Vì vậy Cty LVN Group có thể tư vấn giúp chúng tôi dẫn chứng ra điều luật nào trong Luật thương mại để yêu cầu Khách hàng chịu lãi suất phạt chậm thanh toán không ạ.

Rất mong nhận được sự tư vấn hết sức cần thiết từ Cty Luật LVN Group ! Xin cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Hợp đồng là sự thỏa thuận mang tính bắt buộc giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ. Nhằm đảm bảo các thỏa thuận được thực thi trên thưc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền, pháp luật quy định khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tùy tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả hành vi vi phạm thì sẽ phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý cụ thể trong đó có trách nhiệm tài sản.

Phạt vi phạm là một trong loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa như một biện pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên. Theo đó Điều 306 Luật Thương mại 2005 có quy định về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán :

Điều 306.Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán :

“Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Tuy nhiên khi ký kết hợp đồng công ty bạn không có thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm hợp đồng do chậm thanh toán. Như vậy áp dụng quy định của Điều 307 Luật Thương Mại 2005 :

1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”.

Như vậy việc công ty không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo đó quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005 bồi thường thiệt hại được hiểu là:

“ 1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại áp dụng theo Điều 303 Luật Thương mại 2005 : Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Như vậy ở đây việc khách hàng chậm thanh toán, không thanh toán đúng với thời gian đã thỏa thuận trên hợp đồng đã ký kết là có hành vi vi phạm hợp đồng. Việc chậm thanh toán trên có thể gây ra thiệt hai đối với công ty.

Công ty sẽ phải có nghĩa vụ chứng tổn thất theo Điều 304 Luật Thương mại 2005 : “ Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.

Ngoài ra theo Điều 419 Bộ Luật dân sự 2015 quy định :

Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng

“1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.

2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc”

Theo các quy định trên, công ty bạn có thể yêu cầu khách hành bồi thường thiệt hại về việc chậm thanh toán theo đúng hợp đồng đã ký kết.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group