Người gửi: H.H

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật lao động của công ty luật LVN Group.

Tư vấn về hợp đồng lao động liên quan đến bí mật kinh doanh

Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.0191

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty luật LVN Group! câu hỏi của bạn chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động năm 2012.

Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động

Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.

Nội dung trả lời:

Theo quy định của pháp luật về lao động công ty của bạn đã vi phạm 2 vấn đề:

Thứ nhất không tiến hành ký kết hợp đồng lao động với người lao động làm việc ở đơn vị mình. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 16 BLLĐ năm 2012:

Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Công việc của bạn không phải công việc tạm thời cũng không thể xếp vào công việc có thời hạn dưới 03 tháng, do bạn cung cấp dữ kiện đã làm việc được 4 năm cho công ty. Mà công ty không ký bất cứ một hợp đồng nào với bạn, theo luật công ty phải ký kết hợp đồng bằng văn bản và được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 1 bản. Chứ cũng không thể thực hiện hợp đồng miệng đối với công việc của bạn được.

Thứ hai, công ty đã vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội khi không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2006

Điều 18. Trách nhiệm của ngư­ời sử dụng lao động ( Luật bảo hiểm xã hội năm 2006)

1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:

a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lư­ơng, tiền công của ng­ười lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;

b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của ng­ười lao động trong thời gian ngư­ời lao động làm việc;

c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;

d) Lập hồ sơ để ng­ười lao động được cấp sổ, đóng và hư­ởng bảo hiểm xã hội;

đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;

e) Giới thiệu ngư­ời lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này;

g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của ngư­ời lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;

i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó công ty bạn phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho bạn đầy đủ hàng tháng trích từ tiền lương của bạn ra theo đúng quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 18 LBHXH. Không những thế, công ty còn phải đóng cả bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trích từ tiền công, tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 2, Điều 18 luật này. Vậy trong suốt 4 năm công ty bạn không đóng bảo hiểm xã hội cũng như bảo hiểm thất nghiệp cho bạn như vậy là vi phạm pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội.

Thứ ba, về việc công ty bắt bạn phải ký hợp đồng thỏa thuận “thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau: nếu tôi tiết lộ bí mật ra bên ngoài sẽ bị sa thải và bồi thường thiệt hại cho công ty theo luật lao động, sau khi nghỉ việc không được đi làm ở công ty khác cùng ngành nghề và đi làm ở nơi nào cũng phải báo cáo với công ty”. Vấn đề này được quy định cụ thể tại khoản 2, Điều 23 BLLĐ như sau:

Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.

Như vậy, công ty thỏa thuận bằng văn bản với bạn về việc đảm bảo bí mật kinh doanh không có gì là sai. Tuy nhiên nội dung của thỏa thuận đó nếu bắt bạn không được đi làm ở công ty khác và nếu đi làm phải báo báo với công ty là sai. Vì pháp luuật cho phép người lao động được tham gia giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, điều đó cũng đồng nghĩa với việc pháp luật cho phép người lao động làm việc cho nhiều người sử dụng lao động, nhiều công ty miễn là người lao động đảm bảo thực hiện đầy đủ đối với hợp đồng của mỗi công ty.  Nội dung này được pháp luật cụ thể hóa tại Điều 21 BLLĐ:

Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động

Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Do đó công ty bạn không có quyền hạn chế quyền làm việc của bạn với bất cứ công ty nào cùng ngành nghề và không phải có nghĩa vụ báo cáo với công ty. Bạn chỉ có nghĩa vụ bảo mật thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của công ty mình mà thôi. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của công đoàn để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình.

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi 1900.0191.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG