Tóm tắt nội dung:

a. Trình tự thực hiện:

– Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam (gọi tắt là đơn PCT có chọn Việt Nam) có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cơ quan Sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT (kể cả Việt Nam).

– Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia: sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn PCT có chọn Việt Nam được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại Việt Nam.

Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Gọi: 1900.0191

b. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT (kể cả Việt Nam) hoặc Văn phòng quốc tế.

– Qua bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

+ Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: Bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt;

+ Bản dịch ra tiếng Việt của các phụ lục báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế (khi có yêu cầu  thẩm định nội dung đơn);

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí quốc gia.

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết:

– Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên;

– Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

– Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

h. Lệ phí:

– Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.

– Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.

– Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng.

– Phí tra cứu: 120.000 đồng.

– Lệ phí cấp bằng: 120.000 đồng.

– Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Tờ khai đăng ký sáng chế (Mẫu kèm theo).

– Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Đơn phải được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trước khi kết thúc tháng thứ 31 kể từ ngày ưu tiên;

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam theo Hiệp ước PCT.

– Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có tính mới;

+ Có trình độ sáng tạo;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

– Để được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có tính mới;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984;

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:  [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách!
Trân trọng./.  

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật LVN Group