Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Luật điện lực năm 2004
– Luật điện lực sửa đổi, bổ sung năm 2012
– Nghị định 137/2013/NĐ-CP
– Thông tư 28/2014/TT-BCT
– Thông tư 31/2019/TT-BCT
1. Thanh cái là gì?
Thanh cái là một dạng thiết bị được dùng để lắp đặt trong tủ điện và hệ thống điện công nghiệp và điện dân dụng. Thanh cái được cắt uốn sao cho phù hợp nhất với vị trí lắp đặt của mình. Khả năng dẫn điện vô cùng tốt với màu bóng loáng của đồng tạo được tính thẩm mỹ cao.
Thanh ᴄái đồng trong tủ điện ᴄó ᴄhứᴄ năng kết nối ᴄáᴄ thanh ᴄái kháᴄ ᴠà nối ᴠới dâу dẫn. Thanh ᴄái đồng ᴄó ᴄhứᴄ năng dẫn điện ᴠà phân ᴄhia dòng điện từ lưới điện hoặᴄ máу phát điện tới ᴄáᴄ dâу dẫn đượᴄ kết nối ᴠới nó.
Ngoài ra nó ᴄòn là ᴄầu nối trung gian để kết nối ᴄáᴄ thiết bị trong tủ điện, trạm điện như: đường dâу, máу biến áp, máу ᴄắt, dao ᴄáᴄh lу, biến điện áp, biến dòng. Độ dài ᴠà kíᴄh thướᴄ lớn nhỏ ᴄủa một thanh ᴄái phụ thuộᴄ ᴠào уêu ᴄầu đấu nối như: ѕố lượng đường dâу ᴄần đấu nối ᴠào thanh ᴄái đó, kíᴄh thướᴄ ᴄủa tủ diện haу trạm biến áp, уêu ᴄầu ᴄhịu tải ᴠà một ѕố уếu tốt kháᴄ.
2. Quy định về xử lý sự cố thanh cái tại trạm điện, nhà máy điện
Với chức năng quan trọng của mình, khi thanh cái xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng tới sự truyền dẫn điện năng và có thể xảy ra những sự cố nghiêm trọng khác nếu không được xử lý kịp thời. Tại Thông tư 28/2014/TT-BCT, Bộ công thương đã quy định cụ thể về vieecj xử lý sự cố đối với thanh cái tại trạm điện, nhà máy điện.
2.1. Xử lý của Nhân viên vận hành trạm điện, nhà máy điện khi sự cố thanh cái
Khi xảy ra sự cố thanh cái, Nhân viên vận hành trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển thực hiện theo trình tự như sau:
– Thực hiện xử lý sự cố theo quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận hành ban hành.
– Cắt toàn bộ các máy cắt nối thanh cái bị sự cố nếu thanh cái bị mất điện.
– Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển về sự cố thanh cái và tình trạng vận hành của các thiết bị liên quan.
– Kiểm tra tại chỗ toàn bộ thanh cái bị sự cố và các thiết bị liên quan để quyết định cô lập hay đưa thanh cái vào vận hành theo các điều kiện sau:
a) Trường hợp sự cố không xảy ra trên thanh cái, đảm bảo thanh cái và các thiết bị đủ điều kiện vận hành sẵn sàng nhận điện lại thì báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép được đóng điện trở lại;
b) Trường hợp sự cố xảy ra trên thanh cái, đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển tiến hành thao tác cô lập đường dây, thiết bị bị sự cố.
– Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
2.2. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố thanh cái
Điều độ viên khi sự cố thanh cái xử lý như sau:
– Thực hiện các biện pháp điều khiển phù hợp để ngăn chặn sự cố mở rộng.
– Phân tích sự cố, xác định nguyên nhân gây sự cố mất điện thanh cái tại trạm điện hoặc nhà máy điện.
– Chỉ huy thao tác cô lập đường dây, thiết bị gây sự cố mất điện thanh cái trạm điện hoặc nhà máy điện.
– Chỉ huy khôi phục lại thanh cái và đường dây, thiết bị điện nối thanh cái sau khi đã cô lập phần tử sự cố hoặc đã sửa chữa xong thanh cái bị sự cố.
– Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
3. Xử lý sự cố mất điện toàn trạm điện, nhà máy điện
3.1. Xử lý của Nhân viên vận hành tại trạm điện
Khi xảy ra mất điện toàn trạm điện, Nhân viên vận hành tại trạm điện, trung tâm điều khiển hoặc Nhân viên vận hành được Đơn vị quản lý vận hành cử tới trạm điện không người trực thực hiện theo trình tự sau:
– Thực hiện xử lý sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận hành ban hành, chuyển đổi sang nguồn điện dự phòng cấp lại điện tự dùng cần thiết cho trạm điện.
– Tiến hành cắt toàn bộ các máy cắt trong trạm điện. Các trường hợp đặc biệt do các yêu cầu về kỹ thuật không thể cắt toàn bộ các máy cắt thì phải có quy định riêng của Đơn vị quản lý vận hành.
– Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong trạm điện.
– Báo cáo ngay về cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các máy cắt.
– Kiểm tra toàn bộ trạm điện để quyết định cô lập hay đưa trạm điện vào vận hành theo các điều kiện sau:
+ Trường hợp sự cố không xảy ra trong trạm điện, đảm bảo các thiết bị đủ điều kiện vận hành sẵn sàng nhận điện lại thì báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép được đóng điện trở lại;
+ Trường hợp sự cố xảy ra trong trạm điện, đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển tiến hành thao tác cô lập đường dây, thiết bị bị sự cố.
3.2. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện
Khi xảy ra mất điện toàn nhà máy điện, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trung tâm điều khiển hoặc Nhân viên vận hành được Đơn vị quản lý vận hành cử tới nhà máy điện không người trực thực hiện theo trình tự sau:
– Thực hiện xử lý sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận hành ban hành, chuyển đổi sang nguồn điện dự phòng cấp lại điện tự dùng cần thiết cho nhà máy điện.
– Tiến hành cắt toàn bộ máy cắt trong trạm điện của nhà máy điện. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu về kỹ thuật không thể cắt toàn bộ máy cắt thì phải có quy định riêng của Đơn vị quản lý vận hành.
– Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong nhà máy điện, tình trạng các tổ máy phát điện.
– Báo cáo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các máy cắt, tình trạng các tổ máy phát điện.
– Đảm bảo các thiết bị, các tổ máy phát điện không bị sự cố sẵn sàng hòa điện lại.
– Đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển thao tác cô lập đường dây, thiết bị bị sự cố (nếu có).
– Đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển phối hợp để nhanh chóng khôi phục lại tự dùng nhà máy điện (nếu sự cố nguồn điện dự phòng).
3.3. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố mất điện toàn trạm điện, nhà máy điện
Điều độ viên xử lý khi sự cố mất điện toàn trạm điện, nhà máy điện như sau:
– Thực hiện các biện pháp điều khiển để ngăn chặn sự cố mở rộng.
– Đối với trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực, thực hiện xử lý sự cố theo Quy trình phối hợp vận hành trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực giữa Đơn vị quản lý vận hành và cấp điều độ có quyền điều khiển.
– Phân tích sự cố, xác định nguyên nhân gây sự cố mất điện toàn trạm điện hoặc nhà máy điện.
– Lệnh thao tác cô lập đường dây, thiết bị gây sự cố mất điện toàn trạm điện hoặc nhà máy điện.
– Lệnh khôi phục lại toàn bộ trạm điện hoặc nhà máy điện bị ảnh hưởng bởi sự cố.
– Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
4. Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ cảnh báo
Hệ thống điện vận hành ở chế độ cảnh báo khi xuất hiện hoặc tồn tại một trong các điều kiện sau đây:
– Các điều kiện xuất hiện chế độ cảnh báo của hệ thống điện truyền tải theo Quy định Hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
– Các đường dây và máy biến áp cấp điện áp 110 kV có mức mang tải từ 90% trở lên nhưng không vượt quá giá trị định mức.
Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện ở chế độ cảnh báo
– Điều khiển công suất các nhà máy điện để mức dự phòng điều chỉnh tần số thứ cấp đạt hoặc cao hơn mức quy định.
– Điều khiển công suất các nhà máy điện đế mức độ mang tải của các đường dây và máy biến áp cấp điện áp từ 110 kV trở lên không vượt quá 90% giá trị định mức.
– Điều khiển điện áp theo quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành đế đưa điện áp về phạm vi cho phép trong chế độ vận hành bình thường.
– Giảm công suất truyền tải trên đường dây trong khu vực có khả năng xảy ra thiên tai hoặc các điều kiện thời tiết bất thường có thế gây ảnh hưởng tới an ninh cung cấp điện hoặc khả năng xảy ra các vấn đề về an ninh, quốc phòng có thể đe dọa an ninh hệ thống điện.
– Cung cấp thông tin để công bố thông tin cảnh báo lên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện khi đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhưng không đưa được hệ thống trở lại chế độ vận hành bình thường.
5. Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ khẩn cấp
Hệ thống điện vận hành ở chế độ khẩn cấp khi xuất hiện và duy trì một trong các điều kiện sau đây:
– Các điều kiện xuất hiện chế độ khẩn cấp của hệ thống điện truyền tải theo Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
– Điện áp tại một nút bất kỳ trên lưới điện 110 kV nằm ngoài dải điện áp cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố đơn lẻ.
– Mức mang tải của bất kỳ thiết bị điện nào trong lưới điện 110 kV hoặc thiết bị điện đấu nối vào lưới điện 110 kV vượt quá giá trị định mức nhưng dưới 110 % giá trị định mức mà thiết bị này khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến chế độ vận hành cực kỳ khẩn cấp.
Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện ở chế độ khẩn cấp
– Điều khiển tần số, điện áp theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành để đưa tần số, điện áp về phạm vi cho phép trong chế độ vận hành bình thường.
– Xử lý quá tải đường dây hoặc thiết bị điện
+ Điều khiển công suất các nhà máy điện để đường dây hoặc thiết bị điện không bị quá tải;
+ Thay đổi kết lưới theo kết quả đã được tính toán trước nhằm thay đổi trào lưu công suất trên hệ thống điện để giảm công suất truyền tải trên đường dây hoặc thiết bị điện đang bị quá tải.
6. Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ cực kỳ khẩn cấp
Hệ thống điện vận hành ở chế độ cực kì khẩn cấp khi xuất hiện hoặc tồn tại một trong các điều kiện sau đây:
– Các điều kiện xuất hiện chế độ cực kỳ khẩn cấp của hệ thống điện truyền tải theo Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành;
– Mức mang tải của bất kỳ thiết bị nào trong lưới điện 110 kV hoặc thiết bị đấu nối với lưới điện 110 kV từ 110% giá trị định mức trở lên mà thiết bị này khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến tan rã từng phần hệ thống điện.
Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện ở chế độ cực kỳ khẩn cấp
– Điều khiển tần số theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành để đưa tần số về phạm vi cho phép trong chế độ vận hành bình thường.
– Xử lý quá tải đường dây hoặc thiết bị điện
+ Điều khiển công suất các nhà máy điện để đường dây không bị vượt giới hạn truyền tải hoặc thiết bị điện không bị quá tải trên 110%;
+ Thay đổi kết lưới theo kết quả đã được tính toán trước nhằm thay đổi trào lưu công suất trên hệ thống điện để giảm công suất truyền tải trên đường dây hoặc thiết bị điện đang bị quá tải trên 110%;
+ Sa thải phụ tải trung áp hoặc đầu nguồn theo quy định để đường dây không bị vượt giới hạn truyền tải hoặc thiết bị điện không bị quá tải trên 110%.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group