Trước tiên Công ty Luật LVN Group, chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng và lời chúc thành công trong hoạt động kinh doanh. Chúng tôi xin gửi bản tư vấn, khuyến nghị sơ lược về việc đăng ký bảo hộ tác phẩm kiến trúc theo yêu cầu của quý khách hàng như sau:
1. Đối với việc đăng ký bảo hộ tác phẩm kiến trúc
Thưa Quý khách hàng, yêu cầu về dịch vụ của Quý khách hàng đối với công ty Luật LVN Group chúng tôi là bảo hộ đối với thiết kế bố trí, phối cảnh đối với một tòa nhà. Công ty chúng tôi đã tra cứu các văn bản pháp luật hiện hành và nhận thấy như sau:
+ Trường hợp này của Quý khách hàng là bảo hộ tác phẩm kiến trúc. Điêu 17 Nghị định 100/2006/NĐ-CP có định nghĩa cụ thể về tác phẩm kiến trúc: “Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn. Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập”.
+ Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2006/NĐ-CP, bảo hộ tác phẩm kiến trúc là bảo hộ quyền tác giả. Về cơ bản, quyền tác giả phát sinh không phụ thuộc vào tác giả của tác phẩm được bảo hộ có đăng ký bảo hộ quyền tác giả hay không. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả, cụ thể trong trường hợp này của Quý khách hàng là bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc là cơ sở tuyệt đối hóa quyền tác giả của Quý khách hàng với tác phẩm này.
+ Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc được quy định cụ thể tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Bao gồm:
-Tờ khai đăng ký quyền tác giả: tờ khai này được làm bằng Tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tin. Mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả được hướng dẫn cụ thể tại Quyết định 88/2006/QĐ-BVHTT.
-Hai bản sao tác phẩm đăng ký bảo hộ quyền tác giả
-Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền
-Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
-Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
+Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả có thể gửi tại Cục Bản quyền tác giả hoặc tại Sở Văn Hóa, Thế Thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cư trú hoặc có trụ sở.
>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191
2. Phí dịch vụ và phí nhà nước
2.1 Phí dịch vụ tư vấn:
Bao gồm: Lệ phí tra cứu sơ bộ và phí dịch vụ đăng ký bảo hộ đối với tác phẩm kiến trúc
+ Lệ phí tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là:
+ Phí dịch vụ đăng ký bảo hộ đối với tác phẩm kiến trúc
Phí dịch vụ tư vấn cho việc thực hiện hoạt động đăng ký trên được tính trọn gói là:
Như vậy, nếu quý khách thực hiện dịch vụ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc nói trên thì phí dịch vụ trong trường hợp này là……..
2.2 Lệ phí nhà nước:
– Lệ Phí nhà nước: Lệ phí nhà nước đối với trường hợp đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc là 300.000 đồng theo quy định tại Thông tư 29/2009/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan.
3. Quy trình thực hiện:
Những tài liệu quý khách hàng cần cung cấp:
Để chúng tôi có thể hoàn thiện hồ sơ bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc mà quý khách hàng yêu cầu thì quý khách hàng cần phải cung cấp cho chúng tôi một số tài liệu, thông tin cụ thể sau:
– Thông tin về tác phẩm kiến trúc yêu cầu bảo hộ.
– Thông tin về chủ đơn, địa chỉ, số điện thoại, email.
Lưu ý: Tất cả các thông tin về địa chỉ, số điện thoại, email của chủ đơn nói trên cần chính xác 100%. Công văn của cục bản quyền tác giả và các thông báo khác sẽ được chuyển về theo thông tin trên.
Quy trình xem xét đơn của Cục Bản quyền tác giả:
Cục Bản quyền tác giả xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Trách nhiệm của LUẬT LVN GROUP:
– Thực hiện việc tư vấn cho quý khách hàng về quyền lợi khi đăng ký bảo hộ, thủ tục, thời gian giải quyết việc bảo hộ.
– Thực hiện soạn thảo hồ sơ, mô tả nhãn hiệu nộp cho Cục bản quyền tác giả
– Theo dõi, phản hồi các công văn thông báo của Cục nếu cần thiết
– Tra cứu sơ bộ với chuyên viên trong cục trước khi đăng ký để có được khuyến nghị tốt nhất khi đăng ký bảo hộ cho quý khách hàng.
– Bảo vệ quyền lợi của quý khách hàng, tư vấn bảo hộ của quý khách hàng trong suốt quá trình thẩm định đơn cho đến khi được cấp văn bằng bảo hộ.
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà quý khách hàng quan tâm. Còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc, quý khách hàng có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hành!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ – Công ty luật LVN Group
———————————-
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:
1. Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
2. Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
3. Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
4. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ
5. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Singapore
6. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại EU