Tuy nhiên, chính sách BHXH cũng có nhiều sự quan tâm đối với lao động nữ hơn trong việc hưởng một số chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí.

Chế độ hưu trí về cơ bản căn cứ vào hai yếu tố là điều kiện về tuổi đời và điều kiện về thời gian đóng BHXH. Việc quy định tuổi nghỉ hưu được xây dựng trên cơ sở người lao động phải có thời gian nhất định tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động, đă đóng BHXH đủ một quăng thời gian theo quy định và có độ tuổi nhất định phù hợp với thực tế nước ta hiện nay. Trong các điều kiện này, điều kiện về tuổi đời giữ một vị trí đặc biệt trong việc xây dựng chế độ hưu trí. Tuổi nghỉ hưu bắt đầu khi t́nh trạng sức khoẻ của người lao động giảm sút và kết thúc ở các thời điểm khác nhau tuỳ thuộc sức khoẻ của mỗi cá nhân trong mỗi ngành nghề, lĩnh vực công tác khác nhau. Xác định hợp lư tuổi nghỉ hưu không chỉ có ư nghĩa quan trọng về chính trị, xă hội mà c̣n đảm bảo cân đối quỹ BHXH lâu dài. Bởi nếu giảm tuổi nghỉ hưu (không đồng thời với các điều chỉnh khác như điều chỉnh mức hưởng, mức đóng …) th́ quỹ BHXH tăng thời gian chi lương hưu, đồng thời giảm thu BHXH của mỗi người lao động sẽ là không phù hợp với một số nhóm lao động nữ c̣n có khả năng tiếp tục lao động, có nhu cầu phục vụ, cống hiến như lao động nữ làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, quản lư…. C̣n nếu tăng tuổi nghỉ hưu sẽ giảm bớt thời gian chi trả từ quỹ BHXH, đồng thời tăng nguồn đóng góp cho quỹ, đảm bảo hơn sự ổn định và cân đối quỹ BHXH lâu dài. Tuy nhiên, việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ không phù hợp với một số nhóm lao động nữ trực tiếp sản xuất, làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại có hại tới sức khỏe. V́ vậy, việc xác định tuổi nghỉ hưu phải trên cơ sở tổng hợp của các nhân tố kinh tế, xă hội, lịch sử của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7)gọi:1900.0191

Những năm gần đây, trên thế giới cùng với sự phát triển kinh tế – xă hội, các nhân tố về mức sống tăng cao, y tế và các dịch vụ xă hội phát triển, nên tuổi thọ của con người kéo dài hơn, đă trở thành sức ép đối với quỹ BHXH. Nhiều nước đă quy định tăng tuổi nghỉ hưu, nhằm giảm độ dài thời gian chi trả từ quỹ BHXH, có như vậy quỹ BHXH mới có thể cân đối và ổn định được lâu dài.

Ở Việt Nam gần đây có nhiều ư kiến khác nhau về vấn đề tuổi nghỉ hưu đối với người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng, trong đó tập trung vào hai ư kiến chính:

– Tuổi nghỉ hưu của nữ c̣n thấp chưa thể hiện quyền b́nh đẳng giữa nam và nữ, nhất là lao động nữ trong khu vực HCSN (quản lư Nhà nước, nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế…). Để đảm bảo b́nh đẳng giữa nam và nữ th́ cần phải nâng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60 tuổi, bằng với tuổi nghỉ hưu của nam giới.

– Để đảm bảo cân đối thu – chi quỹ BHXH lâu dài, nếu giữ nguyên mức đóng, mức hưởng như hiện nay th́ phải tăng tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ.

Từ trước đến nay, nói chung pháp luật về BHXH ở Việt Nam đều quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nữ sớm hơn nam là 5 tuổi nếu cùng điều kiện lao động: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện làm việc, môi trường làm việc và mức suy giảm khả năng lao động mà người lao động có thể nghỉ việc sớm hơn tuổi quy định. Cơ sở khoa học để có quy định độ tuổi nghỉ hưu của nữ sớm hơn hơn 5 năm là căn cứ vào tâm sinh lư, chức năng sinh đẻ, chăm sóc gia đ́nh và công tác xă hội của lao động nữ.

Theo số liệu thống kê về số người nghỉ hưu trong ba năm từ năm 2005-2007, cho thấy:

So với số người nghỉ hưu trong năm, nữ chiếm 57,8% – nam chiếm 42,2%. Trong đó, độ tuổi từ 40 tuổi trở xuống nữ chiếm 0,05% – nam chiếm 0,08%; từ trên 40 đến đủ 45 tuổi nữ chiếm 2,1% – nam chiếm 1,25%; từ trên 45 tuổi đến đủ 50 tuổi nữ chiếm 34,23% – nam chiếm 4,92%; từ trên 50 tuổi đến đủ 55 tuổi nữ chiếm 26,5% – nam chiếm 44,8%; từ trên 55 tuổi đến đủ 60 tuổi nữ chiếm 36,84% – nam chiếm 25,4%; từ trên 60 tuổi trở lên nữ chiếm 0,30% – nam chiếm 23,5%.

Tuổi nghỉ hưu b́nh quân chung 53 tuổi (nam là 55 tuổi, nữ là 51 tuổi); tuổi thọ b́nh quân của người nghỉ hưu là 72,5 tuổi (nam là 71,1 tuổi; nữ là 73,9 tuổi). Thời gian hưởng lương hưu b́nh quân là 19,5 năm (nam là 16,1 năm, nữ là 22,9 năm).

Qua số liệu thống kê trên nổi lên mấy vấn đề đáng quan tâm sau:

– Hầu hết số lao động nữ nghỉ hưu trong ba năm từ năm 2005-2007 đều nghỉ hưu ở độ tuổi từ 50 – 55 tuổi, điều này cho thấy, cùng với sự ổn định và phát triển kinh tế – xă hội của đất nước, điều kiện sức khỏe của lao động nữ được nâng cao, việc làm của lao động nữ cũng dần được ổn định, không có những biến động lớn về đời sống xă hội, tạo cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng có điều kiện và mong muốn được lao động, công tác dài hơn.

– Số lao động nữ nghỉ hưu ở độ tuổi dưới 45 chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng số lao động nữ về hưu. Như vậy, số lao động nữ về hưu khi tuổi đời c̣n trẻ không nhiều, trong số này chủ yếu là lao động nữ làm việc trong điều kiện môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, dẫn đến suy giảm khả năng lao động.

– Tuổi thọ b́nh quân của lao động nữ sau khi nghỉ hưu cao hơn nam, trong khi đó tuổi nghỉ hưu b́nh quân đối với nữ thấp hơn nam. Do vậy, thời gian hưởng lương hưu của nữ dài hơn nam.

– Số lao động nữ nghỉ hưu ở độ tuổi từ 60 trở lên chiếm tỷ trọng rất nhỏ, một mặt do quy định của chính sách, nhưng phần lớn lao động nữ, những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất không đủ sức khoẻ để làm việc đến tuổi 60.

Qua phân tích t́nh h́nh thực tế đối tượng nghỉ hưu trong những năm gần đây cho thấy tuổi nghỉ hưu của người lao động là phạm trù tổng hợp do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động tới và chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế – xă hội của đất nước. Do vậy, không thể áp đặt một cách chủ quan và duy ư chí v́ một yếu tố nào đó để điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu đối với người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng mà phải nghiên cứu, xem xét một cách khoa học để lựa chọn phương án chính sách tốt nhất đề xuất cho việc hoạch định chính sách BHXH đối với người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Trên cơ sở đó, chúng tôi có một số ư kiến và kiến nghị sau:

– Mức sống của người Việt Nam hiện nay được nâng cao, sức khoẻ của người lao động và tuổi thọ b́nh quân được nâng lên nhiều so với trước. Do vậy, hoàn toàn có thể nghiên cứu, xem xét nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động cao hơn so với quy định của pháp luật hiện hành.

– Quy định tuổi nghỉ hưu thấp đối với lao động nữ sẽ gây lăng phí rất lớn về lực lượng lao động, tăng chi phí về BHXH và ảnh hưởng đến sự công bằng xă hội. V́ đa số lao động nữ ở độ tuổi 40-50 có sức khoẻ, tŕnh độ lao động và khả năng lao động tốt, mong muốn được cống hiến nhiều hơn. Hàng tháng nhận lương hưu nhưng vẫn tham gia lao động sản xuất và các hoạt động xă hội khác. Tuy nhiên quy định tuổi nghỉ hưu thấp hơn đối với lao động nữ nói riêng và người lao động nói chung vẫn cần áp dụng đối với những người làm công việc, ngành, nghề đ̣i hỏi có sức khỏe tốt hoặc ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe làm suy giảm khả năng lao động sớm.

– Vấn đề nâng tuổi nghỉ hưu đối với một số nhóm lao động nữ làm công tác quản lư, nghiên cứu khoa học, y tế, giáo dục… nói riêng và lao động nữ nói chung cần được nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc, bởi nó liên quan đến quyền lợi, nguyện vọng về sức khỏe của lao động nữ và truyền thống gia đ́nh với đặc điểm giới tính và vai tṛ làm vợ, làm mẹ của phụ nữ Việt Nam và trong tổng thể chung về tuổi nghỉ hưu của lao động nữ trong các lĩnh vực công tác khác nhau.

– Xét về điều kiện kinh tế -xă hội của nước ta hiện nay việc nâng độ tuổi nghỉ hưu đối với người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng nhằm tăng lực lượng lao động xă hội để làm ra nhiều sản phẩm, tạo sự giàu có cho xă hội là điều cần thiết. Khi đất nước c̣n nghèo th́ mọi người càng phải làm việc nhiều hơn, thời gian nghỉ hưu phải ít hơn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng t́nh h́nh kinh tế thế giới, nhiều khó khăn do sức ép thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp cao ở cả thành thị và nông thôn nên đây cũng là vấn đề cần cân nhắc và nghiên cứu kỹ.

Từ phân tích trên, trong một vài năm tới cần sửa Luật Lao động và Luật BHXH theo hướng lao động nữ từ 55 tuổi đến 60 tuổi, có 20 năm đóng BHXH được nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí. Quy định này vừa phù hợp với sức khỏe, các nhóm ngành nghề khác nhau, đồng thời vẫn có sự ưu đăi với lao động nữ. Từ quy định này Chính phủ có căn cứ hướng dẫn phù hợp với tùng nhóm lao động nữ.

Để đảm bảo cân đối và ổn định lâu dài quỹ BHXH, ngoài việc điều chỉnh mức đóng và mức hưởng cho phù hợp th́ vấn đề điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ cũng phải được thực hiện theo chiều hướng tăng dần và tăng đều độ tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ so với quy định hiện hành. Trong 10 năm tới tuổi nghỉ hưu của nam và nữ có thể nâng lên 5 năm. Tuy nhiên, quá tŕnh điều chỉnh này phải nằm trong bối cảnh kết hợp hài hoà các yếu tố kinh tế – xă hội và tâm lư người lao động và phải có một lộ tŕnh điều chỉnh hợp lư./.

SOURCE: TẠP CHÍ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ – NGUYỄN ANH MINH – Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam

Trích dẫn từ: http://www.tapchibaohiemxahoi.org.vn/

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)