Hiện tại 2 con tôi đang sinh sống tại nhà đó từ tháng 5/2013. Nay tôi muốn đăng ký hộ khẩu thường trú cho 2 cháu có được không ? Và nếu được thì thủ tục thế nào ?
Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư !
Người gửi: Quoc Khanh
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật dân sựcủa công ty Luật LVN Group.
Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Trả lời:
Chào bác, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đến cho công ty luật LVN Group. Trên cơ sở thông tin bác cung cấp, chúng tôi xin phép được trả lời những thắc mắc của bác như sau:
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thủ đô 2012
– Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013
– Nghị định 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật cư trú
– Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành Nghị định 31/2014/NĐ-CP
Nội dung phân tích:
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 8, Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định về “Điều kiện công dân tạm trú được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương” thì:
“4. Trường hợp đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 19Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô.”
Khoản 4, Điều 19 Luật Thủ đô quy định về các trường hợp được đăng ký thường trú ở nội thành như sau:
“4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:
a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;
b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.”
Khoản 2, 3, 4 Điều 20 Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 quy định như sau:
“2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
…..
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;”
a) Đối chiếu nội dung câu hỏi của bác với những quy định trên đây thì 2 con của bác sẽ được đăng ký thường trú tại Quận Nam Từ Liêm (thuộc nội thành Hà Nội) nếu thỏa mãn 1 trong 2 trường hợp sau:
– Trường hợp thứ 1: 2 con của bác đều đã đi làm tại cơ quan, tổ chức Nhà nước hoặc làm cho cơ quan, tổ chức khác dưới dạng hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp
– Trường hợp thứ 2:2 con của bác phải tạm trú tại nội thành liên tục trong ít nhất 3 năm và có nơi ở hợp pháp theo quy định tại điểm b, Khoản 4, Điều 19 Luật Thủ đô.
Tuy nhiên, do các con bác mới ở quận Nam Từ Liêm từ tháng 5/2013, do đó đến thời điểm hiện tại, các con bác chưa đủ thời gian tạm trú để được đăng ký theo luật định. Như vậy, nếu muốn được đăng ký thường trú theo trường hợp này, thì các con bác phải tiếp tục tạm trú cho tới tháng 5 năm 2016 để thỏa mãn điều kiện về thời gian.
b) Trong trường hợp đã thỏa mãn 1 trong những điều kiện ở trên thì khi đó, để đăng ký thường trú, giấy tờ, trình tự, thủ tục cần được thực hiện như sau:
– Người thực hiện: 1 trong 2 con của bác (đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự) làm đại diện để đăng ký thường trú, khi đó cả 2 người sẽ được cấp chung 1 sổ hộ khẩu.
– Hồ sơ đăng ký thường trú (Khoản 1, Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA) bao gồm:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
+ Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối vớitrường hợp thứ 1, các con bác còn phải chuẩn bị những giấy tờ theo quy định Khoản 3, Điều 7 Thông tư 35/2014/TT-BCA
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước bao gồm một trong các loại giấy tờ, tài liệu theo Điểm a, Khoản 3, Điều 7
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đang làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn tại các cơ quan, tổ chức bao gồm một trong các loại giấy tờ, tài liệu theo Điểm b, Khoản 3, Điều 7
Đối với Trường hợp thứ 2, các con bác phải sẽ phải chuẩn bị thêm giấy tờ như sau:
Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú: là sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an.
– Nơi nộp hồ sơ và cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú: Công an quận Nam Từ Liêm
– Thời hạn đăng ký thường trú: Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
– Thời hạn cấp sổ hộ khẩu: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu còn có điều gì thắc mắc, mời bác vui lòng gửi thư theo địa chỉ này hoặc gọi điện trực tiếp đến tổng đài 1900.0191 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – CÔNG TY LUẬT LVN GROUP