Chào anh ! Qua tìm hiểu trên mạng em có biết đến công ty luật LVN Group của bên anh.Em đang có 1 thắc mắc mong nhận được những lời tư vấn từ bên anh. Theo tìm hiểu em có được biết kinh doanh qua Facebook không phải kê khai và đóng thuế. vậy thì làm cách nào mình có thể phân biệt được hình thức kinh doanh qua Facebook và hình thức kinh doanh hộ cá thể ( phải đăng ký và nộp thuế ). dù mình bán hàng qua Facebôk kèm giao hàng, nhưng sẽ có những khách hàng đến tận nơi để chọn mua hàng, cơ quan có thẩm quyền sẽ nói rằng do khách hàng đến mua tại nhà nên hình thức bán qua Facebook nghiễm nhiên trở thành hình thức kinh doanh hộ cá thể, do vậy sẽ buộc mình phải đi đăng ký với chính quyền. Vậy trong trường hợp này anh có lời khuyên nào cho em không. Em rất mong nhận được những lời khuyên từ bên anh. Cảm ơn anh đã đọc tin !

Theo những thông tin bạn đã cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau : 

Định nghĩa hộ kinh doanh căn cứ theo điều 66 luật doanh nghiệp năm 2014 thì 

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Như vậy trường hợp của anh không phải đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp năm 2014. Tuy nhiên anh vẫn phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Chào anh. Tôi đang là trưởng phòng cty nước ngoài .tôi không vi phạm bất cứ nội quy ,quy định nào của công ty .vì lý do là tôi chính trực không nhận phòng bì nên giám đốc nhân sự muốn đưa tôi xuống k làm trưởng phòng nữa ,vậy tôi có bị hạ lương không .hay trừ khoảng phụ cấp nào không .tôi có nên khiếu nại gì không.cảm ơn anh trước.

Chào anh, dựa theo những thông tin mà anh cung cấp cho chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn như sau : 

Những hình thức kỷ luật lao động.

– Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản: áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ.

– Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức: áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách bằng bằng văn bản mà tái phạm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động.

– Hình thức sa thải, áp dụng trong những trường hợp:

+ Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

+ Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;

+ Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.

Như vậy, việc anh không đưa phong bì không thuộc bất kỳ trường hợp kỷ luật nào.

công ty tôi chuẩn bị nhập khẩu dòng sản phẩm là sữa bột, muốn Luật sư của LVN Group tư vấn cho chúng tôi về trình tự, thủ tục cũng như mức chi phí. trân trọng cảm ơn

Chào bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau :

Bước 1: Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu sữa đã chuẩn bị về Cục an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y Tế.

Bước 2: Cán bộ Cục VSATTP sẽ kiểm tra đánh giá tính đầy đủ, hợp lệ của bộ hồ sơ.

Nếu bộ hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ theo yêu cầu đề ra thì trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục VSATTP sẽ thông báo cho doanh nghiệp những điểm cần bổ sung, chỉnh sửa trong bộ hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp nộp lại bộ hồ sơ 1 lần duy nhất về cục.

Bước 3: Cấp/từ chối cấp giấy phép nhập khẩu Sữa. Trong thời hạn đã được quy định kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu sữa và bộ hồ sơ đi kèm thì Cục VSATTP sẽ tiến hành xem xét, thẩm định hồ sơ và đề nghị Bộ trưởng bộ Công thương cấp giấy phép nhập khẩu sữa. Trong trường hợp không cấp hoặc chưa cấp thì Cục sẽ có văn bản trả lời cụ thể. Doanh nghiệp sẽ nhận giấy phép trực tiếp tại trụ sở Cục hoặc thông qua đường bưu điện.

Về chi phí, bạn vui lòng liên hệ số điện thoai 1900.0191 hoặc gửi thư điện tử vào email [email protected] để được giải đáp

*em xin chào công ty Luật sư của LVN Group LVN Group* em có câu hỏi muốn hỏi các anh chị, em muốn sản xuất dao, kéo chất lượng cao loại vật dụng trong gia đình, nhà hàng t và có thể trưng bày theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn vậy em có vi phạm luật không ạ? và loại để trưng bày thì cần những giấy tờ gì ạ? kiểu như em mua con giao lưu niệm ở nước ngoài và có giấy của cửa hàng và có thể mang về Việt Nam được đấy ạ. Em không hiểu về luật lắm mong anh chị giúp đỡ ạ Em xin cảm ơn!

Chào bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau : về thủ tục thành lập doanh nghiệp 

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp

– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Đây là bước rất quan trong có tính chất quyết định đến sự thành bại của ý tưởng kinh doanh mà quý khách đem ra áp dụng trong thực tiễn. Quý khách có thể tham khảo việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp thông qua bài viết sau “Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh”

Sau khi lựa chọn được loại hình, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà có số lượng thành viên (cổ đông) khác nhau. Quý khách chuẩn bị chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) bản sao có công chứng.

– Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn vớicác đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc) quý khách có thể tham khảo tên các doanh nghiệp tại cổng “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia”.

– Chọn địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.

– Lựa chọn số vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.

– Lựa chọn chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

– Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

 Bước 2: Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mới 

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những thông tin về việc thành lập công ty tiến hành việc soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép kinh doanh

– Soạn thảo hồ sơ công ty TNHH

– Sau khi có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Nghị định 78 năm 2015 thì bạn nộp đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư nơi bạn có ý định thành lập doanh nghiệp.

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiêp có thể trực tiếp đi nộp hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập công ty qua mạng thông qua trang WEB của sở kế hoạch và đầu tư, với thời gian cực kỳ chính xác và nhanh chóng. Quí khách không cần đến sở kế hoạch để nộp và nhận giấy phép nếu đăng ký thêm dịch vụ nộp và trả kết quả qua bưu điện.

– Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Thủ tục làm con dấu pháp nhân

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cầm một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.

Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

Bước 4: Thủ tục sau thành lập công ty

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

– Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.

– Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số, “Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 tất cả các doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng, nội dung này được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế”.

– Đăng báo 

– Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).

– Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).

– Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.

– Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty

– Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

Căn cứ theo điều 45 luật doanh nghiệp 2014 thì : 

1. Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Như vậy bạn có thể lựa chọn hình thức thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế