Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi:  1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

 

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành quy định luật hôn nhân gia đình 2014

2. Nội dung tư vấn

 Tục cướp vợ được coi là chế độ lược hôn. Tục này rất phổ biến ở các vùng Tây – Ðông Bắc. Cướp vợ” – một phong tục lâu đời của đồng bào dân tộc Mông thường diễn ra vào mùa xuân. Chàng trai Mông đến chợ, nếu bắt gặp một cô gái và cảm thấy “ưng cái bụng” liền quay về rủ thêm một số thanh niên trong bản tìm bắt cô gái theo mình. Nếu hai người đã có tình ý từ trước thì việc này diễn ra đơn giản. Cô gái sau một hồi chống cự lấy lệ sẽ để chàng trai đưa về nhà… sống thử. Sau đó chàng trai sẽ đưa cô gái về nhà bố mẹ đẻ của cô để làm các nghi lễ cưới hỏi truyền thống.

 Nhưng từ lâu phong tục này đã bị biến dạng. Chỉ vì muốn có thêm người làm, bất chấp con mình còn ít tuổi, nhiều gia đình người Mông đã tổ chức “cướp” con gái nhà người khác làm vợ cho con mình một cách đầy vũ lực chứ không còn mang tính chất thủ tục để hợp thức cái: “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Một khi cô gái đã bị bắt đi, khó lòng quay lại được nữa vì theo tục lệ của người Mông, đã ở nhà trai một đêm thì không được phép trở về nhà cha mẹ đẻ nữa. Sau 3 ngày, nhà trai mới cử người sang nhà gái báo chính thức về chuyện “bắt vợ”.

Theo nghị định 126/2014/NĐ – CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình thì việc áp dụng phong tục tập quán phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định.

Và trong luật hôn nhân và gia đình 2014 có nêu rõ áp dụng tập quán và các nguyên tắc phải đảm bảo tuân theo: 

“Điều 7. Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình

1. Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”

“Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.”

 Đối với tục cướp vợ – một nét đẹp văn hóa của người Mông nói riêng và các dân tộc vùng cao nói chung thì việc xử lí đối với các trường hợp cướp vợ rất khó giải quyết.  Bởi bản chất của việc cướp vợ là khi trai gái đã “ưng cái bụng”, họ sẽ về báo cáo với gia đình hai bên. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, nhà trai sẽ mời ông mối sang nhà gái thưa chuyện rồi làm lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi (hẹn cưới) và cuối cùng là lễ cưới (đón dâu). Nhưng thực tế trong cuộc sống có rất nhiều đôi trai gái yêu nhau mà không lấy được nhau, chủ yếu là cha mẹ cô gái không đồng ý. Vậy nên tục kéo vợ là giải pháp hữu hiệu cho họ.

Như vậy, nếu như trong trường hợp này thì việc xác lập quan hệ vợ chồng vẫn tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ. Tuy nhiên sẽ có nhiều chàng trai lợi dụng luật tục này mà “cướp vợ” thực sự khi phía bên cô gái hoàn toàn không có sự tự nguyện và bị khống chế, miễn cưỡng bởi sức mạnh của phái nhà trai. Trong trường hợp này thì tùy từng trường hợp cụ thể mà tòa án sẽ xem xét có hủy việc kết hôn hay không khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

3. Nguyên tắc áp dụng tập quán

Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì các tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình và không vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì sẽ được áp dụng.
Các bên không có thỏa thuận ở đây được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết.
Theo quy định tại điều 2 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, việc áp dụng tập quán (nếu có) trong hôn nhân gia đình được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.”
 
– Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
– Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng.

4. Đặc điểm của Tập quán

Tập quán là một loại quy phạm xã hội nên nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của quy phạm xã hội. Tuy nhiên, với tư cách là một loại quy phạm xã hội đặc thù, tập quán có những điểm khác biệt cơ bản so với các loại quy phạm xã hội khác. Sự khác biệt đó thể hiện qua một số nét đặc trưng cơ bản như:

4.1. Tập quán không mang tính quyền lực nhà nước

.Tập quán “giống như một con đường mòn do lâu ngày nhiều người cùng đi mà tạo nên. Ở đây, ngoài ước vọng và ý chí chung của cộng đồng thì ta chưa thấy rõ một thế lực nào đó áp đặt, cưỡng chế giống như đối với pháp luật nhà nước”. Quá trình hình thành tập quán và nội dung các tập quán không chịu sự “chỉ đạo” hay “áp đặt” từ nhà nước, không mang tính quyền lực nhà nước như pháp luật. Tập quán được hình thành một cách tự phát trong “nội bộ” cộng đồng như một nhu cầu tất yếu không thể thiếu để duy trì và ổn định trật tự cộng đồng. Với tư cách là một loại công cụ điều chỉnh hành vi của con người, tập quán là những chuẩn mực xã hội, giới hạn hành vi ứng xử của con người sao cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng và được sự “nhất trí” của cả cộng đồng. Tập quán không phản ánh ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một tầng lớp trong xã hội mà nó phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn thể cộng đồng, nhằm ổn định trật tự có lợi cho toàn thể các thành viên trong cộng đồng. Tập quán vì vậy không phải là công cụ để duy trì địa vị thống trị của một giai cấp, tầng lớp nào đó trong xã hội, mà nó là công cụ duy trì trật tự chung của cộng đồng. Chính vì lẽ đó, tập quán được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận một cách đương nhiên với lòng tin về tính công bằng, chính xác của các quy tắc xử sự này.

4.2. Tập quán mang tính cộng đồng

 

Tập quán là sản phẩm của quá trình tích lũy, chắt lọc các kinh nghiệm trong đời sống và sinh hoạt xã hội, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác vì thế nó tồn tại lâu bền trong đời sống xã hội, gần gũi với lối sống và tâm lý của các thành viên trong cộng đồng. Trong chừng mực nhất định, tập quán dường như ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người và trở thành tiêu chuẩn cho hành vi ứng xử của mỗi thành viên trong cộng đồng. Các quy tắc tập quán, vì vậy, thường được các thành viên trong cộng đồng thực hiện một cách tự giác, tự nguyện, ai không thực hiện nghiêm chỉnh sẽ bị dư luận lên án và còn có thể phải chịu những biện pháp trừng phạt của cộng đồng. Chính sức mạnh cưỡng chế tự nhiên của tập quán đã hướng các thành viên trong cộng đồng xử sự phù hợp với các chuẩn mực truyền thống, tạo nên sự gắn kết cũng như sự ổn định trong cộng đồng. Thêm vào đó, sự hình thành của tập quán luôn gắn với một cộng đồng dân cư, một lĩnh vực đời sống nhất định, phù hợp với các điều kiện thực tiễn nên các quy định tập quán thường rất cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng cho mọi thành viên trong cộng đồng, có giá trị thực tiễn cao, phù hợp để điều chỉnh các quan hệ cụ thể mà nó hướng tới.

4.3. Tập quán mang tính đa dạng

 

Sự phong phú, đa dạng của tập quán bắt nguồn từ chính cơ sở hình thành nên loại quy phạm này. Tập quán hình thành, tồn tại gắn liền với hoạt động của con người trên các lĩnh vực khác nhau và có mặt trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội loài người. Tập quán hình thành luôn gắn với một cộng đồng dân cư, một lĩnh vực đời sống nhất định, nhằm mang lại lợi ích, đảm bảo trật tự riêng cho từng cộng đồng mà mỗi một cộng đồng lại hướng đến các lợi ích khác nhau và có các điều kiện kinh tế – xã hội, môi trường văn hóa riêng, do vậy, tập quán của họ cũng khác nhau. Ở Việt Nam với lịch sử hình thành và phát triển hàng ngàn năm cùng với sự đa dạng về văn hóa và sự đa dạng về tộc người, nước ta có một hệ thống các phong tục, tập quán được hình thành, phát triển từ rất sớm và vô cùng đa dạng. Có thể nói, gắn với mỗi bản, mỗi làng, mỗi tộc người là một hệ thống phong tục, tập quán riêng đã được đúc kết, sàng lọc qua nhiều thế hệ, thể hiện nếp sống, nét văn hóa riêng của mỗi bản, mỗi làng, mỗi tộc người ở từng địa phương. Chính sự tồn tại hết sức phong phú, đa dạng của tập quán trong đời sống xã hội là cơ sở thực tiễn, là điều kiện tiên quyết cho việc áp dụng tập quán trong điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng.

4.4. Tập quán mang tính linh hoạt

 

Tập quán là kết quả của quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong đời sống xã hội của mỗi cộng đồng, được truyền từ đời này sang đời khác chủ yếu thông qua thực hành xã hội, do vậy, nhìn chung tập quán thường mang tính ổn định và khó thay đổi. Tuy nhiên, với tư cách là một loại công cụ để quản lý và điều hành xã hội thì tập quán luôn gắn bó mật thiết với các điều kiện thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Chính vì vậy, trong chừng mực nhất định tập quán có khả năng tự biến đổi linh hoạt để thích ứng với sự phát triển của thực tế cuộc sống. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng tạo nên giá trị sử dụng lâu bền của tập quán trong đời sống xã hội. Trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, Rút-xô cũng đã cho rằng, tập quán là một “loại pháp luật” và “luật này mỗi ngày lại thêm sức mới, khi các thứ luật khác đã già cỗi hoặc tắt ngấm thì luật này thắp cho nó lại sáng lên, hoặc bổ sung thay thế nó, duy trì cả dân tộc trong tinh thần thể chế, lẳng lặng đưa sức mạnh của thói quen thay sức mạnh của quyền uy

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group