Từ 2012 đến nay chúng tôi làm việc và sinh sống tại Hà Nội,trong thời gian đó chúng tôi mua đất xây nhà và nay có nhu cầu nhập khẩu về HN nơi tôi đang ở và làm việc(vợ chồng tôi tạm trú ở Hà Nội được năm rồi).Tôi muốn hỏi là khi làm thủ tục nhập khẩu Vợ tôi có bắt buộc phải làm lại CMND ở Phú Thọ sau đó mới nhập khẩu về Hà Nội hay không?(CMND của vợ tôi nay vẫn là cmnd Sơn La). Rất mong nhận được tư vấn của Luật sư của LVN Group.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự công ty Luật LVN Group.
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: 1900.0191
Trả lời:
Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật LVN Group của chúng tôi.Với câu hỏi trên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Luật cư trú năm 2006,sửa đổi bổ sung năm 2013
Luật thủ đô năm 2012
Nội dung phân tích:
Bạn nói sau khi kết hôn bạn đã làm thủ tục nhập khẩu cho vợ về quê bạn Phú Thọ (Giấy tờ tùy thân như CMND vẫn giữ nguyên như cũ chưa làm lại).Nay bạn muốn đăng ký thường trú ở Hà Nội, vậy khi làm thủ tục nhập khẩu vợ bạn có bắt buộc phải làm lại CMND ở Phú Thọ sau đó mới nhập khẩu về Hà Nội hay không (CMND của vợ bạn vẫn là CMTND Sơn La)?
Xin trả lời là vợ bạn không bắt buộc phải làm lại chứng minh thư ở Phú Thọ rồi sau đó mới nhập khẩu về Hà Nội (CMND của vợ tôi nay vẫn là cmnd Sơn La)
Theo khoản 6 Điều 20 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013
6. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”
– Khoản 4 Điều 19 Luật thủ đô có quy định như sau:
a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;
b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê”.
“1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự.