Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi: 1900.0191

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thuận tình ly hôn là gì?

Căn cứ vào khoản 14 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”

Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Theo đó, khi cả hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn và đã tự thỏa thuận xong về các vấn đề liên quan đến tài sản, con cái và nợ chung thì tòa sẽ xử lý theo thủ tục của thuận tình ly hôn.

Hồ sơ cần có để thực hiện thủ tục.

Căn cứ vào khoản 2 điều 29 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015: “Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.”

Vì thế yêu cầu về hôn nhân và gia đình sẽ thuộc quyền giải quyết của Toà án nhân dân huyện / quận , nên khi muốn được Tòa xét thuận tình ly hôn, hai vợ chồng nên chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Giấy đăng ký kết hôn (bắt buộc phải có bản chính), trường hợp không giữ hoặc không còn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để cấp bản sao.

– Các loại giấy tờ tùy thân của hai vợ chồng : chứng minh thư nhân nhân / căn cước công dân bản sao chứng thực

Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con (nếu có con chụng)

Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu.

Bản sao có chứng thực giây chứng minh quyền sở hữu với tài sản chung.

– Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân của hai vợ chồng (nếu có)

– Thỏa thuận phân chia tài san và quyền nuôi con của hai vợ chồng

– Đơn xin ly hôn thuận tình có đủ chữ ký của hai vợ chồng.

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình?

Theo điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 35 luật Tố tụng dân sự 2015: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận về nơi nộp hồ sơ xin ly hôn, hoặc làm thủ tục tại Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc chồng, và Tòa án có thẩm quyển xử lý trong trường hợp này là các Tòa án cấp huyện, cấp quận.

Giải quyết thuận tình ly hôn mất bao lâu ?

Thời gian thông thường để giải quyết một vụ án ly hôn thuận tình thường mất từ 2-3 tháng, vì vẫn phải trải qua đầy đủ các bước như: nộp đơn, nộp lệ phí tạm ứng, tòa thông báo thụ lý, xét đơn, ra quyết định công nhận thỏa thuận ly hôn,… Tuy nhiên mốc thời gian trên chỉ là tương đối, vì thực tế còn phải phụ thuộc vào nhiều tình tiết và yếu tố khác nhau của từng vụ việc.Thời gian giải quyết các vụ thuận tình ly hôn nhanh và thuận lợi hơn so với ly hôn đơn phương. Nếu tòa xét theo thủ tục rút gọn thì chỉ cần 30 ngày.

Theo nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, án phí và lệ phí chia thành hai loại có giá ngạch và không có giá ngạch.

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch là 300.000 đồng.

– Đi với tranh chp vdân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch:

+ Từ 6.000.000 đng trở xuống : 300.000 đng.

+ Từ trên 6.000.000 đng đến 400.000.000 đồng : 5% giá trị tài sản có tranh chấp.

+ Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng : 20.000. 000 đồng + 4% của phn giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.

+ Từ trên 800.000.000 đng đến 2.000.000.000 đồng : 36.000.000 đng + 3% của phn giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.

+ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng : 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sn có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng.

+ Từ trên 4.000.000.000 đồng : 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Nếu hai vợ chồng không có thỏa thuận khác thì mỡi người chịu ½ án phí.

Thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn.

Để được công nhận thỏa thuận ly hôn thuận tình, cần thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Nộp lệ phí và chờ thụ lý

Sau khi nộp hồ sơ 3 ngày, nếu hồ sơ đủ điều kiện, bên tòa án sẽ thông báo về việc nộp lệ phí (Việc nộp lệ phí phải hoàn thành trong vòng tối đa là 5 ngày). Trong thời gian 03 ngày sau khi thụ lý, tòa án sẽ thông báo về việc giải quyết yêu cầu của hai bên.

Bước 3: Tòa xét đơn yêu cầu, tổ chức hòa giải dưới tòa và mở phiên họp giải quyết công khai.

Trong vòng 1 tháng sau khi thụ lý đơn yêu cầu, Tòa sẽ tổ chức các buổi gặp mặt hòa giải theo Điều 205 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015

Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Bước 4: Ra quyết định công nhận yêu cầu thuận tình ly hôn của cả hai bên.

Tài sản chung của vợ chồng

Điều 33. Tài sản chung ở vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group