Cho em hỏi :Thỏa thuận của A và B là tự nguyện và hợp pháp nên đã được Tòa án ra quyết định công nhận. Hỏi quan hệ giữa A và B phát sinh trong hòa giải vụ án là quan hệ pháp luật dân sự hay quan hệ pháp luật tố tụng? Vì sao?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự của Công ty luật LVN Group 

   Tư vấn về thỏa thuận giải quyết tranh chấp trong hợp đồng cho vay

  Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.0191

Trả lời:

Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật LVN Group của chúng tôi.Với câu hỏi trên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ,sửa đổi bổ sung năm 2011

2. Nội dung phân tích:

A kiện B đòi mười lăm triệu đồng cho vay. Khi Tòa án hòa giải vụ án giúp A, B thỏa thuận giải quyết tranh chấp thì A và B đã thỏa thuận đc với nhau trong 15 ngày sau B sẽ trả cho A 12 triệu đồng.:Thỏa thuận của A và B là tự nguyện và hợp pháp nên đã được Tòa án ra quyết định công nhận. Hỏi quan hệ giữa A và B phát sinh trong hòa giải vụ án là quan hệ pháp luật dân sự hay quan hệ pháp luật tố tụng? Vì sao?

Xin trả lời đây là quan hệ pháp luật tố tụng dân sự vì:

 Quan hệ pháp luật dân sự :là quan hệ xã hội được các quy phạm dân sự điều chỉnh trong đó các bên tham gia độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý quyền và nghĩa vụ các bền được nhà nước bảo đảm thông qua các biện pháp cưỡng chế.

Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự:Đó là các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các chủ thể khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch… nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, cụ thể có 3 mối quan hệ đó là:

+ Quan hệ giữa giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án với đương sự, người đại 
diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các chủ thể khác có 
liên quan; 

+ Quan hệ giữa giữa Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan thi hành án với nhau; 

+ Quan hệ giữa đương sự với các chủ thể khác có liên quan.

>> Như vậy có thể thấy rõ điểm khác biêt rất lớn giữa quan hệ pháp luật dân sự và quan hệ tố tụng dân sự đó là có yếu tố chủ thể tham gia đó là tòa án.Nếu như trong quan hệ pháp luật dân sự thông thường thì chỉ có các chủ thể tham gia vào mối quan hệ đấy tham gia,còn trong quan hệ tố tụng thì bắt buộc phải có cơ quan xét xử là toàn án.Bởi vì tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự.

Bạn nói tòa án đã đứng ra công nhận quyết định hòa giải cho ông A và ông B thì như vậy là chắc chắn tòa án đã tham gia vào quan hệ này lên đây chắc chắn là qua hệ tố tụng.

Theo khoản 1,2 Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ,sửa đổi bổ sung năm 2011

 Thời hạn chuẩn bị Xét Xử

1. Thời hạn chuẩn bị Xét Xử các loại vụ án được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị Xét Xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trong thời hạn chuẩn bị Xét Xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Tòa án ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án;

d) Đưa vụ án ra Xét Xử.

3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra Xét Xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

Và theo khoản 1 Điều 188 Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự:

.Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group