năm 2016 gia đình tôi xây 1 căn nhà 2 tầng 100m2 bên cạnh diện tích đất thờ cúng ( căn nhà cũ đã được gia đình tôi tu sửa lại và giữ nguyên hiện trạng ).

Lưu ý : Toàn bộ diện tích trên đều nằm chung 1 thửa đất 271 theo bản đồ 299. Đến nay năm 2020 khi có đường liên tỉnh đi qua khu đất của gia đình tôi , mảnh đất của tôi đã bị thu hồi toàn bộ và được cấp đất tái định cư mới theo phương thức thanh toán tiền mặt. Vậy tôi xin hỏi?

1. Khi các bác tôi khởi kiện ra tòa thì phần đất bố tôi cho tôi được nhà nước cấp đất tái định cư mới sẽ được xử lý như thế nào?

2. Với 280 m2 đất thờ cúng và 72m2 đất đường đi (đã bị thu hồi) bố tôi tách trả làm đất chung cho đất thờ cúng thì bố tôi có phải chịu trách nhiệm chuyển đổi toàn bộ đất đó sang đất ở để xây dựng nhà thờ tự hay 5 anh em của bố tôi phải cùng đóng góp tiền để chuyển đổi mục đích sử dụng ? Với 72m2 đất đường đi nay nhà nước thu hồi bố tôi sẽ trả bù bằng đất liền kề hay trả lại bằng tiền theo giá mà nhà nước đã thu hồi ?

3. Với trường hợp này đất ở của bố tôi và đất thờ cúng đang nằm đè lên nhau . Vậy căn nhà mới xây bên cạnh của gia đình tôi có được tính là đất ở của bố tôi không ? (Vì tất cả đất trên đều chung một thửa 271 theo bản đồ 299) .

4. Toàn bộ nhà ở cũ + công trình phụ mà bố mẹ tôi đã xây dựng từ năm 1993 đến nay trên mảnh đất thờ cúng đó sẽ được sử lý ra sao ? có được hỗ trợ gì không ? Gia đình đình tôi có phải tự tháo dỡ hay 5 anh em của bố tôi phải chung tiền để tháo dỡ ?

5. Nay bác tôi cứ khẳng định rằng đất ở của bố tôi nằm trên đất thờ cúng là đất thờ cúng được xây dựng nhưng trên thực tế đất thờ cúng chưa ai làm thủ tục chuyển đổi sang đất xây dựng . Vậy khi ra tòa phần đất ở của bố tôi sẽ được sử lý như thế nào ?

6. Hiện tại bố tôi đang là Bí Thư đảng ủy – Chủ Tịch HĐND xã Nhà. Nếu khởi kiện ra tòa sẽ ảnh sẽ ảnh hưởng đến uy tín của người đứng đầu theo nghị Định 08 . Bố tôi có bị cách chức , hay kỷ luật Đảng hay điều chuyển công tác không ?

7. Khi các bác tôi khởi kiện ra tòa thì ai sẽ là người thanh toán toàn bộ án phí hay 5 anh em của bố tôi phải cùng thanh toán ? Trường hợp các bác tôi thuê Luật sư của LVN Group để khởi kiện bố tôi thì số tiền thuê Luật sư của LVN Group bố tôi có nghĩa vụ thanh toán không ? hay chỉ 4 người còn lại phải thanh toán ? hay 5 người phải thanh toán ?

Trên đây là toàn bộ những câu hỏi của tôi Rất mong được Luật sư của LVN Group tư vấn trực tiếp qua mail và văn bản

TRẢ LỜI:

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Bộ luật dân sự 2015;

Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

Luật đất đai 199.3;

Luật đất đai 200.3;

Luật đất đai 2013;

Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính do bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường ban hành;

Nghị định 112.cc

Năm 1997 ông Nội của quý khách lâm bệnh và qua đời nhưng không viết di chúc về tài sản thừa kế. Nhưng năm đó, năm anh em của cha quý khách có họp gia đình và làm biên bản phân chia tài sản thừa kế. Biên bản họp gia đình này đã thể hiện rõ ràng sự phân chia phần đất cho cha quý khách. Vì vậy, đến năm 2001 dựa theo biên bản phân chia tài sản thừa kế đó, cha của quý khách đi làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã được Ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy chứng nhận. Do đó, có thể thấy Nhà nước đã thừa nhận quyền sử dụng đất của cha quý khách với diện tích: 4749m2 tại Khu 7, xã Như Thụy, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Khi cha của quý khách đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì cha quý khách hoàn toàn có các quyền theo quy định tại Điều 106 Luật đất đai 200.3, đó là: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê….Vì vậy, năm 2012 theo hợp đồng tặng cho số 31/TC-2012 giữa cha quý khách là ông Lưu Thế T tặng quyền sử dụng đất cho quý khách (ông Lưu QD): 560m2 là hoàn toàn có căn cứ. Việc chuyển nhượng này từ đó đến nay chưa có bất kỳ cá nhân, tố chức nào khiếu nại hoặc khởi kiện. Do đó, có thể thấy quý khách là chủ sở hữu hợp pháp đối với phần diện tích này.

Từ sự phân tích trên, Luật LVN Group xin trả lời từng câu hỏi của quý khách đang vướng mắc như sau:

Câu hỏi 1. Khi các bác tôi khởi kiện ra tòa thì phần đất bố tôi cho tôi được nhà nước cấp đất tái định cư mới sẽ được xử lý như thế nào?

Trả lời: Như đã phân tích ở trên, cha quý khách đã tặng một phần diện tích đất cho quý khách. Điều này đã được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, quý khách có đầy đủ quyền của người sử dụng đất được quy định tại Điều 166 Luật đất đai 2013:

“Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất

1. Được cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”

Theo quy định tại Khoản 6 nêu trên, quý khách được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Trường hợp bác của quý khách khởi kiện ra Tòa, nếu không có căn cứ chứng minh việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của quý khách là vi phạm pháp luật thì không ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của quý khách, cũng như phần đất tái định cư mà Nhà nước bồi thường cho quý khách khi Nhà nước thu hồi đất của quý khách.

Câu hỏi 2. Với 280 m2 đất thờ cúng và 72m2 đất đường đi (đã bị thu hồi) bố tôi tách trả làm đất chung cho đất thờ cúng thì bố tôi có phải chịu trách nhiệm chuyển đổi toàn bộ đất đó sang đất ở để xây dựng nhà thờ tự hay 5 anh em của bố tôi phải cùng đóng góp tiền để chuyển đổi mục đích sử dụng ? Với 72m2 đất đường đi nay nhà nước thu hồi bố tôi sẽ trả bù bằng đất liền kề hay trả lại bằng tiền theo giá mà nhà nước đã thu hồi ?

Trả lời: Đối với diện tích 280 m2 đất thờ cúng và 72m2 đất đường đi (đã bị thu hồi), nếu cha quý khách đồng ý tách trả làm đất chung cho đất thờ cúng thì chi phí để thực hiện chuyển đổi toàn bộ diện tích đất này sang đất ở để xây dựng nhà thờ tự là do sự thỏa thuận của 5 người anh em. Pháp luật không quy định bắt buộc ai phải là người chịu các chi phí này.

Thực tế, toàn bộ phần diện tích đất thờ cúng như thông tin quý khách đã cung cấp cho Luật LVN Group thì phần này đã được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cha của quý khách. Vì vậy, cha của quý khách hoàn toàn có quyền sử dụng, định đoạt tài sản này. Trường hợp cha quý khách đồng ý trả lại đất chung thì với diện tích làm nhà thờ cúng hay với 72m2 đất đường đi (đã bị thu hồi) thì việc cha quý khách trả lại tài sản này là hoàn toàn trên sự tự nguyện, thỏa thuận của cha quý khách và những người anh em còn lại.

Câu hỏi 3. Với trường hợp này đất ở của bố tôi và đất thờ cúng đang nằm đè lên nhau . Vậy căn nhà mới xây bên cạnh của gia đình tôi có được tính là đất ở của bố tôi không ? (Vì tất cả đất trên đều chung một thửa 271 theo bản đồ 299).

Trả lời: Trường hợp này quý khách phải đề nghị UBND xã đo đạc lại và làm rõ lý do tại sao đất ở của cha anh và đất thờ cúng lại nằm đè lên nhau. Có sai phạm trong quá trình đo đạc hay trong quá trình sử dụng không? Từ đó mới xác định được phương hướng giải quyết vấn đề. Nếu chưa xác định rõ thì không có căn cứ xác định nhà mới xây bên cạnh gia đình quý khách được tính là đất ở của cha quý khách.

Câu hỏi 4. Toàn bộ nhà ở cũ + công trình phụ mà bố mẹ tôi đã xây dựng từ năm 1993 đến nay trên mảnh đất thờ cúng đó sẽ được xử lý ra sao? có được hỗ trợ gì không ? Gia đình đình tôi có phải tự tháo dỡ hay 5 anh em của bố tôi phải chung tiền để tháo dỡ ?

Trả lời:

Câu hỏi này cũng tương tự câu hỏi 2, toàn bộ nhà cũ, công trình phụ mà cha mẹ quý khách đã xây dựng từ năm 1993 đến nay trên mảnh đất thờ cúng xử lý ra sao và hỗ trợ thế nào. Gia đình quý khách thương lượng, bàn bạc và nên lập thành văn bản để thống nhất thực hiện.

Theo quan điểm của Luật LVN Group năm anh em của cha quý khách nên họp lại, cùng chia sẻ các chi phí liên quan đến việc tháo dỡ cũng như cải tạo lại phần diện tích sử dụng để làm thờ cúng.

Câu hỏi 5. Nay bác tôi cứ khẳng định rằng đất ở của bố tôi nằm trên đất thờ cúng là đất thờ cúng được xây dựng nhưng trên thực tế đất thờ cúng chưa ai làm thủ tục chuyển đổi sang đất xây dựng. Vậy khi ra tòa phần đất ở của bố tôi sẽ được xử lý như thế nào?

Trả lời:

Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của quý khách cung cấp, ghi nhận 200m2 đất thổ cư. Tuy nhiên, trên phần sao lục bản đồ chưa thể hiện rõ mục đích sử dụng đất của từng phần đất của thửa đất.

Theo Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính thì trích lục bản đồ địa chính chứa những thông tin về thửa đất, gồm:

– Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất (xã, huyện, tỉnh);

– Diện tích thửa đất;

– Mục đích sử dụng đất;

– Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú;

– Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;

– Bản vẽ thửa đất gồm: Sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa.

Như vậy, trích lục bản đồ địa chính là một hình thức cung cấp, xác thực thông tin thửa đất. Để xác định chính xác phần đất ở của cha quý khách có nằm trên đất thờ cúng được xây dựng hay không? Qúy khách nên làm thủ tục xin cấp trịc lục bản đồ địa chính tại UBND xã để xác định chính xác mục đích sử dụng đất của từng phần đất.

Câu hỏi 6. Hiện tại bố tôi đang là Bí Thư đảng ủy – Chủ Tịch HĐND xã Nhà. Nếu khởi kiện ra tòa sẽ ảnh sẽ ảnh hưởng đến uy tín của người đứng đầu theo nghị Định 08. Bố tôi có bị cách chức, hay kỷ luật Đảng hay điều chuyển công tác không ?

Trả lời:

Theo nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm như:

1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

3. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

4. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;

8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ;

9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.

Do vậy, mặc dù cha của quý khách hiện tại đang là Bí Thư đảng ủy – Chủ Tịch HĐND xã. Nếu việc khởi kiện ra tòa không vi phạm và liên quan đến các nội dung nêu trên thì không có căn cứ tiến hành xử lý kỷ luật cha của quý khách.

Câu hỏi 7. Khi các bác tôi khởi kiện ra tòa thì ai sẽ là người thanh toán toàn bộ án phí hay 5 anh em của bố tôi phải cùng thanh toán ? Trường hợp các bác tôi thuê Luật sư của LVN Group để khởi kiện bố tôi thì số tiền thuê Luật sư của LVN Group bố tôi có nghĩa vụ thanh toán không? hay chỉ 4 người còn lại phải thanh toán ? hay 5 người phải thanh toán ?

Trả lời:

Điều 146 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 146. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí

1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.

Theo quy định này, khi các bác của quý khách khởi kiện ra tòa thì các bác của quý khách là nguyên đơn. Do đó, các bác của quý khách có nghĩa vụ phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm. Các bác của quý khách sẽ phải chịu án phí sơ thẩm này nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

Trường hợp các bác quý khách thuê Luật sư của LVN Group để khởi kiện cha quý khách thì đây là nhu cầu và mong muốn của họ. Không có căn cứ để xác định rằng cha của quý khách sẽ phải chi trả số tiền này, trừ trường hợp cha của quý khách tự nguyện chi trả.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi vềTư vấn đất đai”. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để quý khách tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn Pháp luật

Công ty Luật TNHH LVN Group